Một số kiến nghị nhằm thực hiện quyền trẻ e mở Việt Nam giai đoạn hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm của hồ chí minh vào việc thực hiện quyền trẻ em ở việt nam hiện nay (Trang 82 - 103)

2.1.1 .Thành tựu

2.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện quyền trẻ e mở Việt Nam giai đoạn hiện

hiện nay (Qua khảo sát một số trƣờng mầm non tƣ thục khu vực Hà Nội)

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con ngƣời. Việc thiếu quan tâm đến giáo dục mầm non chính là sự bỏ lỡ cơ hội cải thiện triển vọng cho trẻ em. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là

một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi ngƣời. Ở nƣớc ta, Đảng và Nhà nƣớc cũng luôn coi trọng giáo dục mầm non . Trong buổi lễ giới thiệu và giao nhiệm vụ cho tân Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đã lƣu ý: “So với các bậc học khác, đến nay chúng ta chƣa lo đƣợc nhiều cho giáo dục mầm non. Đây là một mảng còn yếu của giáo dục Việt Nam mà Bộ trƣởng và toàn ngành cần cố gắng khắc phục trong thời gian ngắn nhất”

Giai đoạn trẻ em từ 0-6 tuổi có vị trí cực kỳ quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ. Do vậy để đảm bảo sự nghiệp giáo dục mầm non, vừa có thể mở rộng đƣợc quy mô, vừa có thể nâng cao chất lƣợng theo mục tiêu đào tạo của bậc học, vấn đề có ý nghĩa quan trọng đặt ra là phải phát triển đồng bộ, mạng lƣới trƣờng lớp và tăng cƣờng cơ sở vật chất trƣờng học, nâng cao chất lƣợng đội ngũ. Đó là điều kiện thiết yếu ban đầu cho hoạt động chăm sóc, giáo dục mầm non.

Quy mô của giáo dục mầm non ngày càng tăng thu hút hầu hết các cháu trong độ tuổi mầm non đến trƣờng việc đầu tƣ cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non cũng đang đƣợc đảng và nhà nƣớc ta quan tâm. Hệ thống các trƣờng lớp mầm non đang đƣợc xây dựng sửa chữa. Các trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng đang từng bƣớc đựợc bổ sung và hiện đại hóa cho phù hợp với yêu cầu giáo dục. Các loại hình giáo dục mầm non cũng đang đƣợc đa dạng hóa. Có nhiều loại hình các trƣờng mầm non. Hiện tại nƣớc ta đang tồn tại những loại hình giáo dục mầm non nhƣ: trƣờng mầm non công lập và các trƣờng mâm tƣ. Chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đƣợc nâng cao và đảm bảo những yêu cầu khoa học của việc nuôi dậy trẻ. Các phƣơng thức chăm sóc giáo dục trẻ đã đƣợc đa dạng hóa theo những phƣơng pháp khoa học đã nghiên cứu và đƣợc công nhận. Nội dung và phƣơng thức giáo dục mầm non đƣợc đổi mới theo phƣơng thức học thông qua chơi. Qua các hoạt động của trẻ nội dung học tập đã đƣợc lồng ghép vào cho phù hợp

với lứa tuổi của các em, tạo điều kiện cho trẻ phát huy hết những tiềm năng vốn có của mình.

Theo Hồ Chí Minh, bảo vê, chăm sóc và giáo dục trẻ em là bổn phận, trách nhiệm của mọi ngƣời. Nếu không có các thế hệ kế tiếp nhau, giữ gìn và phát triển những thành tựu đạt đƣợc thì xã hội không thể tồn tại. Các thế hệ trẻ em nối tiếp nhau sáng tạo và kế thừa những di sản quý báu của nhân loại để phát triển thế nhƣng trên thực tế sự quản lý của Nhà nƣớc với giáo dục mầm non còn lỏng lẻo thiếu sự phối hợp của các cấp các ngành. Việc nhà nƣớc giao trách nhiệm quản lý giáo dục mầm non cho cấp xã, phƣờng điều đó cho thấy vai trò của giáo dục mầm non chƣa đƣợc nhìn nhận đúng đắn. Hệ thống các trƣờng mầm non bán công các trƣờng mầm non tƣ thục phát triển tràn lan tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhƣng không đảm bảo đƣợc chất lƣợng dạy và học cũng nhƣ các cơ sở vật chất khác dẫn đến tình trạng nhiều bậc phụ huynh không có sự tin tƣởng khi đƣa con mình đến lớp. Ở những vùng nông thôn và miền núi khó khăn nhiều xã còn nghèo không có đủ kinh phí để chi trả cho giáo viên mầm non, dẫn đến lòng yêu nghề yêu trẻ của giáo viên bị giảm bởi chỉ dựa vào số lƣơng ít ỏi mà họ nhận đƣợc thì họ không thể đảm bảo đƣợc cộng sống.

Quy mô của giáo dục mầm non chƣa đƣợc mở rộng hợp lý, các loại hình giáo dục mầm non chƣa phát triển hợp lý cho phù hợp với yêu cầu của một nền giáo dục hiện đại, do vậy phần gốc của cây giáo dục vẫn còn khá yếu và chƣa đạt mức chuẩn so với thế giới. Giáo dục mầm non vẫn là bậc học đƣợc coi là bị bỏ quên chính vì vậy cả Nhà nƣớc và nhân dân không chú trọng đến việc nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non có nghĩa là không chú trọng đến việc tạo ra một cái gốc chắc chắn cho nền giáo dục.

Tình trạng quá tải cũng là vấn đề mà ngành giáo dục mầm non cần phải giải quyết. Hiện tại điều kiện cơ sở vật chất ở nƣớc ta chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Mặc dù đang đƣợc nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ nhƣng vẫn chƣa đáp ứng

đƣợc nhu đặc biệt ở các thành phố lớn. Tình trạng quá tải dẫn đến việc không đảm bảo đƣợc chất lƣợng giáo dục.

Quá tải cũng dẫn đến việc các trƣờng mầm non tƣ thục đua nhau mở ra mà không đảm bảo đƣợc chất lƣợng. Các bậc cha mẹ phải bấm bụng gửi con đến các cơ sở tƣ nhân trong khi vẫn còn lo về vấn đề chất lƣợng. Thực tế các vụ bạo hành xảy ra gần đây đều đƣợc phát hiện tại các trƣờng mầm non tƣ thục cũng nói rõ những tiềm ẩn trong chất lƣợng giáo dục tƣ thục. Bên cạnh đó các trƣờng mầm non tƣ thục thƣờng thu học phí tràn lan và không đƣợc quản lý dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các bậc phụ huynh.

Đội ngũ giáo viên của ngành giáo dục mầm non đang bị thiếu về số lƣợng và kém về chất lƣợng, đời sống của giáo viên mầm non hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn do chƣa có sự quan tâm sâu sát của các cấp chính quyền và ngành giáo dục, vấn đề đời sống của các cán bộ giáo viên ngành mầm non cũng cần đƣợc quan tâm hơn. Các giáo viên mầm non đang phải làm việc rất vất vả trong khi đồng lƣơng thì bèo bọt không đáp ứng đƣợc nhu cầu cuộc sống.

Theo quan điểm của Ngƣời thì trẻ em sinh ra có quyền đƣợc học tập vui chơi nhƣng trên thực tế hiện nay, toàn bộ hệ thống nhà trẻ, chăm sóc trẻ dƣới 36 tháng tuổi đã phải giải tán, trong khi nhu cầu chăm sóc trẻ dƣới 36 tháng rất cao, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, ngƣời dân không có điều kiện để thuê ngƣời giúp việc, cũng không phải nhà nào cũng có ông bà trông con cho và càng không thể cho con học ở những trƣờng ngoài công lập đắt tiền. Cả nƣớc chỉ có gần 20% nhà trẻ công lập thực hiện nhận trẻ 24 tháng tuổi trở lên. Do vậy, trẻ hầu hết học tại các nhóm trẻ gia đình, lớp học mầm non. Nhƣng làm sao để bảo đảm quyền cho các cháu khi học ở những cơ sở này khi không có sự giám sát chặt chẽ.

Trong bài nói với lớp đào tạo cán bộ mẫu giáo, chủ tịch Hồ Chí Minh trong lời căn dặn với giáo viên mẫu giáo Ngƣời nói:

“Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm đƣợc thế thì trƣớc hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy đƣợc các cháu. Dạy trẻ cũng nhƣ trồng cây non. Trồng cây non đƣợc tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành ngƣời tốt. Công tác giáo viên và mẫu giáo có khác nhau, nhƣng cùng chung một mục đích đào tạo những ngƣời công dân tốt, cán bộ tốt cho Tổ quốc, cho chủ nghĩa xã hội. Điều trƣớc tiên là dạy các cháu về đạo đức. Anh chị em giáo viên và mẫu giáo cần luôn luôn gƣơng mẫu về đạo đức để các cháu noi theo.” [52, tr. 286]

Theo Ngƣời làm giáo viên mẫu giáo là thay mẹ dạy trẻ ,là phải kiên trì bền bỉ dỗ dành trẻ, thế nhƣng trên thực tế có một số giáo viên mẫu giáo đã đi ngƣợc lại với đạo đức nghề nghiệp, chƣa bao giờ ngành giáo dục mầm non đƣợc quan tâm nhƣ hiện nay. Đặc biệt là sau một loạt vụ bạo hành trẻ nhỏ đƣợc phanh phui gần đây.

Từ những yêu cầu bức thiết trên thì ngành giáo dục mầm non cần:

Đầu tƣ ngân sách cho giáo dục mầm non nhiều hơn, tạo sự bình đẳng giữa các cấp giáo dục nhằm phát triển ngành giáo dục mầm non một cách toàn diện và hiêu quả .

Nâng cao chất lƣợng chăm sóc, giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để nhà trƣờng mầm non phát huy tầm ảnh hƣởng của mình đến với cộng đồng. Chất lƣợng nuôi dƣỡng, giáo dục của nhà trƣờng có đảm bảo, trẻ em có khoẻ mạnh và phát triển tốt thì vai trò của nhà trƣờng mới đƣợc phụ huynh và cộng đồng thừa nhận. Vì vậy, nâng cao chất lƣợng chăm sóc nuôi dạy trẻ phải là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu của các trƣờng mầm non. Đầu tƣ cơ sở vât chất cho giáo dục mầm non về cả số lƣợng và chất lƣợng, dần xóa bỏ các cơ sở không đảm bảo chất lƣợng, mầm non cơ sở vật chất còn ở mức tạm bợ nhƣ dùng nhà ở làm trƣờng mầm non tƣ thục không có sân chơi bãi tập cho trẻ. Đảm bảo những điều kiện tối thiểu cho các trẻ có thể chơi và học.

Có một thực tế là hầu hết giáo viên mầm non tƣ thục ở nƣớc ta có trình độ thấp, trong đó chủ yếu là trình độ trung cấp mầm non chỉ có một số cơ sở

chất lƣợng có giáo viên trình độ cao hơn là cao đẳng, liên thông đại học …Trong khi đó, để làm tốt chức trách của một giáo viên mầm non là điều không đơn giản. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có chính sách đào tạo và thu hút nhân lực có trình độ, đào tạo và bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thƣờng xuyên đặc biệt là giáo viên ở các trƣờng mầm non tƣ thục.

Đồng thời, tiến hành công tác điều tra, khảo sát, tổng hợp thực trạng về trình độ đội ngũ theo các biểu mẫu đã quy định. Đồng thời tiến hành kiểm tra rà soát, lập bảng thống kê trình độ chuyên môn, về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên.

Cần chăm lo cho đội ngũ giáo viên ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, góp phần quan trọng nâng cao chất lƣợng trong giáo dục mầm non, cần sớm xây dựng các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích và phát hiện, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh những bất cập trong chế độ chính sách đãi ngộ đối với giáo viên, nhất là những chính sách về tiền lƣơng và phụ cấp và chế độ bảo hiểm của các giáo viên ở các trƣờng mầm non tƣ thục.

Đồng thời, cần xử lý nghiêm minh những giáo viên mầm non có hành vi bạo hành trẻ để răn đe, ngăn chặn các trƣờng hợp tƣơng tự thì phần lớn giải pháp khắc phục thuộc về cơ quan quản lý. Trong đào tạo giáo viên mầm non, rõ ràng Bộ giáo dục và đào tạo, các trƣờng sƣ phạm phải chú trọng hơn việc giáo dục đạo đức, trách nhiệm cũng nhƣ lòng yêu thƣơng con trẻ. Trong việc bảo đảm các điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ, phải sớm giải quyết tình trạng thiếu trƣờng thiếu lớp, quá tải sĩ số ở bậc mầm non. Đặc biệt, trách nhiệm quản lý nhà nƣớc phải rõ ràng hơn, hiệu quả hơn.

Tiểu kết chƣơng 2

Nói tóm lại, sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là sự nghiệp lớn lao và hệ trọng, đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nƣớc và xã hội.

Đảm bảo quyền trẻ em cho mọi trẻ em đƣợc sống trong môi trƣờng an toàn, lành mạnh và thân thiện; Giảm thiểu bất bình đẳng về mức sống, về cơ hội phát triển giữa các nhóm trẻ em khác nhau; Tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc trong xã hội liên quan đến ngƣợc đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột, sao nhãng trẻ em, mại dâm trẻ em, trẻ em nghiên ma túy, vi phạm phát luật... đảm bảo ổn định trật tự xã hội.

Vì vậy, xây dựng và phát triển hệ thống bảo vệ quyền trẻ em đƣợc coi là một trong các ƣu tiên hàng đầu của Việt Nam. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo đảm quyền trẻ em đƣợc sống hạnh phúc, vừa là mục tiêu, vừa là động lực và tƣơng lai phát triển bền vững đất nƣớc. Đây là một quá trình và sự nghiệp quốc gia, đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp đồng bộ, hiệu quả trách nhiệm và hoạt động của toàn hệ thống chính trị với sự nỗ lực của gia đình, nhà trƣờng và toàn xã hội, cũng nhƣ các nguồn lực trong nƣớc và quốc tế.

KẾT LUẬN

Quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em là một bộ phận của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣợc hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Ngƣời. Vì vậy, khi nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói chung và quan điểm Hồ Chí Minh về quyền trẻ em nói riêng phải có sự hiểu biết nhất định về mặt phƣơng pháp luận. Quan trọng hơn phải biết vận dụng linh hoạt tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống của mình

Quan điểm Hồ Chí Minh về quyền trẻ em không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn thể hiện bằng hành động, ở việc đề ra các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, biện pháp cụ thể trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ ở nƣớc ta.

Suốt một đời chăm lo những việc lớn của đất nƣớc, Hồ Chí Minh vẫn là ngƣời quan tâm hơn bất cứ ai đến việc chăm sóc con trẻ, đến việc trồng ngƣời: ''Vì lợi ích mƣời năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng ngƣời''. Tình yêu trẻ thơ của Bác là mối tình cảm sâu sắc, rộng lớn xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo cao cả với ý thức rõ rệt là các cháu sẽ là những ngƣời tiếp tục sự nghiệp của cha ông, những ngƣời trực tiếp xây dựng xã hội tƣơng lai. Tình yêu đó, sự quan tâm đặc biệt đó, còn bắt nguồn từ lý tƣởng cao đẹp của Ngƣời: suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp vĩ đại: giải phóng dân tộc, giải phóng con ngƣời. Ở Ngƣời, quan điểm về bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em sớm trở thành một bộ phận của thƣởng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội văn minh, dân giàu, nƣớc mạnh. Dân tộc không đƣợc giải phóng thì trẻ em không đƣợc bảo vệ, chăm sóc, không đƣợc hƣởng các quyền lợi cơ bản của mình. Đất nƣớc không đƣợc giàu mạnh thì trẻ em không đƣợc ấm no, hạnh phúc.

Do đó, bảo vệ quyền trẻ em là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Hƣớng dẫn, khuyến khích trẻ em tham gia thực hiện

các quyền cơ bản nhằm giúp cho trẻ em hƣởng đƣợc những lợi ích thiết thực và chính đáng. Đảm bảo trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình và tƣơng lai của dân tộc, là lớp măng non kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Anh (2006), Từ những lời dạy của Bác Hồ nghĩ về công tác giáo dục và chăm sóc trẻ em hôm nay, Toàn cảnh sự kiện-Dư luận, (số 191, tr. 24-25).

2. Mai Anh (2002), Quyền trẻ em, Nxb Thế giới, Hà Nội.

3. Nguyễn Trọng An (Chủ biên) (2012), Công tác chăm sóc trẻ em trong

thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Vũ Anh (1960), Hồi ký Bác Hồ, Nxb Văn học, Hà Nội.

5. (2004), Áp dụng quyền trẻ em vào nhà trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hôi Đảng toàn quốc lần thứ X

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm của hồ chí minh vào việc thực hiện quyền trẻ em ở việt nam hiện nay (Trang 82 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)