Trên lĩnh vực Quân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại trung á từ năm 2001 đến năm 2012 (Trang 48 - 55)

2.3.1 .Trên lĩnh vực chính trị

2.3.2. Trên lĩnh vực Quân sự

Mỹ và Trung Quốc có cùng chung lợi ích là duy trì sự ổn định và tăng cường cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Á. Nhưng “cuộc chạy đua giành ảnh hưởng quân sự đã đẩy Mỹ và Trung Quốc vào cuộc chạy đua ăn miếng trả miếng xung quanh việc thiết lập các căn cứ quân sự ở Trung Á và liên tục tổ chức các cuộc tập trận chung với các nước Trung Á. Mỹ xem các căn cứ quân sự ở khu vực Trung Á quan trọng và tìm cách chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc”20.

Đối với Mỹ, việc duy trì các căn cứ quân sự của Mỹ ở Trung Á là một mục tiêu

quan trọng về chiến lược. Cuối năm 2001, các đơn vị quân đội Mỹ đã có mặt ngay giữa

trung tâm Châu Á. Việc có được các căn cứ quân sự đóng tại các nước Cộng hòa Trung Á đã mở ra cho người Mỹ một đài quan sát mới hướng vào Trung Quốc, Nga, Afghanistan… Hoa Kỳ đã lợi dụng thời điểm tiện lợi là cuộc chiến tranh chống khủng bố để dàn lực lượng quân sự và các phương tiện kỹ thuật của mình trên lãnh thổ một nước lớn nhất (xét về số dân) của khu vực Trung Á, đó là Uzbekistan và hai nước láng giềng là Afghanistan và Kyrgyzstan. Mỹ bí mật ký với chính phủ Uzbekistan Hiệp định sử dụng sân bay Hanakek để mở rộng sân bay cho máy bay Mỹ lên xuống khu vực này.

Vị trí chủ đạo trong tập đồn qn Mỹ ở Trung Á hiện nay thuộc về căn cứ quân sự Manas tại Kyrgyzstan, nơi hơn 3000 lính và phương tiện kỹ thuật quân sự đã được triển khai. Phần lớn trang thiết bị kỹ thuật hàng khơng, dẫn đường, trinh sát và tìm kiếm cứu hộ đã được di chuyển đến đây. Về mặt tác chiến, chiến lược, việc sử dụng các căn cứ cho phép

19 Thông tấn xã Việt Nam (25/10/2005), Mỹ và Nga tiếp tục giành ảnh hưởng ở Trung Á, Tài liệu tham khảo đặc biệt,

trang 8-15

20

Sarah Shenker (2005), “Struggle for influence in Central Asia”, BBC, xem tại http://news.bbc.co.uk/go/pr/fr/- /1/hi/world/asia-pacific/4467736.stm

kiểm sốt khơng chỉ tồn bộ khu vực Trung Á, mà cả bầu trời phía trên Afghanistan cho đến tận biên giới Ấn Độ - Pakistan. Trong tầm bắn của các máy bay tiêm kích của Mỹ cũng bao gồm các khu vực phía Tây Trung Quốc và các thành phố lớn của Kazakhstan.

Có thể thấy, việc Mỹ đóng quân ở Trung Á chắc chắn không chỉ là nhu cầu đơn thuần chống khủng bố. Năm 2002, Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger đã từng chỉ rõ “vấn đề của cuộc chiến chống khủng bố chắc chắn không chỉ là bám sát tấn công các phần tử khủng bố, vấn đề quan trọng nhất là tuyệt đối không để mất cơ hội quá tốt để điều chỉnh lại hệ thống thế giới”.

Trong lịch sử, Trung Á luôn là phạm vi ảnh hưởng của Nga (trước đây là Liên Xô), Mỹ chưa từng có cơ hội đi sâu vào nội địa gây ảnh hưởng tới khu vực này. Sau sự kiện 11 tháng 9, mặc dù Mỹ đã tự định nghĩa mình là “người mới đến”, nhưng ý đồ của người mới đến lại quá rõ ràng, nghĩa là một mặc cung cấp chi viện cho các hành động quân sự ở Afghanistan và khu vực Trung Đông, mặc khác muốn thâm nhập để ngăn chặn Trung Quốc. Thứ hai, mặc dù chính quyền Bush nói rằng Mỹ đóng qn ở Trung Á xuất phát từ nhu cầu chống khủng bố, nhưng từ tình hình hiện nay cho thấy, chưa biết tới khi nào cuộc chiến này mới có thể chấm dứt, đây chính là cái cớ để Mỹ đóng qn ở Trung Á vơ thời hạn. Sau khi Tổ chức hợp tác Thượng Hải đưa ra “Tuyên ngôn của các nguyên thủ” sau Hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 7 năm 2005 yêu cầu liên minh chống khủng bố quốc tế rút quân khỏi Trung Á, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Richard nói rằng đây là kết quả của hai nước lớn Trung Quốc và Nga ép buộc các nước nhỏ khác, đồng thời nhắc lại tầm quan trọng của căn cứ Trung Á đối với cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Sau đó, Bộ trưởng Quốc phịng Mỹ Rumsfeld đã tới thăm Kyrgyzstan, yêu cầu nước này đảm bảo sẽ không để quân Mỹ rút lui. Mỹ cũng chuẩn bị để sau khi phải rút ra khỏi căn cứ Uzbekistan, sẽ tiếp tục thiết lập căn cứ quân sự ở các nước khác ở Trung Á. Điều này cho thấy rõ sau khi Mỹ giành được cơ hội thực hiện đóng quân ở Trung Á với vơ vàn khó khăn, tuyệt đối sẽ không dễ dàng rút quân khỏi khu vực này.

Việc Mỹ đóng quân ở Trung Á có thể nói là hành động “bắn một tên trúng hai đích”, tức là vừa đáp ứng được yêu cầu thực tế là lật đổ chính quyền Taliban, đồng thời

cũng phù hợp với mục tiêu chiến lược lâu dài của nước này tiến quân vào Trung Á. Và các quan chức Mỹ cũng không hề dấu giếm tham vọng đóng quân lâu dài ở Trung Á. Cuối năm 2001, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld đã tuyên bố: “Khi cuộc xung đột Afghanistan kết thúc, chúng ta sẽ không rút khỏi Trung Á. Chúng ta muốn duy trì sự ủng hộ đối với các nước Trung Á trong khi họ đang cố gắng cải cách nền kinh tế và xã hội giống như họ đã ủng hộ chúng ta trong cuộc chiến chống khủng bố. Đây là những mối quan hệ lâu dài”21. Đầu năm 2006, ngoại trưởng C.Rice cũng khẳng định các căn cứ của Mỹ tại Trung Á là “các điểm tựa của lực lượng liên quân”, đang giữ vai trò hàng đầu trong việc giải quyết các vấn đề như hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, giúp đỡ y tế và nhân đạo. Mới đây, các quan chức Mỹ vẫn có những tuyên bố mơ hồ về thời điểm rút quân ở Trung Á và thậm chí tuyên bố rằng họ khơng có ý định rút đi, bởi họ cần mở rộng sự giúp đỡ thường xuyên các thể chế dân chủ, các tổ chức phi chính phủ và các phương tiện thơng tin đại chúng địa phương.

“Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia Mỹ” năm 2002 trong khi đề cập đến “sự chuyển đổi mơ hình” của 3 nước lớn – Trung Quốc, Ấn Độ, Nga cũng đã đặc biệt nói tới một số “nhận thức chung tồn cầu” đang dần dần hình thành. Sau khi báo cáo này chỉ ra khá nhiều lợi ích chung giữa Mỹ với Trung Quốc, cũng phê phán hai nước này chưa chấp nhận khái niệm cơ bản của “tự do” và dân chủ”, cho rằng đây sẽ là trở ngại cơ bản cản trở các nước lớn hợp tác hơn nữa. Có thể nhận thấy, chính quyền Bush một mặt ý thức rõ tầm quan trọng của hợp tác nước lớn dưới bối cảnh chống khủng bố, mặt khác vẫn liên tục gây sức ép với Trung Quốc, sẽ kết hợp việc thúc đẩy dân chủ của Mỹ với triển khai hợp tác nước lớn. Chính quyền Bush cịn đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của nước lớn dân chủ Ấn Độ, ra sức nâng cao tầm quan trọng của mối quan hệ song phương Mỹ - Ấn là cũng có ý đồ kiềm chế Trung Quốc và Nga.

Về chính sách Trung Á của Mỹ, chính quyền Bush một mặt thể hiện khơng muốn khiêu khích lợi ích cốt lõi của Trung Quốc; Mặt khác Mỹ tích cực truyền bá “dân chủ” và đóng quân ở Trung Á nhằm mưu đồ kiểm sốt tồn khu vực Trung Á, tác động tới không

21

gian chiến lược và tình hình an ninh của Trung Quốc. Mặc dù chính quyền Bush coi chủ nghĩa khủng bố là mối đe dọa hàng đầu hiện nay, nhưng từ lợi ích chiến lược lâu dài cho thấy, Mỹ sẽ khơng từ bỏ sự phịng ngừa và kiềm chế đối với Trung Quốc. Điều này ắt sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc, gây bất lợi cho Mỹ thực hiện mục tiêu chống khủng bố ở Trung Á”.

Vào thời điểm Mỹ đưa quân vào Trung Á, xuất phát từ yêu cầu chống khủng bố của khu vực và mong muốn cùng với Mỹ triển khai hợp tác chiến lược trên phạm vi tồn cầu, Trung Quốc đã khơng có những phản ứng rõ rệt.

Trong khi đó, Trung Quốc lại mong muốn tìm kiếm các cơ chế hợp tác song và đa

phương đối với các quốc gia vùng Trung Á, nhằm dần dần xây dựng ảnh hưởng của mình

ở khu vực này. Trung Quốc cũng không thể chấp nhận sự hiện diện quân sự trong thời gian dài của Mỹ ở Trung Á. Việc xuất hiện những ảnh hưởng to lớn đặc biệt về quân sự của Mỹ tại Trung Á đã tạo lập một vành đai quân sự xung quanh Trung Quốc hòng kiềm chế nước này thơng qua việc đóng qn quanh Trung Quốc ở phía Đơng Bắc (bán đảo Triều Tiên), phía Đơng Nam (Philippines, Singapore và cam kết quân sự tại Đài Loan), phía Tây (Afghanistan), các nước Trung Á. Bởi thế, thực tế toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc đã bị Mỹ “bao vây”22

.

Vì vậy, vịng cung chiến lược Châu Á- Thái Bình Dương bao vây và ngăn chặn Trung Quốc đã có cơ sở hình thành sau ngày 11/9/2001. “Mỹ đã hồn thành nước cờ bao vây Trung Quốc ở các khu vực Trung Á, Nam Á và Trung Đông”23. Trước sự kiện 11/9, hình thái cơ bản của mơi trường chiến lược địa-chính trị xung quanh Trung Quốc “phía Đơng căng thẳng, phía Tây ổn định”24

. Sau sự kiện 11/9, nhất là sau chiến tranh Afghanisatan, mơi trường địa chính trị xung quanh Trung Quốc đã thay đổi rõ rệt, tính chất bất ổn cả phía Đơng và phía Tây đều tăng lên25. Việc Liên Xô cải thiện quan hệ với Mỹ cũng đặt ra những thách thức về cân bằng chiến lược có liên quan đối với Trung Quốc.

22

Thông tấn xã Việt Nam (21/02/2004), “Liên minh chiến lược Mỹ-Nga là có thể”, Tài liệu tham khảo đặc biệt.

23 Phan Anh (11/2001), “Trung Á trong chiến lược toàn cầu của Mỹ”, Tạp chí kiến thức quốc phịng hiện đại, trang 6-

10

24

Có thể thấy khi quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ bình thường, mối đe dọa của Mỹ đối với Trung Quốc mang tính chất ngầm nhưng khi quan hệ Mỹ-Trung xuất hiện khủng hoảng nghiêm trọng, sẽ hình thành kiềm chế chiến lược đối với Trung Quốc, khiến Trung Quốc rơi vào tình thế trước mặt, sau lưng đều có địch. Đối với Trung Quốc, khu vực Trung Á là khu vực tiềm năng, là trọng điểm của tư duy chiến lược Tây tiến của ban lãnh đạo Trung Quốc nên Trung Quốc khó có thể chấp nhận sự có mặt lâu dài của Mỹ ở đây. Thực tế Trung Quốc chỉ chấp nhận sự có mặt của quân đội Mỹ ở Trung Á một cách miễn cưỡng. Trung Quốc cho rằng các căn cứ quân sự lâu dài của Mỹ trong khu vực nhằm hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Ngay sau khi Liên Xô tan rã, thông qua viện trợ tài chính, Washington lơi kéo các nước Trung Á tham gia nhiều cuộc diễn tập quân sự chung với quân đội Mỹ và bao vây địa-chính trị chiến lược của Trung Quốc. Do vậy, Trung Quốc đang thực hiện chính sách hợp tác quân sự với Nga nhằm chống lại lợi ích và mối đe doạ quân sự của Mỹ ở Trung Á.

Ngày 2/7/2005, chủ tịch Hồ Cẩm Đào và tổng thống Nga Putin ký tuyên bố chung về trật tự quốc tế của thế kỷ XXI. Thông qua tuyên bố chung, hai nước muốn chuyển một bức thông điệp rõ ràng đến các nước thành viên khác của SCO rằng Mỹ là nước làm nên mối đe doạ tiềm tàng đối với chủ quyền của Trung Á và khẳng định Trung Quốc và Nga có thể cung cấp các kế hoạch bảo đảm an ninh cũng như kinh tế tương tự như Mỹ nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ nguyên trạng hiện nay chứ khơng khuyến khích các nền kinh tế theo hướng thị trường hoặc cải cách dân chủ. Như vây, trong bối cảnh địa-chính trị và địa- chiến lược đang thay đổi nhanh chóng trong khu vực và thế giới, Trung Quốc đã và đang bắt đầu triển khai nhiều biện pháp quan trọng để chống lại ảnh hưởng quân sự và liên quan kinh tế-xã hội ngày càng tăng của Mỹ, đồng thời nâng cao vai trò vị thế của Bắc Kinh ở Trung Á nói riêng và Châu Á nói chung. Hoạt động của Bắc Kinh đang diễn ra âm thầm, lặng lẽ, dần dần và liên tục hàng thập kỷ qua, do đó sự có mặt của Trung Quốc tại Trung Á phát triển tới mức chưa từng thấy từ giai đoạn đỉnh cao của con đường Tơ Lụa cách đây hơn 800 năm26.

26

Có thể thấy sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Trung Á luôn khiến Trung Quốc cảm thấy bất an. Hơn nữa trong vài năm gần đây việc Mỹ liên tục phát động các “cuộc cách mạng màu sắc” tại khu vực này, càng làm cho Nga và Trung Quốc cảm thấy sự có mặt quân sự của Mỹ ở Trung Á sẽ mang lại nhân tố tiêu cực nhiều hơn nhân tố tích cực so với thời kỳ đầu27. Nga và Trung Quốc phản ứng với sự hiện diện ngày càng gia tăng của Mỹ ở khu vực bằng cách củng cố SCO. “Nga và Trung Quốc thống nhất để làm đối trọng với Mỹ. Chẳng hạn, họ sử dụng SCO để ngăn cản sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực này”, Anara Tabyshalieva, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu khu vực ở Bishkek (Kyrgyzstan).

Có thể nói, q trình triển khai ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc thể hiện rõ qua sự tăng cường hợp tác quân sự với các quốc gia ở Trung Á.

Khi bắt đầu tiến hành cuộc chiến ở Afghanistan, Mỹ cùng các nước Trung Á phát triển mối quan hệ song phương mật thiết. Mỹ đã đẩy mạnh các hợp tác an ninh với Trung Á sau 11/9 theo 3 hướng:

Thứ nhất, thúc đẩy mạnh mẽ các hợp tác an ninh song phương, bao gồm cả việc ký

kết các thỏa thuận hợp tác, sử dụng căn cứ và sân bay, tăng cường sự hiện diện của quân Mỹ trong khu vực;

Thứ hai, tăng cường chi tiêu cho viện trợ an ninh, các khoản thuê căn cứ và phí bay

quá cảnh cũng như chi phí cho nhân viên nhân sự;

Thứ ba, thúc đẩy quá trình các nước Trung Á gia nhập các khối quân sự và hợp tác

quốc tế như Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE), NATO…

Khi lập căn cứ quân sự ở Uzbekistan, Mỹ đã cung cấp cho Uzbekistan khoản tiền trị giá 25 triệu USD để mua bán vũ khí và các trang thiết bị quân sự. Tại căn cứ không quân Hanabad ở Uzbekistan, Mỹ đã rót khoản tiền từ 270 đến 300 triệu USD và khoản tiền này còn tăng lên. Mỹ còn ký một hiệp ước hợp tác với Kyrgyzstan nhằm giúp thu thập các tin tức tình báo và đào tạo, tiến hành các hoạt động huấn luyện chống khủng bố và diễn tập

27

quân sự với Kygryzstan và Tajikistan. Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ đã cho Uzbekistan vay khoản tiền trị giá 100 triệu USD để đối phó với nền kinh tế ảm đạm, viện trợ kinh tế cho Kazakhstan 52 triệu USD28. Ngoài ra, các khoản tiền cũng được Mỹ rót vào Uzbekistan, Kygryzstan và Tajikistan, Kazakhstan qua các dự án phát triển năng lượng và khí hydro… Mỹ vừa tham gia vào Tổ chức gìn giữ Hịa bình Trung Á trong đó có Uzbekistan, Kygryzstan và Kazakhstan, đồng thời thúc đẩy quy chế thành viên cho các nước này và các nước khác trong khu vực tham gia chương trình đối tác vì hịa bình của NATO. Sau đó, Mỹ cịn ra sức ủng hộ Khối thịnh vượng chung của các quốc gia Trung Á trong đó có Kygryzstan và Tajikistan, Uzbekistan, Kazakhstan để hợp tác năng lượng, nơng nghiệp, khí hydro và giao thơng để từ đó làm giảm những ảnh hưởng của Nga đến khu vực này.

Trước sự tăng cường hợp tác an ninh, quân sự của Mỹ với các nước Trung Á, Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại trung á từ năm 2001 đến năm 2012 (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)