Hoạt động tái cấu trúc bộ máy thực hiện chức năng đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc các viện chuyên ngành nhằm hoàn thiện chức năng đào tạo của viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 40 - 48)

9. Kết cấu của luận văn

2.2. Kết quả tái cấu trúc để hoàn thiện chức năng đào tạo tại Viện Hàn lâm Khoa học

2.2.1. Hoạt động tái cấu trúc bộ máy thực hiện chức năng đào tạo

Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, các viện nghiên cứu chuyên ngành đang lúng túng trong việc tìm hƣớng đi cho mình để đứng vững và phát triển khi nhà nƣớc đang cắt dần chế độ bao cấp của nền kinh tế kế hoạch tập trung trƣớc đây. Từ thực tế đó, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã

nhận thấy rằng việc tái cấu trúc hệ thống tổ chức các viện nghiên cứu là rất cần thiết.

Bảng 2.1: Đánh giá mức độ cần thiết đối với việc tái cấu trúc các viện chuyên ngành (Đơn vị: %)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Kết quả khảo sát đã cho thấy, đa số các cá nhân đƣợc hỏi đều ý kiến cần thiết (khoảng 53% ý kiến) phải tái cấu trúc các viện chuyên ngành để nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Điều này là một tất yếu khách quan và sự ra đời của các Khoa thuộc Học viện Khoa học xã hội Việt Nam là kết quả của tái cấu trúc rõ nét nhất các viện chuyên ngành để hoàn thiện chức năng đào tạo tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thời gian vừa qua đã thể hiện yêu cầu đó của thực tế.

Có thể chia q trình tái cấu trúc các viện chuyên ngành ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thành một số giai đoạn nhƣ sau:

- Giai đoạn trước năm 2010, giai đoạn trước khi có Học viện Khoa học xã hội

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, trƣớc tình hình và nhiệm vụ mới của cách mạng trong cả nƣớc, với hệ thống hiện có các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu và đội ngũ cán bộ khoa học gồm hàng nghìn ngƣời tốt nghiệp tiến sĩ, phó tiến sĩ, có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ chun mơn vững, nƣớc ta đã

0 5 10 15 20 25 30 35 Rất khơng cần thiết Không cần thiết

tổ chức đào tạo trên đại học ở trong nƣớc Thực hiện mục tiêu đào tạo sau đại học này, năm 1978, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học (trình độ tiến sĩ) cho 07 viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm

Khoa học Xã hội Việt Nam gồm: 1. Viện Triết học; 2. Viện Kinh tế học; 3. Viện Văn học; 4. Viện Khảo cổ học; 5. Viện Sử học; 6. Viện Ngôn ngữ học; 7. Viện Dân tộc học.

Tiếp theo sau đó, năm 1985, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học (trình độ tiến sĩ) cho 02 viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam là Viện Nhà nƣớc và Pháp luật và Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ).

Đây là những cơ sở đào tạo sau đại học đầu tiên trên tồn quốc đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ.

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực và phát triển của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, từ năm 1993 cho đến khi thành lập Học viện Khoa học xã hội, lần lƣợt 08 viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học (trình độ tiến sĩ):

1. Viện Nghiên cứu Hán Nôm; 2. Viện Kinh tế thế giới;

3. Viện Xã hội học; 4. Viện Tâm lý học;

6. Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian (nay là Viện Nghiên cứu Văn hoá)8; 7. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á;

8. Viện Nghiên cứu Con ngƣời.

Từ năm 1991, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ,

06/17 cơ sở đào tạo sau đại học nói trên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội

Việt Nam đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, đó là: Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Thành

phố Hồ Chí Minh (nay là Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ), Viện Nghiên cứu Văn hố, Viện Nghiên cứu Hán Nơm và Viện Xã hội học.

Công tác đào tạo sau đại học tại 17 cơ sở đào tạo thuộc Viện Hàn lâm

Khoa học Xã hội Việt Nam đã đƣợc tổ chức thực hiện theo đúng định hƣớng mục tiêu đào tạo đƣợc khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VII): Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước, nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ có trình độ học vấn vững vàng, thuần thục nghề nghiệp, có trình độ chun mơn cao, có khả năng độc lập, sáng tạo trong giảng dạy, trong nghiên cứu khoa học; thường xuyên bổ sung, nâng cao và cập nhật kiến thức mới cho người tốt nghiệp đại học và sau đại học để theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ trong nước và thế giới. Cho

đến khi Học viện Khoa học xã hội đƣợc thành lập, tại 17 cơ sở đào tạo sau đại

học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã đào tạo đƣợc cho cả nƣớc 1.850 tiến sĩ và thạc sĩ, gồm 967 tiến sĩ, và 883 thạc sĩ, góp phần quan

trọng phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội, bổ sung đội ngũ cán bộ khoa học xã hội có trình độ học vấn, chun môn cao cho đất nƣớc.

Đầu những năm 2000, trƣớc yêu cầu của phát triển đất nƣớc, đào tạo cán bộ có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ ở nƣớc ta lại càng trở nên cấp bách. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam có một đội ngũ rất lớn các cán bộ, viên chức khoa học có đủ năng lực về đào tạo sau đại học. Số cán bộ, viên chức có học hàm, học vị khoa học làm công tác giảng dạy này là những nhà nghiên cứu khoa học nên rất thuận lợi trong việc truyền thụ những kiến thức cơ bản, có hệ thống

về khoa học xã hội và nhân văn cũng nhƣ kỹ năng và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, gợi mở cho ngƣời học những định hƣớng khoa học mới. Đây là điều rất cần thiết đối với nghiên cứu sinh và học viên cao học. Một vấn đề hết sức cấp bách đƣợc đặt ra đối với công tác đào tạo sau đại học của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam lúc này là sự hẫng hụt về nguồn đào tạo. Sự phối hợp về đào tạo thạc sĩ với các trƣờng đại học ở một số viện nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng này làm hạn chế kết quả đào tạo và nghiên cứu của các viện nghiên cứu trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

Việc nâng tầm hoạt động đào tạo sau đại học ở các cơ sở đào tạo sau đại học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam là vấn đề rất cấp thiết, trong đó có việc đề xuất thành lập cơ sở đào tạo sau đại học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ đào tạo và cấp bằng thạc sĩ và tiến sĩ về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật; quản lý thống nhất các hoạt động đào tạo sau đại học của các cơ sở đào tạo thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Đánh giá về tính cấp thiết của việc xây dựng học viện, một đơn vị đào tạo chuyên nghiệp tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã thu đƣợc các kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.2: Sự cần thiết về đào tạo nguồn nhân lực KHXH (Đơn vị:%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Từ yêu cầu thực tế và sự chuẩn bị kỹ lƣỡng, tại Công văn số 3228/VPCP- KG ngày 13 tháng 6 năm 2002, Phó Thủ tƣớng Phạm Gia Khiêm thay mặt Thủ tƣớng Chính phủ đã “yêu cầu Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn quốc gia

làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo để xử lý việc đào tạo và cấp bằng thạc sĩ”.

Thực hiện cơng văn này của Chính phủ, sau khi đã làm việc với lãnh đạo Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia và Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Cơng văn số 6374/SĐH ngày 28 tháng 7 năm 2003 trình Thủ tƣớng Chính phủ: “Để Trung tâm Khoa học

Xã hội và Nhân văn Quốc gia và Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia được độc lập đào tạo trình độ thạc sĩ và cấp bằng thạc sĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Chính phủ thành lập cơ sở đào tạo thạc sĩ (có thể là trường đào tạo thạc sĩ hay trường sau đại học) thuộc hai Trung tâm”.

Ngày 11 tháng 8 năm 2003, tại Công văn số 3871/VPCP/KG, Phó Thủ tƣớng Phạm Gia Khiêm thay mặt Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo: “Giao cho Bộ

Giáo dục và Đào tạo xem xét, đề xuất giải pháp cụ thể về việc đào tạo thạc sĩ của Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia và Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 8 năm 2003 ”.

Ngày 11 tháng 4 năm 2005, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 76/2005/QĐ-TTg Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020, trong đó rất coi trọng cơng tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực từ năm 2005 đến năm 2010 và đồng ý để Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thí điểm tổ chức đào tạo và cấp bằng thạc sĩ.

Ngày 22 tháng 4 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Trong Nghị định đó, Chính phủ đã trực tiếp giao nhiệm vụ cụ thể cho Viện Khoa học Xã hội Việt Nam “đào tạo và cấp bằng

Ngày 08 tháng 5 năm 2008, Thủ tƣớng Chính phủ ký Cơng văn số 677/TTg-TCCV về việc thành lập Học viện Khoa học xã hội trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Thủ tƣớng Chính phủ khẳng định: “Đồng ý

về nguyên tắc việc thành lập Học viện Khoa học xã hội trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam”.

- Giai đoạn thành lập Học viện Khoa học xã hội

Học viện Khoa học xã hội đƣợc thành lập theo Quyết định số 35/QĐ-TTg ngày 10/01/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ, đánh dấu một bƣớc phát triển hoạt động đào tạo sau đại học về khoa học xã hội tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của cả nƣớc. Chính sự ra đời của Học viện Khoa học xã hội thể hiện quyết tâm đổi mới liên tục, trong suốt một thời gian dài, là kết quả tái cấu trúc, hoàn thiện, sắp xếp lại bộ máy của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Với câu hỏi: Ơng/Bà có mong muốn tái cấu trúc Viện nghiên cứu nhằm thực hiện chức năng đào tạo hay không?,đề tài

đã thu đƣợc tới hơn 80% ý kiến mong muốn tái cấu trúc.

Bảng 2.3: Mong muốn tái cấu trúc (Đơn vị: %)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã chuẩn bị đủ các điều kiện, lập Đề án khả thi thành lập Học viện Khoa học xã hội trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và trình Thủ tƣớng

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Khơng

Chính phủ phê duyệt. Ngày 10/01/2010, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định số 35/QĐ-TTg thành lập Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

Nhƣ vậy có thể thấy, hoạt động tái cấu trúc các viện chuyên ngành để hoàn thiện chức năng đào tạo tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã đƣợc triển khai liên tục và có sự chỉ đạo sát sao, quyết tâm chính trị của lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc và đội ngũ cán bộ, quản lý, ngƣời lao động tại các viện trực thuộc. Sự ra đời của Học viện Khoa học xã hội bƣớc đầu đã cho thấy sự hoàn thiện chức năng đào tạo của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Chức năng đào tạo đã đƣợc xác lập chính thức và có hệ thống. Cụ thể, theo Điều 1 của Quyết định số 35/QĐ-TTg ngày 10/01/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ đã quy định: Học viện Khoa học xã hội là cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo

dục quốc dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, có chức năng đào tạo và cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật; quản lý thống nhất các hoạt động đào tạo sau đại học của các cơ sở đào tạo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học về khoa học xã hội; tư vấn về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

- Sự phối hợp giữa Học viện Khoa học xã hội với các viện chuyên ngành

Có thể nói, khi thành lập Học viện Khoa học xã hội, chức năng đào tạo của các viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tuy cịn tồn tại nhiều hạn chế nhƣng đã có sự thay đổi đáng kể. Học viện Khoa học xã hội là đầu mối thực hiện chức năng quản lí, tổ chức thống nhất các hoạt động đào tạo sau đại học tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, kết hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo, đƣa công tác đào tạo sau đại học tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam lên một tầm cao mới, góp phần đào tạo nguồn nhân lực khoa học xã hội có trình độ và chất lƣợng cao, phát triển tiềm lực khoa học xã hội của cả nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc các viện chuyên ngành nhằm hoàn thiện chức năng đào tạo của viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)