Sự cần thiết của việc thực hiện quyền trẻ e mở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm của hồ chí minh vào việc thực hiện quyền trẻ em ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 49)

7. Kết cấu luận văn

1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em và sự cần thiết của việc

1.2.2. Sự cần thiết của việc thực hiện quyền trẻ e mở Việt Nam

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tƣơng lai của đất nƣớc. Việc “Tạo dựng môi trƣờng sống an toàn, lành mạnh mà ở đó tất cả trẻ em đều đƣợc bảo vệ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, tạo cơ hội để các em đƣợc tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển” 2

là một trong những mục tiêu quan trọng, là mối quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nƣớc ta, của toàn xã hội và của mỗi gia đình.

Nhƣ đã chỉ ra trong Tuyên ngôn về Quyền trẻ em năm 1924: “do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần đƣợc bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trƣớc cũng nhƣ sau khi ra đời”. Nhận thức rõ sự cần thiết phải bảo vệ trẻ em, bảo vệ những quyền cơ bản của trẻ em. Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã có quan điểm và chính sách nhất quán về

2Tiết a mục 1 Điều 1 Quyết định số 267/QĐ-TTg, ngày 22/2/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc Phê duyệt Chƣơng trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015.

quyền trẻ em, về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Điều này, đƣợc coi là một trong những nhiệm vụ trong tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và địa phƣơng, là vấn đề chiến lƣợc và mọi chính sách về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngay từ những năm 40 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nƣớc đã có chủ trƣơng đảm bảo các quyền cơ bản của nhân dân và trong đó có cả quyền trẻ em. Năm 1946, Việt Nam đã chủ trƣơng ghi nhận về bảo vệ trẻ em (Điều 14, 18). Quan điểm nhất quán về chăm lo và bảo đảm quyền trẻ em đƣợc thể hiên xuyên suốt trong các lần thay đổi Hiến pháp. Chính sách của Đảng về công tác chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em đƣợc thể hiện trong các văn kiện của Đảng. Chẳng hạn nhƣ Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thƣ TW Đảng khóa VII(ngày 04/07/1994) “ về tăng cƣờng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Chỉ thị số 55 – CT/TW của bộ chính trị khóa VIII (ngày 28/6/2000) “về tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ở cơ sở với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Quan điểm của Đảng về chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em đƣợc thể hiện rất đậm nét trong Chỉ thị số 55 - CT-TW của bộ chính trị khóa VIII (ngày 28/6/2000) thể hiện rõ các quan điểm của Đảng sau đây:

Thứ nhất, chăm lo đến con ngƣời phát triển toàn diện năng lực cá nhân và bản chất của chế độ xã hội ta, là động lực và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình là tƣơng lai của đất nƣớc, là lớp ngƣời kế tiếp sự nghiệp của tổ tiên, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn bộ hệ thống chính trị.

Thứ tƣ, quyền trẻ em là một bộ phận không thể tách rời quyền con ngƣời, quyền của trẻ em luôn đi đôi với trách nhiệm và bổn phận của trẻ em; coi trọng và thực hiện đầy đủ quyền đƣợc sống và phát triển của trẻ em trong một môi trƣờng lành mạnh; chống mọi biểu hiện xâm hại đến quyền trẻ em là trách nhiệm hàng đầu của Nhà nƣớc.

Thứ năm, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tôn trọng và bảo đảm quyền trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu thuộc về gia đình Nhà nƣớc và toàn xã hội.

Thứ sáu, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đƣợc coi là nhiệm vụ hàng đầu cũng nhƣ lâu dài là ƣu tiên thƣờng xuyên đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền và có sự phối hợp hành động của các ngành, các đoàn thể và sự tham gia tự giác của mỗi gia đình cũng nhƣ toàn cộng đồng.

Thứ bảy, giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục thế hệ trẻ là mục tiêu trọng yếu của công tác chăm lo đến sự phát triển con ngƣời toàn dân.

Những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã tập trung chủ yếu ở một số nội dung nhƣ hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tăng cƣờng truyền thông, giáo dục, vận động xã hội; vận động nguồn lực dành cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; công tác kiểm tra, giám sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về trẻ em; thực hiện phối hợp liên ngành trong thực hiện quyền trẻ em và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Nhà nƣớc dựa theo khả năng năng lực kinh tế của mình phải thi hành các biện pháp thích hợp, cha mẹ, ngƣời giám hộ, ngƣời chịu trách nhiệm về trẻ em thực hiện quyền này. Trƣờng hợp cần thiết phải thực hiện chƣơng trình hỗ trợ và giúp đỡ vật chất,với các nhu cầu thiết yếu cho ăn, ở, mặc, đảm bảo phục hồi việc nuôi dƣỡng từ cha mẹ hay ngƣời giám hộ, ngƣời có trách nhiệm về tài chính đối với trẻ em.

Trong các cuộc xung đột vũ trang phải đảm bảo những quy tắc về luật nhân đạo không để trẻ em dƣới 15 tuổi trực tiếp tham gia vào chiến sự, không tuyển mộ trẻ vào lực lƣợng vũ trang.

Chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em là thực hiện sự nghiệp trồng ngƣời, vì lợi ích lâu dài của đất nƣớc. Từ nhiều năm qua, trẻ em nƣớc ta đã và đang hƣởng sự chăm lo chu đáo “dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất”. dù trong hoàn cảnh nào trẻ em chúng ta vẫn đƣợc hƣởng sự phát triển về giáo dục,

chăm sóc y tế, sự quan tâm cải thiện đời sống, vật chất, tinh thần ngày càng đƣợc nâng cao. Các cơ sở vui chơi, giải trí đƣợc nâng cấp, xây mới và phát triển thêm nhiều điểm ở cộng đồng. Trẻ mồ côi, khuyết tật, lang thang, đặc biệt trẻ bị chất độc màu da cam đƣợc quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện.

Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tƣơng lai của đất nƣớc, là lớp ngƣời kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày 13-9-1958, khi phát biểu tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II và cấp III toàn Miền Bắc, Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo, phát triển quan điểm của Quản Trọng: “Thập niên chi kế mạc nhi thụ mộc, bách niên chi kế mạc nhi thụ nhân”. Ngƣời căn dặn các giáo viên: “Vì lợi ích mƣời năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng ngƣời”. [52, tr.528]

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm chiến lƣợc “trồng ngƣời”. Ngƣời từng nói: Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Nên, Ngƣời chỉ rõ sự cần thiết phải chăm lo, bồi dƣỡng thế hệ trẻ (thanh niên, thiếu niên, nhi đồng), để phục vụ sự nghiệp cách mạng.

“Trồng ngƣời” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng. Xuất phát từ quan niệm coi con ngƣời là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định đối với sự thành bại của cách mạng, là mục tiêu và động lực của cách mạng, Hồ Chí Minh hết sức coi trọng chiến lƣợc con ngƣời. Con ngƣời phải đƣợc đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, nhằm phát huy cao nhất mọi tiềm năng của con ngƣời.

Ngƣời luôn ý thức thanh niên là rƣờng cột của quốc gia, tuy nhiên ngƣời chỉ ra rằng muốn có một thế hệ thanh niên ƣu tú thì trƣớc hết chúng ta phải quan tâm đến các cháu thiếu niên, nhi đồng. Vì vây, chiến lƣợc “trồng ngƣời” vừa mang tính thƣờng xuyên, vừa mang tính cơ bản lâu dài.

Hồ Chí Minh là ngƣời cũng sớm có ý thức bảo vệ quyền trẻ em. Ngƣời chỉ rõ, thiếu niên nhi đồng là chủ tƣơng lai của đất nƣớc. Vì vậy, cần chăm sóc về mọi mặt: sức khỏe, học tập, vui chơi giải trí và các hoạt động đoàn thể và ngƣời luôn đặt niềm tin vào chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc

Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm, chăm lo đến thế hệ trẻ, đặc biệt là công tác giáo dục đào tạo, bồi dƣỡng họ thành lớp ngƣời thừa kế, tiếp tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của nhân dân. Trong bản “Di chúc”, Ngƣời viết: “Bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. [56, tr. 612]

Với Ngƣời, bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau không chỉ quan trọng mà còn “rất quan trọng”. Bởi vì thế hệ trẻ (thanh niên, thiếu niên, nhi đồng), thế hệ cách mạng có vai trò vô cùng to lớn. Bất cứ một quốc gia dân tộc và chế độ xã hội nào muốn tồn tại phát triển đều phải quan tâm đến thế hệ trẻ, sự phát triển của thế hệ trẻ chẳng những liên quan đến vận mệnh và tƣơng lai của đất nƣớc, của dân tộc mà còn ảnh hƣởng đến tƣơng lai của nhân loại. Do vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lƣợng quan trọng của mỗi quốc gia.

Công tác đào tạo bồi dƣỡng thế hệ trẻ chính là nhằm mục tiêu xây dựng con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa.Vì vậy phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, lâu dài đáp ứng đƣợc những yêu cầu cần thiết của thời đại. Theo Ngƣời, cách mạng càng phát triển càng đ òi hỏi đông đảo đội ngũ cán bộ các thế hệ, dân trí phải đƣợc nâng cao, giáo dục phải phát triển để làm nhiệm vụ chăm lo bồi dƣỡng các thế hệ cách mạng, trong đó đặc biệt quan trọng là thế hệ trẻ (thanh niên, thiếu niên, nhi đồng).

Ngay ngày khai trƣờng đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, tháng 9/1945, Ngƣời nhấn mạnh, trong việc xây dựng đất nƣớc giàu mạnh để theo kịp các nƣớc khác trên hoàn cầu, nƣớc nhà mong chờ ở học sinh rất nhiều: “Non sông Việt Nam có trở nên tƣơi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bƣớc tới đài vinh quang để sánh vai với các cƣờng quốc năm châu đƣợc hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”[42, tr. 35]

Lời căn dặn, lời động viên học sinh học tập tốt ngay từ ngày khai trƣờng đầu tiên của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhƣng cũng có một sự thật là

hơn tám mƣơi năm nô lệ dƣới ách thống trị của thực dân Pháp đã biến nƣớc ta trở thành một nƣớc lạc hậu về mọi mặt. Kinh tế sa sút, què quặt. Hơn chín mƣơi phần trăm (90%) dân số mù chữ, nạn đói vừa cƣớp đi 1/10 dân số, nhiều tệ nạn xã hội đang bóp nghẹt nèn văn hóa đất nƣớc: nghiện hút, nghiện rƣợu, mê tín dị đoan... Không những thế, nhiều kẻ thù chính trị còn đang lăm le tái chiếm nƣớc ta: Pháp, Tƣởng, Anh... Chính quyền ta vừa thành lập còn non trẻ và gặp nhiều hiểm nguy. Nhƣng Ngƣời vẫn hi vọng, tin tƣởng và thấy rõ lực lƣợng quyết định sự nghiệp xây dựng đất nƣớc chính là thế hệ trẻ(thanh niên, thiếu niên, nhi đồng), Với những lời lẽ thiết tha xúc động, Hồ Chí Minh đã làm cho các thế hệ học sinh nhận thức rõ hơn về trách nhiệm học tập của mình đối với đất nƣớc.

Nhƣ vậy, trẻ em là búp măng non, là thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc nhƣng trên thực tế hầu hết trẻ em chƣa nhận thức đƣợc vị trí, vai trò của mình. Vì vậy cần thiết phải có sự quan tâm, hƣớng dẫn trẻ em thực hiện các quyền cơ bản của mình. Đồng thời, gia đình nhà trƣờng và xã hội có trách nhiêm bảo vệ các quyền cơ bản chính đáng của trẻ em. Điều này đã đƣợc Hồ Chí Minh nhận thức và thực hiên từ rất sớm.

Tiểu kết chƣơng I

Một cách khái quát, chúng ta nhận thấy rằng, quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em thể hiện ở việc bênh vực, bảo vệ và đảm bảo những quyền cơ bản cho trẻ em. Ngƣời cũng luôn giác ngộ mọi ngƣời kể cả trẻ em ý thức về quyền và nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo quyền trẻ em, trong việc đấu tranh và xây dựng một xã hội mới đảm bảo mọi quyền trẻ em. Song ở mỗi giai đoạn cách mạng, trọng tâm đấu tranh của Ngƣời có một nội dung cụ thể. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, nặng về tố cáo đấu tranh cho giải phóng dân tộc. Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 tƣ tƣởng Ngƣời thể hiện chủ yếu ở đấu tranh xây dựng xã hội mới để giải phóng con ngƣời.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em thể hiện tinh thần cơ bản phải thực hiện: “đầu tiên là công việc đối với con ngƣời”, “tất cả vì con ngƣời”. Trong khi thực hiện những công việc vì con ngƣời, việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ phải giữ một vị trí quan trọng. Chính vì yêu thƣơng con ngƣời, xây dựng tƣơng lai của con ngƣời mà Hồ Chí Minh đã đấu tranh giải phóng con ngƣời và bảo vệ chăm sóc, giáo dục con ngƣời, trƣớc hết là trẻ em.

Những quan điểm của Hồ Chí Minh về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thể hiện tƣ tƣởng của Ngƣời về độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Nó bao gồm những vấn đề phong phú mà bƣớc đầu chúng ta đi sâu tìm hiểu những điểm chủ yếu nhất, tập trung nhất. Nói một cách khái quát quan điểm Hồ Chí Minh về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nổi bật lên về những quyền cơ bản của trẻ em và trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc, xã hội, nhà trƣờng gia đình đối với trẻ em. Quan điểm này thể hiện cô đọng nhất chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh về quyền trẻ em.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm của hồ chí minh vào việc thực hiện quyền trẻ em ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)