.Trên lĩnh vực Kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại trung á từ năm 2001 đến năm 2012 (Trang 55 - 65)

Do Trung Á là khu vực có nguồn tài nguyên năng lượng rất phong phú, hơn nữa về trữ lượng dầu khí, biển Caspi được mệnh danh là “Vùng Vịnh thứ hai” của thế giới, nên càng làm cho cuộc chiến tranh giành giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực này càng trở nên gay gắt. “Một cuộc chiến giành giật dầu lửa vừa mới triển khai ở khu vực Trung Á, không phải chỉ do nguyên nhân thiếu hụt cung ứng dầu lửa hiện tại mà là sự để ý đến an ninh năng lượng trong một thời gian khá dài từ nay về sau, đó là mối lo ngại về cung ứng năng lượng trong tương lai30.

Nguồn dầu khí Trung Á chia làm hai bộ phận: Nguồn năng lượng trên lục địa và nguồn năng lượng dưới đáy biển Caspi. Phần năng lượng trên lục địa, theo thống kê, ba nước Kazakhstan là 19,8 tỷ thùng và Turkmenistan là 2,4 tỷ thùng. Trữ lượng khí đốt của Turkmenistan là 8.400 m3, Kazakhstan là 1.500 m3. Theo dự tính của các chuyên gia, năm

29

2010 sản lượng khai thác dầu mỏ khu vực Trung Á là khoảng 3.400.000 thùng/ngày, trong đó xuất khẩu 2.500.000 thùng/ngày31.

Nhưng cũng chính vì dầu mỏ, ngay từ xa xưa khu vực Trung Á đã trở thành vùng đất tranh giành giữa các nước. Năm 1918, cuộc chiến tranh giành dầu mỏ Trung Á nổ ra giữa Anh, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1942, hơn 3 triệu quân Đức tấn công Liên Xô cũng nhằm chiếm đoạt nguồn dầu mỏ của Trung Á, Iran và Iraq, mở đường khống chế toàn bộ nguồn ở dầu mỏ ở vùng Vịnh, nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ chiến tranh, nhưng quân Đức cuối cùng đã bị thất bại. Một nhà chiến lược người Anh đã đưa ra nhận định: Kẻ nào khống chế được “Khu vực trung tâm” (Chỉ Trung Á và khu vực lân cận), thì kẻ đó sẽ khống chế được “nóc nhà thế giới” (Chỉ lục địa Á – Âu). “Bất kể là do lợi ích kinh tế hay lợi ích địa chính trị, tương lai Trung Á sẽ trở thành vũ đài đấu tranh giành năng lượng giữa các nước trên thế giới”32.

Sự phát hiện ra nguồn dầu khí Trung Á, nếu nhìn vào thời hạn ngắn thì thấy nó đã làm thị trường dầu lửa thế giới giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Đơng. Nếu nhìn vào thời hạn dài thì nó có thể làm cho dầu lửa sống lâu thêm với tư cách là nguồn năng lượng của kinh tế, giúp cho nhân loại có thời gian chuẩn bị tốt cho các nguồn năng lượng tiếp nối thay thế trong thời đại hậu dầu lửa.

Tuy nhiên, chính vì tầm quan trọng của dầu khí Trung Á, nơi đây dang diễn ra một cuộc cạnh tranh và hợp tác, đấu tranh và thỏa hiệp chưa từng có từ trước đến nay giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc đang khát nguồn năng lượng để cung cấp cho nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, Mỹ tìm cách giảm phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ Trung Đông và Nga “thiết tha” khai thác các tuyến đường vận chuyển tiềm năng cho các nguồn năng lượng của mình thơng qua Trung Á.

Cuộc cạnh tranh trên lĩnh vực năng lượng chủ yếu là dùng các biện pháp giành quyền khai thác, vận chuyển dầu mỏ ở khu vực này và đảm bảo được sự an toàn cho tuyến

31 Thông tấn xã Việt Nam (20/03/2004), “Trung Á-tiêu điểm mới của cuộc đại chiến dầu mỏ”, Tài liệu tham khảo đặc

biệt trang 5

32

Thông tấn xã Việt Nam (20/03/2004), “Trung Á-tiêu điểm mới của cuộc đại chiến dầu mỏ”, Tài liệu tham khảo đặc

đường vận chuyển.

Trong cuộc đối đầu với Trung Quốc về năng lượng, Mỹ nỗ lực xây dựng ảnh hưởng với các nước trong khu vực nhằm hướng tới hạn chế Trung Quốc kiểm sốt dầu khí ở Trung Á.

Ngay từ khi Liên Xô mới giải thể, ngoại trưởng Mỹ lúc đó đã hai lần đến thăm Trung Á và định ra chính sách Trung Á “tuần tự tiệm tiến”. Cùng với sự phát hiện nguồn dầu lửa khổng lồ, chính sách “tuần tự tiệm tiến” được thúc đẩy nhanh chóng. Mỹ tun bố vùng đất này có lợi ích kinh tế rộng lớn, chính sách Trung Á biến thành lợi ích thương mại bảo hộ cho bản thân người đầu tư, đồng thời tranh thủ khai thác nguồn năng lượng. Năm 1991, công ty dầu lửa Castro của Mỹ đi đầu gõ cửa các quốc gia Trung Á và đã đạt được một hợp đồng khai thác có số vốn lớn. Hiện nay có 7 cơng ty dầu lửa xun quốc gia của Mỹ đang hoạt động tại khu vực Trung Á. Để tìm điểm đặt chân ở khu vực Trung Á, đầu tiên Mỹ đã chọn Kazakhstan làm “bạn đồng minh chủ chốt ở khu vực Trung Á”. Hiện nay, Mỹ đã được quyền khai thác các mỏ dầu đã thăm dị có trữ lượng 7 tỷ thùng ở Kazakhstan.

Để bảo vệ dầu lửa to lớn của Mỹ tại Trung Á (quy mô đầu tư của Mỹ ở khu vực này chỉ đứng sau lợi ích dầu mỏ tại Trung Đơng), tháng 9/1997, 500 binh lính thuộc sư đồn đổ bộ số 82 của quân đội Mỹ lần đầu tiên đến Trung Á, tiến hành diễn tập quân sự liên hợp. Chính sách của Mỹ phát triển các nguồn năng lượng ở Trung Á và Nam Caucasus gắn liền với việc ủng hộ đầu tư tư nhân của Mỹ, thúc đẩy an ninh năng lượng Phương Tây bằng cách đa dạng hóa các nguồn cung ứng, phản đối việc xây dựng các đường ống dẫn dầu đi qua Iran. Ngay cả trước khi xảy ra vụ 11/9, báo cáo của Tổng thống Mỹ tháng 5/2001 đã đề xuất rằng việc khai thác dầu ở khu vực mà cịn phải giúp điều hịa tình trạng cung ứng phập phù trên thế giới về dầu hỏa.

Tuy vậy, chính sách của Mỹ mang tính hai mặt, vừa thúc đẩy sự đa dạng hóa các nguồn cung ứng dầu hỏa và bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ tại Trung Á, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc đối với việc kiểm soát nguồn cung ứng này.

Quốc lại nỗ lực hướng tới tạo dựng lòng tin với các nước Trung Á.

Khơng có vị thế mang tính “độc quyền” như Nga, khơng rót tiền đầu tư một cách ào ạt như Mỹ, Trung Quốc chọn cách tăng cường hợp tác song phương, tạo dựng lòng tin với các quốc gia Trung Á để tìm chỗ đứng vững chắc trong ngành khai thác dầu khí ở Trung Á. Gần đây, một số chuyên gia Trung Quốc đã lập luận chứng chiến lược năng lượng “hướng Tây” của Trung Quốc. Họ cho rằng, bất kể vị trí địa lý, hay là vấn đề cung ứng và an ninh vận tải, so với Trung Đông và Châu Phi, Trung Á vẫn là nguồn cung ứng dầu mỏ lý tưởng của Trung Quốc. Như vậy, có thể giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Đơng và tăng thêm cơ số về an ninh năng lượng. Đồng thời, sự ràng buộc về năng lượng có thể tăng cường lòng tin giữa Trung Quốc và khu vực Trung Á, bảo đảm hoàn chỉnh và an ninh vùng biên giới phía Tây của Trung Quốc.

Thực tế từ mấy năm trước, Trung Quốc đã bắt đầu mở rộng hợp tác năng lượng với các nước Trung Á. Tháng 9/2000, Trung Quốc và Kazakhstan đã ký hiệp định khai thác dầu ở phía đơng biển Caspi, tổng giá trị hợp đồng là 9,5 tỷ USD. Năm 2001, Tập đồn dầu khí Trung Quốc đã ký kết hiệp định với tập đoàn dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên của Nga về việc hợp tác xây dựng đường ống dẫn dầu từ vùng Angaska phía Bắc kéo dài xuống phía Nam của Nga sang mỏ Đại Khánh của Trung Quốc, với tổng chiều dài là 2.400 km.

Điều đáng chú ý là trong cuộc chiến tranh giành quyền khai thác dầu lửa ở Trung Á, Trung Quốc đã tỏ rõ tài năng của mình. Nhận thấy các quốc gia Trung Á rất thiếu vốn đầu tư cho việc khôi phục và phát triển công nghiệp năng lượng và chính phủ các nước này đang ráo riết tiềm kiếm nguồn đầu tư nước ngoài. Và các nhà đầu tư Trung Quốc đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội này.

Trong cuộc cạnh tranh với các công ty dầu lửa lớn Phương Tây, Trung Quốc đã dành được quyền khai thác mỏ dầu “Yiuchinli mới” nằm ở phía Đơng biển Caspi thuộc Kazakhstan. Mỏ dầu này có trữ lượng 1,5 tỷ thùng, mỏ dầu lớn thứ 2 của Kazakhstan. Mối quan tâm của Trung Quốc tới Tajikistan cũng không hề nhỏ. Công ty liên doanh thăm dị và chế biến dầu khí của Trung Quốc và Uzbekistan đã được thành lập. Có thể nói thắng lợi

của chính sách năng lượng Trung Quốc ở Trung Á đã thực sự làm các cường quốc như Nga, Mỹ và Châu Âu chạnh lịng ghen tỵ. Năm 2005, Cơng ty Dầu mỏ quốc gia hải ngoại của Trung Quốc (CNOOC) đã mua công ty sản xuất dầu mỏ lớn nhất của Kazakhstan là PetroKazakhstan, với giá 4,2 tỷ USD. Kể từ năm 1997, CNOOC đã đầu tư gần 10 tỷ USD vào Kazakhstan.

Quá trình cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ - Trung cịn thể hiện rõ ở vùng biển Caspi. Vùng biển Caspi, nằm ở phần giáp ranh của đại lục Âu – Á, nằm giữa Trung Á, Caucasus, Iran, chu vi bờ biển dài khoảng 7000 km và diện tích vùng nước là 380.000 km2. Trước khi Liên Xô giải thể vào năm 1991, vùng biển Caspi chỉ có hai quốc gia là Liên Xơ và Iran. Sau khi Liên Xơ tan rã thì số lượng các quốc gia thành viên là Iran, Nga, Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan.

Mặc dù là “vùng đất quý về năng lượng” nhưng Trung Á lại ở cách rất xa thị trường năng lượng. Làm thế nào để vận chuyển đến các nước tiêu dùng trở thành tiêu điểm quan tâm của các nước “tiêu thụ lớn” của thế giới.

Một trong những dấu ấn của Mỹ với vùng biển này là việc xây dựng đường ống dẫn dầu Baku – Tbilisi – Ceyhan (BTC). Washington đã thiết lập được một chỗ đứng vững chắc trong ngành công nghiệp dầu mỏ ở khu vực này với việc các Công ty Mỹ và liên doanh Anh - Mỹ đang kiểm soát tới 27% trữ lượng dầu mỏ và 40% khí đốt của khu vực Caspi. Gần đây, một số công ty dầu lửa của Mỹ dựa vào thực lực kinh tế hùng hậu đã tích cực can dự vào các vấn đề ở khu vực Caspi, đồng thời qua đó cũng đã giành được quyền khai thác một số mỏ dầu tại khu vực này. Ngoài ra đối với Mỹ, nếu chỉ dựa vào quyền khai thác dầu mỏ ở biển Caspi vẫn là chưa đủ, nhà nước này còn phải bảo đảm dầu mỏ khai thác ở khu vực này phải được vận chuyển an toàn tới phương Tây33.

Hơn nữa, biển Caspi nằm trong một khu vực địa lý luôn được các chiến lược gia theo trường phái địa – chính trị quan tâm. Kể từ 1995, Mỹ đã áp dụng một chính sách kiềm

33Đinh Q Đơn (2000), “Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sau chiến tranh

chế mới dọc theo khu vực sườn phía Nam của Liên Xô cũ. Mục tiêu của Washington là ngăn chặn các cường quốc lục địa thành lập các liên minh có khả năng thách thức vai trị thống trị của Mỹ. Kiril Nourzhanov – giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu các nước Ảrập và Hồi giáo thuộc Đại học quốc gia Australia nhận định: “Trong chiến lượng này, Nga, Iran và Trung Quốc là các mục tiêu hàng đầu, dầu mỏ chỉ đóng vai trò thứ yếu. Trong bất kể trường hợp nào, Mỹ cũng phải thiết lập một hệ thống các chế độ có cảm tình với Washington. Tuy nhiên, các đường ống dẫn dầu lại vơ tình đáp ứng mục tiêu này và tạo ra lý do xác đáng để tiến hành trò chơi quyền lực đầy nguy hiểm”34

.

Do vậy, bảo đảm an toàn tuyến đường vận chuyển dầu mỏ từ Caspi ra bên ngoài cũng trở thành vấn đề hết sức quan trọng đối với Mỹ. Từ thời Bill Clinton còn làm Tổng thống, Mỹ từng thúc đẩy việc xây dựng một đường ống dẫn dầu mới xuyên qua Trung Á. Bộ mơi trường Mỹ lúc đó ước tính vào năm 2010, khu vực biển Caspi sẽ là nguồn bù đắp sự thiếu hụt năng lượng khi nhu cầu dầu mỏ của thế giới tăng lên 118,9 triệu thùng vào năm 2020. Vào thời điểm đó, các nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ở Trung Đơng có thể sẽ chỉ cung cấp được một nữa nhu cầu và đường ống dẫn dầu mới này sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào Mỹ đối với vùng Vịnh, khu vực chứa đựng nhiều nhân tố gây bất ổn định. Trong kế hoạch “Đại Trung Á”, Mỹ cũng đã chủ trương “hình thành chiến lược xuất khẩu năng lượng xuống phía Nam, kiểm sốt nguồn năng lượng của Trung Á”35

.

Về tổng thể, tuyến đường vận chuyển dầu mỏ từ Caspi ra bên ngồi có 5 đường chính sau đây: Tuyến đường thứ nhất được gọi là “tuyến phía Bắc”, tuyến này thơng qua Nga và được coi là tuyến truyền thống. Tuyến thứ hai gọi là “tuyến phía Đơng”, tuyến này thơng qua khu vực Tân Cương (Trung Quốc) để ra biển Thái Bình Dương. Tuyến thứ 3 và thứ 4 được mệnh danh là “tuyến phía Nam”: một đường qua Afghanistan để ra Ấn Độ Dương, còn đường kia qua Iran để chuyển tới vùng Vịnh. Đặc điểm chung của 2 tuyến đường này là rất gần, nhưng sau khi lật đổ chính quyền Taiban, tuyến đường qua

34 Thông tấn xã Việt Nam (18/5/2006), ảnh hưởng địa-chính trị của dầu mỏ khu vực Caxpi, Tài liệu tham khảo đặc

biệt trang 7-11

35

Afghanistan mới được thực hiện, còn tuyến đường qua Iran thì Mỹ lại khơng muốn; Tuyến đường thứ 5 có tên gọi là “tuyến phía Tây”, đây là tuyến đường mà cả Mỹ và phương Tây đều cảm thấy mãn nguyện. Nhưng để khống chế được con đường này, Mỹ cần phải nắm chắc toàn bộ khu vực Trung Á”36.

Caspi nằm ở trung tâm và được coi là “cái rốn” của Trung Á, nguồn dầu lửa ở khu vực này chỉ khi nào được vận chuyển ra thế giới bên ngồi thì mới có thể biến “vàng đen” thành “vàng thật”. Nói cách khác, ai kiểm sốt được sự vận chuyển dầu lửa khu vực này thì có thể chi phối được cục diện chính trị cũng như tình hình kinh tế đối với khu vực Caspi. Nói cách khác, ai kiểm soát được sự vận chuyển dầu lửa khu vực này thì có thể chi phí được cục diện chính trị cũng như tình hình kinh tế đối với khu vực Caspi. Chính vì vậy, Mỹ và các nước phương Tây quyết tâm xây dựng đường ống dẫn dầu dài 1730 km nhằm ổn định cung cấp dầu lửa cho thị trường thế giới và đảm bảo an ninh dầu lửa cho Mỹ và các nước phương Tây. Nằm trong một kế hoạch nhằm tách các quốc gia Trung Á ra khỏi ảnh hưởng của Nga và đẩy Iran ra được khỏi cuộc tranh giành về quyền lợi dầu mỏ ở Trung Á, từ năm 1997, Mỹ đã đưa ra dự án xây dựng tuyến dẫn dầu xuyên biển Caspi có tên gọi là BTC, tên viết tắt là Baku (Thủ đô Azerbaijan), Tbilisi (Thủ đô Grudia) và Ceyhan (Một địa danh trên bờ biển Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ). Đường ống BTC bắt đầu từ Baku đến Tbilisi rồi tới cảng Ceyhan ở Địa Trung Hải.

Ngày 18/5/2005, giọt dầu mỏ đầu tiên đã chảy qua đường ống dẫn dầu BTC, khép lại dự án tranh cãi sau hơn 10 năm thi công. Sau khi đi vào hoạt động đầy đủ vào năm 2009, tuyến đường ống dẫn dầu BTC vận chuyển 1 triệu thùng dầu/ngày, chiếm hơn 1% tổng sản lượng dầu toàn cầu ra các thị trường thế giới. Theo các nhà quan sát, đối với Nhà Trắng, BTC không chỉ là nơi vận chuyển dầu lửa, mà còn là dòng chảy của tự do và ảnh hưởng.

Trong khi đó, Trung Quốc lại nổ lực xây dựng một lối đi riêng cho mình ở vùng

36Thông tấn xã Việt Nam (06/8/2005), “Mỹ - Trung Quốc – Nga tranh giành khu vực Trung Á”, Tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại trung á từ năm 2001 đến năm 2012 (Trang 55 - 65)