.Tác động tới khu vực Trun gÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại trung á từ năm 2001 đến năm 2012 (Trang 70 - 72)

Cách đây hai năm, Ngoại trưởng Mỹ là bà Hillary Clinton thông báo “Chúng tôi quay trở lại châu Á" với vai trò là một cường quốc tại khu vực này. Một trong những bằng chứng rõ rệt nhất của việc Washington tiến hành chính sách "xoay trục châu Á" là kế hoạch bố trí 2.500 thủy quân lục chiến Mỹ tại miền Bắc Úc.

Vào thời điểm hiện nay, theo Bộ Quốc phịng Australia, khơng một thủy quân lục chiến Mỹ nào có mặt ở Darwin. 200 người vừa hoàn tất chuyến công tác 6 tháng và tới

năm sau họ mới được thay thế, dự kiến sẽ có 1.150 người tới đây. Thực tế này khiến người ta đặt câu hỏi về cam kết của Mỹ đối với chiến lược “xoay trục” sang châu Á. Việc Tổng thống Barack Obama hủy chuyến công du 4 nước châu Á trong tuần này và không tham dự 2 cuộc họp thượng đỉnh khu vực do Chính phủ Mỹ bị đóng cửa khiến người ta nghi ngờ hơn nữa chính sách phục hồi ảnh hưởng quân sự và kinh tế của Mỹ nhằm cân bằng với một Trung Quốc đang trỗi dậy.

Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có mặt ở Indonesia, cơng bố một loạt thỏa thuận trị giá khoảng 30 tỷ USD và sau đó sang Malaysia thơng báo về mối “quan hệ đối tác chiến lược tồn diện” với quốc gia Hồi giáo này, trong đó có việc nâng cấp quan hệ qn sự. Ơng Tập Cận Bình cũng tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế (APEC) ở Bali (Indonesia) và hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) ở Brunei trong tuần này. Kể từ năm 2011, Trung Quốc đã củng cố vị thế là bạn hàng lớn nhất đối với hầu hết các nước ở châu Á và đầu tư trực tiếp của nước này trong khu vực đang tăng, mặc dù Bắc Kinh có xuất phát điểm thấp hơn nhiều so với châu Âu, Nhật Bản và Mỹ. Các nước nhỏ như Lào và Campuchia đã bị cuốn hút một cách mạnh mẽ vào quỹ đạo kinh tế của Trung Quốc đến nỗi hai nước này hiện được gọi là “quốc gia khách hàng” của Bắc Kinh và họ hỗ trợ lập trường của Trung Quốc trong các tranh chấp trong khu vực.

Ngoài việc thúc đẩy quan hệ thương mại, Trung Quốc cũng mở rộng ảnh hưởng chính trị và quân sự ngoại giao trong khu vực, mặc dù nỗ lực này bị ảnh hưởng nặng do căng thẳng kéo dài trong tranh chấp hàng hải với Nhật Bản, Philippines và một số nước khác. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của 10 nước ASEAN kể từ năm 2009 và đầu tư trực tiếp vẫn tăng, đi kèm với đó là ảnh hưởng kinh tế và ngoại giao của Bắc Kinh trong khu vực ngày càng lớn mạnh. Năm 2012, các công ty của Trung Quốc đã đầu tư 4,42 tỷ USD vào Đông Nam Á, tăng 52% so với năm trước đó. Mức đầu tư vào nước láng giềng Việt Nam tăng 142%. Theo các chuyên gia hải quân Nhật Bản và phương Tây, Trung Quốc cho thấy họ có thể triển khai lực lượng rất xa bên ngoài vùng duyên hải của họ, khi hải quân nước này thực hiện các cuộc tập trận phức tạp.

nguyên tử, tàu khu trục, tàu tuần tra trang bị tên lửa, với mức độ cao hơn so với bất kỳ nước nào khác. Từ các cảng, kể cả từ một căn cứ hải quân mới ở phía Nam đảo Hải Nam, tàu chiến Trung Quốc thực hiện các cuộc tuần tra thường xuyên hơn, với số lượng nhiều. Đây là sự thay đổi sâu rộng nhất trong cán cân thăng bằng quyền lực hàng hải ở châu Á kể từ ngày hải quân Liên Xô tan rã. Ngoại giao quân sự của Trung Quốc với Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, trong lúc Bắc Kinh tiến hành các bước để thúc đẩy điều họ mơ tả là “trỗi dậy hịa bình”. Tàu qn y Peace Ark của Hải quân Trung Quốc gần đây đã chữa trị cho hàng trăm bệnh nhân tại Myanmar, Campuchia và Indonesia, lần đầu tiên tàu làm nhiệm vụ này trên tồn Đơng Nam Á.

Các chiến hạm Trung Quốc đang quay trở về sau các cuộc tuần tra chống cướp biển quốc tế ở Vịnh Aden. Những tàu này đã thăm các cảng Đơng Nam Á, trong đó Singapore và Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà phân tích và ngoại giao cho rằng Bắc Kinh cịn phải mất một thời gian dài mới có thể bắt kịp với Mỹ, vốn là nước giữ vai trò thống trị trong thời gian dài, và các cường quốc quân sự trong khu vực như Australia, Nhật Bản và Nga41.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại trung á từ năm 2001 đến năm 2012 (Trang 70 - 72)