Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc các viện chuyên ngành nhằm hoàn thiện chức năng đào tạo của viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 80 - 86)

9. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp và kiến nghị về tiếp tục tái cấu trúc các viện chuyên ngành để

3.2.2. Một số kiến nghị

- Đối với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Thành lập một bộ phận chức năng để tham mƣu, giúp việc cho Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam về công tác đào tạo. Theo đó cần thành lập Ban Đào tạo trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam để thực hiện chức năng điều phối đào tạo sau của toàn bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội.

Ban hành quy định về cơ chế phối hợp giữa các viện chuyên ngành với Học viện Khoa học xã hội trong công tác đào tạo để đảm bảo sự liên thông giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo. Trong đó nhấn mạnh đến vai trị, chức năng của các viện nghiên cứu trong việc phân công nhân lực tham gia đào tạo, đánh giá, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ cho đào tạo.

Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn giai đoạn 2015 - 2020, định hƣớng đến 2030 làm căn cứ cho việc thiết kế các chƣơng trình đào tạo phù hợp.

- Đối với các viện nghiên cứu chuyên ngành

Để phát huy tốt hơn vai trị trong cơng tác đào tạo, các viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cần:

1) Đa dạng hóa các hình thức tƣơng tác giữa Viện với cơ sở đào tạo;

2) Đặc biệt cần coi trọng việc xây dựng, nâng cao năng lực của nghiên cứu khoa học;

3) Cần có những nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu, gắn với thực tiễn để phục vụ đắc lực cho việc đổi mới nội dung đào tạo;

4) Cần phải đề cao trách nhiệm xã hội, trách nhiệm đào tạo của đội ngũ nhân lực thông qua việc nâng cao chất lƣợng, phƣơng pháp giảng dạy;

5) Quan tâm đến việc xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh; chuẩn hóa và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học; tiếp tục phát huy thế mạnh và chất lƣợng đào tạo đã có; tăng cƣờng cơng bố kết quả nghiên cứu khoa học gắn với định hƣớng đào tạo của Học viện Khoa học xã hội.

- Đối với Học viện Khoa học xã hội

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân

lực khoa học xã hội và nhân văn chất lƣợng cao cho đất nƣớc và các viện nghiên cứu chuyên ngành;

+ Có phƣơng thức phát huy vai trò và trách nhiệm của các viện chuyên ngành trong công tác đào tạo;

+ Tập trung xây dựng chiến lƣợc đào tạo và phát triển Học viện Khoa học xã hội giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 dựa theo chuẩn mực khu vực và thế giới;

+ Tiếp tục củng cố, bồi dƣỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý đào tạo, hành chính và nghiệp vụ khác đáp ứng yêu cầu đào tạo của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển.

Kết luận Chương 3:

Tái cấu trúc các viện chuyên ngành để hoàn thiện chức năng đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Để công tác này đƣợc thực hiện hiệu quả, quan điểm chung nhất là cần đặt quá trình này trong tổng thể chiến lƣợc phát triển của Viện và có tính đến đặc thù của từng đơn vị/ Viện nghiên cứu. Giải pháp cơ bản để tiếp tục tái cấu trúc là cần phải tập trung vào: Tổ chức – quản lý; nội dung, chƣơng trình đào tạo; nguồn lực và cơng tác tƣ tƣởng.

KẾT LUẬN

Với các điều bất cập nhƣ hiện trạng công tác đào tạo của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đang có vấn đề cần hồn thiện; cấu trúc của các viện chuyên ngành đang bất cập chƣa tạo đƣợc mối liên kết giữa nghiên cứu-đào tạo-sản xuất; dƣới tác động của các chính sách buộc các viện với tƣ cách là một hệ thống phải thích nghi nên tái cấu trúc là cần thiết.

Tái cấu trúc để hoàn thiện chức năng đào tạo của các viện nghiên cứu chuyên ngành vừa là nhu cầu tự thân, vừa là đòi hỏi của xã hội nhằm khắc phục tình trạng chƣa đƣợc thực hiện bài bản, chồng chéo và manh mún, tính hệ thống và chuẩn tắc chƣa cao.

Sử dụng sức mạnh tổng hợp của các viện nghiên cứu chuyên ngành để cho Học viện Khoa học xã hội làm tốt chức năng đào tạo sau đại học.Tận dụng triệt để nguồn nhân lực nghiên cứu, tạo môi trƣờng cho các học viên sau đại học tham gia nghiên cứu các đề tài tại các viện chuyên ngành nhằm năng cao chất lƣợng đào tạo.

Tái cấu trúc có vai trị quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, sử dụng nguồn lực của các viện nghiên cứu; đáp ứng yêu cầu phát triển của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và địi hỏi của xã hội; góp phần đào tạo nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ phát triển đất nƣớc; tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo. Do tầm quan trọng nhƣ vậy nên quá trình tái cấu trúc các viện nghiên cứu chuyên ngành nhằm hoàn hoàn thiện chức năng đào tạo cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Đồng thời phải bám sát với những định hƣớng, chiến lƣợc, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc và các chiến lƣợc phát triển của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (Vietnam Academy of Social Sciences - VASS) - có tiền thân từ Ban nghiên cứu Lịch sử - Địa lý – Văn ra đời cách

đây hơn 60 năm. Với cơ cấu tổ chức đồ sộ, Viện Hàn lâm đã và đang thực hiện chức năng đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc. Thành tựu nổi bật trong công tác này là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã từng bƣớc tái cấu trúc bộ máy, con ngƣời, hoạt động đào tạo để nâng cao chất lƣợng đào tạo. Tuy nhiên, trong quá trình

tiến hành tái cấu trúc cũng đã bộc lộ nhiều bất cập. Quan điểm cơ bản là cần xác định, tái cấu trúc các viện chuyên ngành để hoàn thiện chức năng đào tạo cần phải hƣớng đến việc xây dựng và Phát triển Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam trở thành cơ quan nghiên cứu, đào tạo về khoa học xã hội và nhân văn ngang tầm quốc tế, góp phần định hƣớng sự phát triển nền khoa học xã hội và nhân văn của đất nƣớc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm giải pháp tái cấu trúc các viện chuyên ngành bằng cách điều phối các nguồn lực: nhân lực, cơ sở vật chất, học liệu của các viện chuyên ngành để phục vụ cho công tác đào tạo Học viện Khoa học xã hội đề tài hƣớng tới đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động tái cấu trúc tại các viện nghiên cứu chuyên ngành nhằm hoàn thiện chức năng đào tạo ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam dựa trên phạm vi hoạt động tái cấu trúc các nguồn lực tại các viện nghiên cứu chuyên ngành để tập trung vào chức năng đào tạo sau đại học của Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Để tiếp tục tái cấu trúc các viện chuyên ngành nhằm từng bƣớc hoàn thiện chức năng đào tạo, thời gian tới, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cần quan tâm thực hiện các giải pháp về tổ chức- quản lý, nguồn lực, đổi mới nội dung, chƣơng trình đào tạo, thay đổi nhận thức, v.v. Cụ thể Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cần ban hành quy chế, quy định sử dụng các nguồn nhân lực của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cũng nhƣ quy chế sử dụng nguồn nhân lực, vật lực tại các viện chuyên ngành, đồng thời tăng cƣờng chức năng đào tạo của Học viện Khoa học xã hội thông qua nhu cầu của các viện chuyên ngành cũng nhƣ kiến nghị hành lập ban điều hành đào tạo, có chức năng điều phối đào tạo đồng thời xác định rõ vai trò của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, viện chuyên ngành, Học viện Khoa học xã hội một cách cụ thể trong việc tham gia đào tạo. Chỉ có nhƣ vậy, quá trình tái cấu trúc mới đạt đƣợc thành công nhƣ các mục tiêu đã đề ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (2012), Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 /

11 / 2012 về phát triển khoa học và cơng nghệ phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

2. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị Trung ƣơng 9 Khóa X (2009) Nghị quyết 31-NQ/TW "Về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm

tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng";

3. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị Trung ƣơng 6 khóa XI (2012), Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 về phát triển khoa

học và cơng nghệ phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

4. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII (2017), Nghị

quyết số 19-NQ/TW, ngày 27/10/2017 của về về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp;

5. Bộ Chính trị (1991), Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị

về KH&CN trong sự nghiệp đổi mới;

6. Chính phủ (2004), Đề án Kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học và các viện nghiên cứu;

7. Chính phủ (2005), Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 / 9 / 2005 quy định

cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ cơng lập; 8. Chính phủ (2008), Nghị định số 53/2008/NĐ-CP, ngày 22 /4 /2008 về quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam;

9. Chính phủ (2010), Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20 /9/2010 sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định số 11/5/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 / 5 / 2007 về doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ;

10. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-

2020;

11. Chính phủ (2012), Nghị định số 109/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

12. Chính phủ (2013), Nghị định số 217/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều

của Nghị định số 10/9/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam;

13. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về Quy định

cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

14. Chính phủ (2017), Nghị định 99/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 Quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam;

15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X,

XI và XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

16. Học viện Khoa học xã hội (2010), Chiến lược phát triển Học viện Khoa học xã

hội 2010 – 2020;

17. Học viện Khoa học xã hội (2015), Học viện Khoa học xã hội: 5 năm xây dựng

và phát triển;

18. Ngô Thị Việt Nga (2015), Luận án tiến sỹ: Tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp

may của tập đoàn dệt may Việt Nam;

19. Phan Lệ Nga (2015), Tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện Nghiên cứu và phát

triển vùng trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo nghị định 115/2005/NĐ-CP;

20. Phạm Thị Bích Ngọc (2010), Tái cấu trúc các viện nghiên cứu và triển khai, nghiên cứu trường hợp tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

21. Quốc hội (2013), Luật Khoa học và Công nghệ;

22. Bạch Tân Sinh (2003), Đánh giá mơ hình chuyển đổi của tổ chức nghiên

cứu và phát triển, Báo cáo tóm tắt đề tài cấp Bộ;

23. Phạm Huy Tiến (2016), Tái cấu trúc các viện nghiên cứu để thực hiện chức năng đào tạo (http://gust.edu.vn/media/25/ufxem-tai-day25815.pdf);

24. Thủ tƣớng Chính phủ (2005), Quyết định số 76/2005/QĐ-TTg, ngày 11/4/2005,

Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

25. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/ 4/2012 về

việc phê duyệt Chiến lược phát triển Khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2011- 2020;

26. Thủ tƣớng Chính phủ (2015), Quyết định số Nghị định 109/2012/NĐ-CP ngày

26/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam;

27. Thủ tƣớng Chính phủ (2015), Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 13/4/2015 phê

duyệt Quy hoạch định hướng phát triển Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

28. Thủ tƣớng Chính phủ (2016), Quyết định số 171/QĐ-TTg, ngày 27/01/2016 về “Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030”;

29. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020;

30. Viện nghiên cứu chiến lƣợc và chính sách khoa học và cơng nghệ (2001), Vai

trị nhà nước trong hoạch định chính sách đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển, Báo cáo tóm tắt Dự án SAREC-97;

31. Viện Nghiên cứu và Đào tạo quản lý (2005), Tinh hoa quản lý, Hà Nội;

32. James Canton (2011), Những xu hướng hàng đầu sẽ định hình lại thế giới trong

20 năm tới, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh;

33. Jay W.Lorsch (1976), Organization and Environment, Harvard Business School Research Colloquium;

34. P.Drucker (2001), Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI, Nxb Trẻ,

Thành phố Hồ Chí Minh;

35. Toru Hashimoto, Stefan Hell và Sang – Woo Nam (2008) , Nghiên cứu và đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc các viện chuyên ngành nhằm hoàn thiện chức năng đào tạo của viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 80 - 86)