Tình hình quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại trung á từ năm 2001 đến năm 2012 (Trang 33 - 38)

Chương 2 : CẠNH TRANH ẢNH HƯỞNG MỸ-TRUNG TẠI TRUNG Á

2.1. Tình hình quốc tế và khu vực

2.1.1. Tình hình quốc tế

Kinh tế

Trong báo cáo đánh giá nền kinh tế thế giới năm 2000, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng mặc dù giá dầu mỏ trên thế giới đã tăng 60% so với năm 1999 nhưng ảnh hưởng của việc giá dầu tăng cao không đáng kể so với cuộc khủng hoảng dầu mỏ trong thập kỷ 70 và các thị trường tài chính khá yên ắng. Theo OECD, kinh tế thế giới năm 2000 đạt tốc độ tăng trưởng là 4,1% cao hơn 0,6% so với mức 3,5% dự đoán hồi đầu năm và lớn hơn 1,1% so với mức 3% của năm 1999. Uỷ ban kinh tế – xã hội của Liên hợp quốc đưa ra đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới là 4,3%. Các chuyên gia của “Business Week” đánh giá là 4,5% cao hơn 1,5 % so với năm 1999. Còn quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và ngân hàng thế giới (WB) đưa ra đánh giá lạc quan rằng tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu là 4,7% tăng 0,5% so với dự báo hồi tháng 4 năm 2000. Chỉ duy nhất tạp chí EIU (the Economic Intelligentce Unit) đánh giá sự phát triển kinh tế thế giới chậm lại, chỉ là 2,8% thấp hơn 0,2% so với mức 3% năm 199910.

Tuy có nhiều đánh giá khác nhau về tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới song về cơ bản phần lớn các cơ quan nghiên cứu kinh tế trên toàn thế giới đều thống nhất nhận định chung là năm 2000, kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh và đạt mức tăng cao nhất trong hơn một thập kỷ qua. Hoạt động thương mại, đầu tư được tăng cường mạnh mẽ đã giúp cho sự phục hồi phát triển kinh tế ở phần lớn các quốc gia, khu vực trên thế giới đặc biệt là kinh tế Mỹ, châu Âu và châu Á. IMF và WB cho rằng “kinh tế thế giới đạt được mức tăng trưởng cao nhất trong hơn một thập kỷ qua là nhờ sự tăng trưởng mạnh của kinh tế Mỹ, châu Âu và sự tiếp tục phục hồi của các nền kinh tế Châu Á.

Theo đánh giá của IMF, WB và các cơ quan nghiên cứu kinh tế trên thế giới sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản, sự khởi sắc của kinh tế EU và tăng trưởng kỷ lục ở Mỹ góp phần tạo ra sự tăng trưởng trên một phạm vi lớn của thế giới, làm cho bức tranh kinh tế thế giới sáng hơn trong thập kỷ qua. Ngành hàng khơng chịu ảnh hưởng trực tiếp của tình hình kinh tế này. Kinh tế phát triển tạo nên những nhu cầu lớn cho ngành hàng không. Không chỉ lượng khách du lịch quốc tế tăng nhanh do thu nhập tăng mà cả lượng hàng hoá chuyên chở bằng đường hàng không cũng tăng do kinh tế phát triển kéo theo sự gia tăng các hợp đồng xuất nhập khẩu và cùng với nó là các hợp đồng chuyên chở. Ngày nay khi đời sống được nâng cao cùng với sự phát triển của nền kinh tế tồn cầu thì người tiêu dùng khơng chỉ địi hỏi hàng hố có chất lượng cao, giá rẻ mà cịn địi hỏi hàng hố kịp thời, đúng mùa vụ do đó hàng khơng có điều kiện để phát triển nghiệp vụ chuyên chở hàng hoá. Nếu vào khoảng năm 1997 khi khủng hoảng kinh tế xảy ra ở châu Á khiến các công ty hàng khơng đều lâm vào tình trạng lỗ vốn thậm chí nhiều Cơng ty đã phải tun bố phá sản thì trong năm 2000 cùng với sự phục hồi kinh tế hàng không lại đạt tốc độ tăng trưởng cao. Điều đó cho thấy ảnh hưởng rất lớn của sự phát triển kinh tế với sự phát triển của hàng khơng.

Theo những dự báo chính thức trong năm 2001 – 2002 tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới sẽ chậm lại đạt 4,2% so với mức 4,7% năm 2000. IMF lưu ý rằng các nguy cơ vẫn đang tiềm ẩn trong nền kinh tế thế giới. Thứ nhất là sự mất cân bằng trong tài khoản vãng lai của Mỹ, lên tới 400 tỷ USD. Thứ hai là tình hình bạo lực ngày càng gia tăng ở Trung Đông làm cho giá dầu mỏ tăng dẫn đến các thị trường chứng khoán bị giảm sút khi nỗi ám ảnh về tình trạng lạm phát mới trên tồn cầu khiến các nhà đầu tư lo ngại. Thứ ba là vấn đề nợ của các nước nghèo, một đề tài có tính thời sự của nhiều hội nghị quốc tế. Thứ tư là tác động của hiệu ứng nhà kính. Những nguy cơ này cũng khiến các hãng hàng không phải xem xét lại hoạt động kinh doanh của mình cũng như dự tính đầu tư trong tương lai.

Tốc độ buôn bán tăng hơn hai lần. Hoạt động thương mại toàn cầu khởi sắc với tốc độ tăng trưởng đạt 10% cao hơn 2 lần so với mức 4,3% năm 1999 và hơn 2,5 lần so với mức 3,8% năm 1998. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đánh giá “sản xuất quốc tế mở rộng mạnh mẽ là do các liên kết kinh tế được tăng cường hơn bao giờ hết, từ Bắc Mỹ cho

đến Châu Âu, Châu Phi và Trung Á. Chính nhu cầu ở Bắc Mỹ và Châu Á đã giúp thương mại hàng hố thế giới tăng mạnh”.

Trong khi đó dịng vốn đầu tư nước ngồi trên thế giới tăng lên mức kỷ lục do xu hướng sáp nhập các công ty lớn nhất thành các công ty khổng lồ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Thị trường tài chính tiền tệ thế giới năm 2000 được đặc trưng bởi một loạt các sự kiện phản ánh những nguy cơ gây bất ổn định và tính hay biến động vốn có của lĩnh vực này (giá dầu mỏ leo thang, nguy cơ bùng nổ lạm phát ở nhiều nước, đồng Euro tụt dốc, đồng Yên dao động thất thường, các cổ phiếu cơng nghệ cao giảm giá) cũng như những chính sách phản ứng của các chính phủ trên thế giới nhằm duy trì sự ổn định và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế thế giới.

Giao lưu buôn bán đã vượt qua biên giới giữa các quốc gia. Ngày nay ngoại thương đã trở thành một ngành không thể thiếu được không chỉ đối với các nước đang phát triển mà ngay cả đối với những nước có nền kinh tế khổng lồ. Thương mại thế giới phát triển nhộn nhịp tăng đều qua các năm và trở thành chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển của các nước. Hầu hết các nước trên thế giới đều nỗ lực trong việc phát triển buôn bán với các nước trong khu vực cũng như với các nước khác trên thế giới và việc tham gia tổ chức thương mại thế giới trở thành mục tiêu của nhiều nước. Chính trào lưu này đã tạo ra các nhu cầu lớn cho hàng khơng.

Chính trị - Xã hội

Biến cố kinh hoàng đầu tiên của thập niên này phải chờ đến 18 tháng sau, ngày 11/9/2001, mới đến, khi Al Qaeda tung siêu sát thủ đánh sập tồ tháp đơi tại New York. Cảnh tượng diễn ra ngay trước mắt hàng trăm triệu khán giả truyền hình khắp thế giới, làm cho 2.974 người thiệt mạng. Một “cú đấm” vào siêu cường số một hành tinh đã dẫn đến hai cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan, làm đảo lộn cuộc sống của người Tây phương. Những nơi công cộng được giám sát nghiêm nhặt. An ninh hàng không được xiết chặt. Cảnh sát và các cơ quan tình báo Tây phương tập trung mũi nhọn vào thế giới Hồi giáo, và

cả những cơng dân của mình theo đạo Hồi. Lãnh tụ Al Qaeda Oussama Ben Laden hạ quyết tâm “huỷ diệt nền văn minh Tây phương”.

Năm 2002 virus SARS đe dọa tính mạng 6,8 triệu người Hong Kong với hội chứng nghẹt thở, làm cho cả thế giới hốt hoảng. May thay, nó chỉ tấn cơng 8.000 người rồi “lui quân”.

Hai năm sau đó, trận sóng thần đánh vào châu Á, làm cho 200.000 người thuộc mọi quốc tịch, ở khắp các lục địa phải vong mạng. Dân địa phương, khách du lịch, kẻ tha hương... cả thế giới được huy động để cứu người sống sót. Rồi đến năm sau, 2005 trận bão Katrina, với “con mắt” đường kính 40km càn quét vùng New Orléans của nước Mỹ, bằng những đợt sóng thần cao trên 10m và gió lốc 280 km/giờ. Một trận bão chưa từng thấy tại Hoa Kỳ đã làm cho 1.836 người chết.

Hai năm kế tiếp, cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp bùng nổ vào mùa hè 2007 cho thấy thế giới tài chính đang đùa với lửa. Các ngân hàng trung ương vội vã bơm tiền vào để đối phó nguy cơ sụp đổ tồn diện. Một năm sau, chấn động đã gây nên những hậu quả nặng nề. Người ta cịn nhớ hình ảnh nhân viên ngân hàng Lehman Brothers che mặt trốn đi. Nhiều bà nội trợ phải gạt nước mắt lầm lũi ra khỏi căn nhà mua trả góp... Tại Pháp, nạn thất nghiệp tăng vọt. Tầng lớp trung lưu điêu đứng do ngân hàng Société Générale bị thất thoát 4,9 tỷ Euro chỉ do tay “nhân viên quèn” Jérôme Kerviel gây ra. Vào cuối năm 2007, ông đã lén lút mang 50 tỉ euro đi đầu cơ. Trong lúc chính phủ Hoa Kỳ chi ra hàng tỉ USD để cứu các ngân hàng thua lỗ, thì các ơng chủ của họ lại tự thưởng cho nhau đến 18 tỷ. Một nỗi ô nhục của chủ nghĩa tư bản.

Ngày 11/12/2008, FBI bắt ông vua lừa thế kỷ Bernard Madoff, kẻ đã từng tạo ra chỉ số NASDAQ cho thị trường chứng khốn Mỹ. Ơng ta làm biến mất 50 tỉ USD của khách hàng bằng chiêu lừa Kim tự tháp của Charles Ponzi, dùng tiền người gởi sau trả lãi cho người gởi trước. Kết quả, ngày 29/6/2009, Ơng này bị tịa tun án 150 năm tù giam.

Với những hòn đảo nhân tạo và ngọn tháp cao 800 mét, Dubai tạo ra một ảo giác khổng lồ trên sa mạc. Vương quốc khơng có dầu hoả nhưng chỉ có ước mơ vơ hạn và khả

năng vay tiền tràn lan. Cuối cùng nợ nần quá nhiều, ngang bằng với tổng sản lượng trong nước PIB, khiến cho lâu đài cát này sụp đổ.

Cùng lúc đó thế giới cũng gặt hái được những thành quả phi thường. Mạng Internet bùng nổ. Từ con số 8,5 triệu người nối mạng vào năm 2000, thế giới đã tăng vọt lên 1,32 tỉ người, chỉ trong năm 2008, chiếm 22% dân số. Người ta lên mạng để nghe nhạc, xem phim, chụp ảnh, xem truyền hình, nghe điện thoại, kết bạn, nghiên cứu... Các siêu đại gia Internet hầu hết xuất thân là những sinh viên trẻ tuổi mới tốt nghiệp, như Sergey Brin và Larry Page tạo ra động cơ tìm kiếm trên mạng Google năm 1998. Năm 2008 trị giá của Google là 210 tỉ USD. Hoặc Mark Zuckerberg, tốt nghiệp đại học Havard lập ra trang mạng Facebook, trị giá hiện nay là 1,5 tỉ USD.

Một thế giới khơng có điện thoại di động là điều khơng thể tưởng tượng được trong tương lai. Từ khoa học viễn tưởng, chiếc máy bé nhỏ này đã xâm nhập vào đời sống hàng ngày. Cuối năm 2009, 79% dân Pháp trên 12 tuổi, tối thiểu cũng biết xài một điện thoại di động.

Cuộc cách mạng di truyền trước tiên là một tiến bộ khủng khiếp của khoa học và y học. Trong vịng mười năm, nó đã làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp và lương thực với sản phẩm chuyển hệ gien di truyền - OGM. Thay đổi công việc của cảnh sát bằng phiếu di truyền và dấu vết AND. Giải quyết nhiều bí ẩn lịch sử, đơn giản hoá việc truy tìm thân nhân và buộc các quốc gia phải xem lại các vấn đề đạo đức căn bản. Từ khi giải mã được bộ gien di truyền của con người, tháng 6/2000, khơng có tháng nào mà các nhà khoa học lại khơng tun bố tìm thấy hy vọng sống cho hàng triệu bệnh nhân ung thư, tiểu đường, Parkinson, hay béo phì... Năm 2009, một trong hai loại thuốc là sản phẩm của kỹ thuật di truyền.

Thật khó mở một tờ báo, hay nghe radio, xem truyền hình mà khơng nghe nói đến sản phẩm sinh học, môi trường bền vững, hay động thái cứu nguy trái đất... Ngoài vấn đề cơ bản là cách thức chống thay đổi khí hậu trái đất, ý thức mơi trường của công chúng đã xuất hiện. Hai biến cố dẫn đến một nguy cơ có vẻ cịn xa vời: những trận bão lớn tàn phá

các nước và mùa hè nóng đến chết người tại Pháp năm 2003. Dù nguyên nhân thực sự cịn phải bàn cãi, nhưng đó cũng đủ lý do để tạo uy tín cho những bài diễn văn dài dịng nói về mơi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại trung á từ năm 2001 đến năm 2012 (Trang 33 - 38)