KẾT QUẢ, TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại trung á từ năm 2001 đến năm 2012 (Trang 65 - 70)

3.1. Kết quả

Đối với Trung Quốc, mặc dù khởi động tương đối muộn và phải đối mặt với nhiều

khó khăn thách thức, nhưng chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tại khu vực Trung Á đã được triển khai mạnh mẽ và thu được những kết quả khả quan.

Trước hết xét riêng trên lĩnh vực năng lượng, Trung Quốc đã đẩy mạnh hợp tác đầu tư, khai thác nguồn năng lượng tại Trung Á, bước đầu tạo được dấu ấn trong ngành cơng nghiệp dầu khí của Trung Á; quy mơ hợp tác đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của Trung Quốc tại khu vực không ngừng tăng lên. Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc đã góp phần bổ sung cho nguồn cung dầu khí trong nước, giảm bớt sức ép về tình hình thiếu hụt nguồn cung. Đồng thời, thông qua phát triển một chiến lược bài bản về mua cổ phần của các công ty dầu khí quốc gia Trung Á, các tập đoàn dầu khí lớn của Trung Quốc đang thực hiện chính sách đầu tư, mua cổ phần của các công ty liên quan đến lĩnh vực khai thác, vận chuyển dầu lửa của các nước Trung Á, ngày càng nắm giữ nhiều cổ phần trong các cơng ty dầu khí ở các nước này.

Bên cạnh đó, có rất nhiều hợp đồng hợp tác trên lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt giữa Trung Quốc với Uzbekistan, Turkmenistan được ký dưới danh nghĩa “xây dựng quan hệ láng giềng thân thiện”. Đáng chú ý như Tập đồn phát triển cơng nghệ dầu khí Trung Quốc và Turkmengas đã ký hợp đồng 14,5 tỉ USD về cung cấp thiết bị khai thác năm 2004, thỏa thuận xuất khẩu 30 tỉ m3 khí từ Turkmenistan sang Trung Quốc. Đến năm 2006, CNPC đã ký với Uzbekistan thỏa thuận đầu tư 200 triệu USD thăm dị và khai thác dầu khí đến năm 2011; ký hợp đồng khai thác và phát triển khí thiên nhiên tại vùng biển Aral…

Khơng những thế, Trung Quốc cịn đạt những thành quả lớn trong việc xây dựng các đường ống dẫn dầu và khí nối Trung Á với Trung Quốc. Điều này không chỉ là thành quả kinh tế mà cịn có ý nghĩa chính trị, ngoại giao to lớn. Hai ví dụ điển hình là đường ống dẫn dầu Kazakhstan-Trung Quốc và đường ống dẫn khí xuyên Á đi qua lãnh thổ các nước

Turkmenistan, Kazakhstan, Uzbekistan tới Trung Quốc.

Đường ống dẫn dầu Kazakhstan-Trung Quốc: Với hơn 3.000km chiều dài, đường

ống dẫn dầu dài 2.200 km nối Kazakhstan–Trung Quốc từ bờ biển Caspian của Cadactan

tới Alashakou của khu tự trị Tân Cương Trung Quốc có thể cung cấp dầu trực tiếp cho Trung Quốc từ vùng Trung Á, có cơng suất thiết kế từ 800.000 đến 1.000.000 thùng dầu/ngày. Với việc hoàn thành đường ống dẫn dầu này, lần đầu tiên Trung Quốc đã đảm bảo nguồn cung cấp “vàng đen” bằng tuyến vận chuyển trên đất liền mà khơng nằm trong tầm kiểm sốt của Mỹ như đối với nguồn cung dầu trên biển từ Trung Đông và Xu đăng. Dự kiến đến năm 2015, tuyến đường ống này sẽ cung cấp 6% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc. Về khía cạnh chính trị, đường ống dẫn dầu này cũng mang ý nghĩa rất lớn, là một đối trọng thực sự với đường ống BTC do Mỹ hậu thuẫn; giúp cho Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng tại Trung Á thông qua đầu tư rộng rãi và tạo công ăn việc làm cho hơn 50.000 người ở Kazakhstan, trong đó có nhiều người Duy Ngơ Nhĩ, phần nào xoa dịu sự

bất mãn, thù địch với người Hán trong thành phần dân Duy Ngơ Nhĩ và góp phần phát triển vùng biên giới Tân Cương. Điều này góp phần mang lại thành công cho Chiến dịch Đại khai phá miền Tây mà Trung Quốc đang thực hiện trong những năm đầu thế kỷ XXI.

Đường ống dẫn khí đốt xuyên Á nối Trung Á với Trung Quốc có tổng chiều dài gần 7.000 km, với 1.833 km chạy qua lãnh thổ các nước Turkmenistan, Kazakhstan, Uzbekistan và 4.860 km chạy trên lãnh thổ Trung Quốc. Dự kiến đến năm 2013, đường ống này sẽ đạt công suất tối đa và hàng năm sẽ cung cấp 40 tỉ m3 khí đốt trực tiếp từ

Turkmenistan tới khu tự trị Tân Cương và dẫn đến các thành phố lớn của Trung Quốc như

Thượng Hải, Quảng Châu, Hồng Kông. Với công suất trên, hệ thống đường ống xuyên Á này sẽ đáp ứng phần lớn nhu cầu khí đốt của Trung Quốc, vốn được dự báo sẽ thiếu 50 tỷ m3 vào năm 2015.

Nói tóm lại, các hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tại Trung Á đã góp phần đảm bảo nguồn cung năng lượng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, bảo đảm ổn định an ninh và nhu cầu tiêu dùng của người dân Trung Quốc trong hiện tại và tương lai, giảm thiểu nguy cơ gián đoạn nguồn cung, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Đơng, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và mạnh mẽ, ổn định chính trị – xã hội, nhất là ở vùng biên giới Tây Bắc, qua đó tạo dựng và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tại các nước Trung Á.

So với các khu vực khác, chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tại Trung Á về cơ bản có những điểm tương đồng về mục tiêu, hướng triển khai, các biện pháp thực hiện… Sự khác biệt giữa chính sách năng lượng tại Trung Á so với các khu vực khác có thể thấy là, sự can dự của Trung Quốc tại Trung Á khơng đơn thuần chỉ vì động cơ năng lượng hay lợi ích kinh tế, mà cịn vì những lợi ích chính trị, an ninh, đó là giữ ổn định khu vực biên giới phía Tây vốn có ý nghĩa an ninh chính trị quan trọng đối với Trung Quốc.

Trong một vài thập kỷ tới đây, về cơ bản, chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tại khu vực Trung Á sẽ vẫn được triển khai mạnh mẽ thông qua các biện pháp như họ đang áp dụng hiện nay. Chỉ có điều khác là trong tương lai, cũng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ tăng lên rất nhiều so với hiện nay, nên cuộc săn lùng tài nguyên chiến lược của Trung Quốc tại khu vực này sẽ diễn ra một cách ráo riết hơn với những hành động mạnh dạn, cứng rắn hơn để bảo vệ lợi ích của họ về năng lượng. Đồng thời, cuộc chạy đua giữa các nước lớn nhằm giành nguồn năng lượng chiến lược và cạnh tranh ảnh hưởng tại Trung Á còn lâu mới kết thúc, nhưng phần thắng dường như đang và sẽ nghiêng về phía Trung Quốc38.

Đối với Mỹ,việc đề ra kế hoạch “Đại Trung Á” những năm đầu thế kỷ XXI, trong

thời điểm Mỹ thúc đẩy cuộc cách mạng màu trong khu vực, nhằm đạt được ba lợi ích chiến lược của Mỹ ở Trung Á là an ninh, năng lượng và cải cách tự do chính trị. Trên thực tế,

Mỹ đã xuất hiện tại khu vực này ngay đầu thập niên 90 thế kỷ trước. Các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, Turkmenistan và Uzbekistan tham gia chương trình đối tác vì hịa bình của NATO (PFP) năm 1994. Bộ Quốc phòng Mỹ thiết lập mối liên kết với các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan Azerbaijian và Grudia, cung cấp vũ khí, trợ giúp đào tạo cho quân đội những nước này.

Sau sự kiện 11/9/2001, nhân chiến dịch Afghanistan, Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự tại Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan để đồng thời thông qua bố trí lực lượng quân sự tại khu vực, Mỹ có thể can dự mạnh mẽ hơn vào khu vực, tìm kiếm, đảm bảo được nguồn cung năng lượng của họ trong tương lai phù hợp với lợi ích của Mỹ. Vì vậy, trong kế hoạch “Đại Trung Á”, Mỹ đã chủ trương “hình thành chiến lược xuất khẩu năng lượng xuống phía Nam, kiểm sốt nguồn tài ngun năng lượng của Trung Á”, xúc tiến và hậu thuẫn mạnh mẽ cho các công ty đa quốc gia tham gia vào các dự án dầu lửa của khu vực. Công ty Chervon đã xây dựng đường ống dẫn dầu biển Caspian (CPC) để chuyển dầu thô được khai thác từ các công ty dầu lửa của phương Tây ở Kazakhstan tới điểm cuối là Biển Đen thuộc Nga. Tuyến đường ống CPC dài 1.500 km đã hoàn thành vào năm 2003 với giá trị 2,6 tỷ USD. BP và đối tác của mình cũng tiến hành xây dựng tuyến đường ống BakuTbilisiCeyhan (BTC) dài 1.800 km trị giá 4,2 tỷ USD. Tuyến đường ống này hoạt động năm 2006 và có thể chuyển hàng triệu thùng mỗi ngày39.

Việc Mỹ tăng cường hiện diện tại khu vực bằng cả kinh tế và quân sự tạo ra những lo ngại đối với Nga và Trung Quốc. Hai nước Nga và Trung Quốc đều tìm cách chống lại ảnh hưởng của Mỹ tại Trung Á

39 Zhinqun Zhu (2009), US- China relations in the 21 st century: power transition and peace.

3.2. Tác động

3.2.1. Tác động đối với Mỹ và Trung Quốc

Đối với Trung Quốc, xu thế này có một vài ý nghĩa đối với Bắc Kinh. Ba tập đoàn dầu mỏ quốc gia chính của Bắc Kinh, Tổng cơng ty dầu khí và hố chất Trung Quốc (Sinopec), Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) và Công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn dầu khí Trung Quốc (PetroChina) sẽ tiếp tục chính sách quyết liệt mở rộng quy mơ tiếp cận tồn cầu. Sự chú ý đặc biệt sẽ tập trung ở các quốc gia mà mức sản xuất dầu có tiềm năng tăng như Iraq, Brazil và Venezuela bất chấp sự phức tạp chính trị, vận chuyển xung quanh việc phát triển năng lượng ở các quốc gia này. Mặc dù một phần của sự mở rộng này nhằm mục đích bảo đảm nguồn cung dầu mỏ cho Trung Quốc, các cơng ty này cũng tìm cách giảm thiểu rủi ro và muốn trở thành các tập đồn dầu khí tồn cầu. Điều này có nghĩa rằng các cơng ty sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động sang các nước như Mỹ và Canada. Lấy ví dụ, CNOOC và Sinopec đã đầu tư vài tỷ USD vào các mỏ dầu khí đá phiến40

. Những khoản đầu tư này cũng nhằm nâng cao trình độ cơng nghệ cho các tập đồn dầu khí Trung Quốc.

Bên cạnh đó, với sự tăng trưởng kinh tế nội địa Trung Quốc chậm lại và quốc gia này đang trải qua giai đoạn chuyển đổi từ mơ hình kinh tế hướng tới xuất khẩu sang mơ hình phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu thụ nội địa, sẽ có sự suy giảm về cán cân thương mại. Tăng nhập khẩu dầu và các loại hình năng lượng khác sẽ chỉ đẩy nhanh việc xóa bỏ cán cân thương mại tích cực hiện nay của Trung Quốc dù sự thay đổi này đã diễn ra trong vài năm. Nó cũng làm gia tăng rủi ro của Bắc Kinh với các nhân tố bên ngồi, khơng chỉ là các vấn đề kinh tế mà còn là rủi ro về nguồn cung bằng đường biển. Bắc Kinh đã nỗ lực làm giảm thiểu các rủi ro này bằng việc tăng nhập khẩu bằng đường bộ từ Nga và Trung Á, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là bảo đảm an tồn cho giao thơng đường biển, vai trị từ lâu đã do Mỹ đảm nhiệm.

Đối với Mỹ, khi sự tiêu thụ gia tăng đưa Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu

lớn nhất, Mỹ lại đang giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu dầu khí từ nước ngoài.

Ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ đã trải qua bước tiến công nghệ vượt bậc giúp việc sản xuất dầu của nước này tăng gần 40% trong 3 năm qua, đưa sản xuất nội địa lên mức cao chưa từng thấy kể từ trước Chiến tranh vùng vịnh thứ nhất. Dù đây không phải là lý do duy nhất khiến Mỹ giảm mạnh nhập khẩu dầu mỏ, Canada cũng đã tăng mạnh việc sản xuất dầu của mình và đang xuất khẩu sang Mỹ bằng đường bộ. Kết quả là Mỹ ngày càng giảm nhập khẩu dầu mỏ từ bên ngoài bằng đường biển. Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian còn lại của thập kỷ này khi Mỹ và Canada tiếp tục tăng cường sản xuất dầu.

Tuy nhiên, việc sản xuất dầu của cả Mỹ và Canada không thể đạt mức đủ cao để Washington khơng cịn phải nhập khẩu dầu từ các nước khác. Bên cạnh đó, Mỹ hội nhập lớn vào dịng chảy thương mại và thị trường tài chính tồn cầu. Chính vì thế, Mỹ sẽ vẫn rất quan tâm đến thị trường dầu mỏ quốc tế cũng như việc bảo đảm an tồn tuyến giao thơng hàng hải không chỉ cho việc vận chuyển năng lượng mà cịn các loại hàng hóa khác. Lấy ví dụ, ngay cả khi nếu nhập khẩu năng lượng của Mỹ từ Trung Đông giảm, bất kỳ sự suy giảm mạnh nguồn cung nào từ Trung Đông sẽ dẫn tới các hậu quả kinh tế nghiêm trọng ở Trung Quốc và các quốc gia Châu Á khác, cuối cùng sẽ làm ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ.

Ngoài ra, Mỹ sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu thơ Trung Đơng vì những lý do cơ cấu. Ví dụ, bang California và các bang duyên hải miền Tây khơng kết nối với phần cịn lại của lục địa bằng đường ống và việc xây dựng đường ống dẫn dầu tới các khu vực này khó khăn. Chính vì vậy, các nhà máy lọc dầu tại đây sẽ tiếp tục tìm kiếm nguồn dầu thô từ Trung Đông ngay cả khi Mỹ tiếp tục tăng sản xuất dầu trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại trung á từ năm 2001 đến năm 2012 (Trang 65 - 70)