Chương 2 : CẠNH TRANH ẢNH HƯỞNG MỸ-TRUNG TẠI TRUNG Á
2.2. Trun gÁ trong chính sách của Mỹ và Trung Quốc
2.2.1. Trung Á trong chính sách của Mỹ
Mỹ đã đề xuất kế hoạch 'Con đường Tơ lụa mới' với tâm điểm là Afghanistan. Washington muốn hợp nhất các nước ở Trung và Nam Á, các nước Caucasus, thậm chí cả Mơng Cổ và khu vực Tân Cương của Trung Quốc trong một chương trình có tên là "Kế hoạch Đại Trung Á", vốn là một phần quan trọng trong chiến lược của Mỹ nhằm tái cân bằng chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bản chất kế hoạch là Mỹ muốn kiểm sốt Afghanistan, song khơng có khả năng đầu tư tiền. Họ hy vọng nguồn lực sẽ được các nước láng giềng của Afghanistan chia sẻ.
Mỹ lần lượt đưa ra "Chiến lược Đại Trung Đông" và "Chiến lược Đại Trung Á". Đây là các kế hoạch chiến lược mà Mỹ soạn thảo nhằm vào khu vực văn hóa Hồi giáo từ Tây Á đến Trung Á. "Kế hoạch Đại Trung Á" được đưa ra nhằm vào những hậu quả của cuộc chiến Afghanistan, là tìm cách xây dựng kế hoạch chiến lược an ninh Trung Á dân chủ, phồn vinh với Afghanistan làm trung tâm. Theo S. Frederik Starr của Viện nghiên cứu Caucasus Trung Á của Mỹ, Mỹ sử dụng cụm từ Đại Trung Á là để tìm cách thốt khỏi khái niệm địa lý chật hẹp về khu vực này do Liên Xô trước đây đưa ra. Từ năm 2000 đến nay, Tân Cương, Afghanistan cùng với 5 nước thành viên của Liên Xô trước đây đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của khu vực văn hóa này, cụm từ "Đại Trung Á" đã chấp nhận sự thực này, cũng thừa nhận phạm vi của Đại Trung Á có lẽ cịn rộng rãi hơn nữa, đó là khu vực này còn bao gồm cả tỉnh Razavi Khorasan của Iran, phía Bắc Pakistan, Mơng Cổ, Cộng hịa Tatarstan, thậm chí bao gồm cả phía Bắc Ấn Độ.
Kế hoạch "Đại Trung Á" của Mỹ lấy kinh tế làm trọng điểm, mục tiêu gần đây chủ yếu là giúp đỡ các nước Trung Á hạ thấp hàng rào thương mại với nhau, thực hiện thỏa thuận vận tải mở cửa biên giới, thực hiện hợp tác kinh tế và thương mại khu vực Đại Trung Á, thúc đẩy đi sâu mối quan hệ kinh tế giữa 5 nước Trung Á với khu vực lân cận của 5 nước này, thúc đẩy điều chỉnh kinh tế của khu vực Trung Á với toàn cầu, thực hiện việc Trung Á hòa nhập với các quy tắc, quy phạm và thông lệ của Trung Á với quốc tế, để thúc
đẩy nhất thể hóa kinh tế khu vực Đại Trung Á. Chính sách chống khủng bố của Mỹ được mở rộng đến Uzbekistan - nước láng giềng phía Bắc của Afghanistan, đồng thời mở rộng hơn nữa đến tất cả các nước Trung Á. Mỹ nhận thức được rằng chính sách an ninh chống khủng bố của Mỹ ở Afghanistan cần có sự hợp tác và cùng tham gia tấn công tổ chức Taliban và Al Qaeda ở Afghanistan của các nước Trung Á. Từ đó, dần dần hình thành cục diện hợp tác liên minh chống khủng bố Đại Trung Á của Mỹ. Đây là sự điều chỉnh của chiến lược chống khủng bố từ chủ nghĩa đơn phương sang chủ nghĩa đa phương.
Vì vậy, những năm gần đây, Mỹ lần lượt triển khai mối quan hệ trên các lĩnh vực với các nước Trung Á, cải thiện quan hệ hợp tác về các mặt như kinh tế và thương mại, giáo dục đại học, vấn đề môi trường, vấn đề phụ nữ và trẻ em, tấn công tội phạm ma túy, thúc đẩy các nước Trung Á đẩy nhanh tiến trình mở cửa thị trường và dân chủ hóa.
Mỹ xây dựng mạng lưới giao thơng phía Bắc với Afghanistan làm trung tâm, đề xuất khôi phục địa vị của Afghanistan với tư cách là đầu mối giao thông then chốt nối liền Trung Đông, Trung Á, Nam Á và châu Á, mục đích là tăng cường quan hệ hợp tác với các nước Trung Á trên lĩnh vực quân sự, bảo đảm chắc chắn tuyến giao thông của quân đội Mỹ tại Afghanistan, Uzbekistan là quốc gia then chốt của tuyến giao thông này khi đi qua Trung Á. Ngày 4/9/2012, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Nam Á và Trung Á Robert Blake nói rằng: "Mối quan hệ giữa Mỹ và Uzbekistan là vô cùng phức tạp, liên quan đến lợi ích quan trọng của Mỹ. Chính phủ Uzbekistan ủng hộ vấn đề Afghanistan, đặc biệt là sự ủng hộ trong vấn đề tuyến đường phía Bắc, là tuyến đường trung chuyển vật tư quân sự ra vào Afghanistan quan trọng của Mỹ".
Tháng 10/2011, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tiến hành chuyến thăm con thoi tới 4 nước Trung Á gồm Pakistan, Afghanistan, Tajikistan và Uzbekistan, tìm cách thúc đẩy kế hoạch "con đường tơ lụa mới" trong khi phối hợp lập trường với những nước này về xu hướng cục diện chính trị cho tương lai của Afghanistan. Mỹ muốn ràng buộc hơn nữa lợi ích an ninh của cuộc chiến chống khủng bố Afghanistan với các nước Trung Á.
Đây là một dự án tham vọng. Then chốt của dự án là ở Afghanistan, Afghanistan vẫn giống như "cái nút trong bình" thường cản trở vận tải đường bộ, như đường quốc lộ, đường sắt, đường ống dẫn dầu khí cũng như mạng lưới truyền tải điện lực, vẫn chưa phát huy được vai trò đầu mối giao thơng then chốt mang tính chiến lược.
Từ đầu năm 2012, Mỹ liên tục cử các quan chức cấp cao tới thăm các nước Trung Á, Nam Á, vận dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, quân sự và chính trị, mở rộng ảnh hưởng ở khu vực này. Các quan chức cấp cao Mỹ đặt kỳ vọng cao vào triển vọng của kế hoạch "Con đường tơ lụa mới". Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề của khu vực Nam Á và Trung Á Robert Blake cho biết: "Kế hoạch này có nền tảng lịch sử, mục đích của nó là muốn thiết lập cơ chế trao đổi xuyên biên giới về hàng hóa, nhân viên và văn hóa." Chính phủ Mỹ muốn dựa vào kế hoạch "Con đường tơ lụa mới" để thực hiện mục tiêu địa-chính trị của mình, củng cố thành quả chiến đấu ở Afghanistan, vạch ra hướng đi cho tình hình khu vực; dựa vào hợp tác kinh tế, đẩy mạnh mức độ thâm nhập khu vực Trung Á. Mỹ muốn xây dựng con đường đáng tin cậy để giành được nguồn tài nguyên khoáng sản của Trung Á và khu vực xung quanh, đảm bảo các nguồn tài nguyên chiến lược của Trung Á chảy về thị trường thế giới một cách thuận lợi; củng cố sự hiện diện quân sự ở Trung Á, xây dựng thành trì để thực thi can thiệp vào Iran, hình thành khả năng răn đe đối với Trung Quốc và Nga, đồng thời đảm bảo Mỹ có khả năng phản ứng nhanh đối với các hoạt động của các phần tử khủng bố ở khu vực này.
2.2.2. Trung Á trong chính sách của Trung Quốc
Trung Á cũng rất quan trọng đối với Trung Quốc về an ninh năng lượng. Năm 2004, Trung Quốc vượt Nhật Bản thành nước đứng thứ 2 thế giới về tiêu thụ năng lượng, sau đó năm 2010 Trung Quốc bỏ qua Mỹ và đứng đầu thế giới. Để đối phó với nhu cầu đang tăng, Trung Quốc theo đuổi một chiến lược đầy mưu mẹo là phân phối các khoản vay mềm cho các nước nghèo (mà việc quản lý cũng nghèo nàn) tại Trung Á và đổi lại họ được tiếp cận các nguyên liệu thô. Năm 2009, Kazakhstan nhận được 10 tỷ USD từ Trung Quốc để thúc đẩy kinh tế. Cùng lúc, việc xây dựng đường ống dẫn dầu Kazakhstan - Trung Quốc được hoàn thành, về cơ bản gần 3.000 km đường ống sẽ vận chuyển 200.000 thùng dầu/ngày
nhưng năm tới con số này sẽ tăng lên gấp đôi. Với các nguồn tài nguyên cơ bản như dầu, khí, than, sắt, kẽm, đồng, titan, nhôm, bạc và vàng, quan hệ với Kazakhstan đặc biệt quan trọng với Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ dầu khí Kazakhstan gần đây thơng báo rằng có 15 cơng ty lớn của Trung Quốc đang hoạt động tại nước này, con số các cơng ty có cổ phần nhỏ hơn của Trung Quốc cịn cao hơn. Các cơng ty này hàng năm khai thác khoảng 80 triệu tấn dầu và khoảng 25 triệu tấn chuyển về Trung Quốc. Lớn mạnh lên, Trung Quốc đang trở thành đối thủ của Nga trong lĩnh vực năng lượng tại Trung Á, trong khi Nhật Bản và Ấn Độ thì chạy chậm theo sau. Trung Quốc đã có cổ phần lớn hơn trong lĩnh vực năng lượng so với Nga. Năm 2009, Trung Quốc nhập khẩu 18 triệu tấn dầu của Kazakhstan cịn các cơng ty Nga (dẫn đầu là LUKOIL) mới có được 6,4 triệu tấn.
Bức tranh tương tự cũng diễn ra ở đất nước giàu năng lượng Turkmenistan. Tại đây Trung Quốc đang tìm kiếm sự độc quyền xuất khẩu khí đốt thiên nhiên của nước này. Theo các con số của phía Trung Quốc, đến năm 2020 họ sẽ cần đến 200 tỷ m3 khí hàng năm, trong khi sản xuất trong nước chỉ ở mức 120 tỷ m3. Bắc Kinh đã ký các hợp đồng mua 40 tỷ m3 của Turkmenistan hàng năm.Tháng 12/2009 nhánh đầu tiên của đường ống dẫn khí Turkmenistan - Uzbekistan - Kazakhstan có cơng suất 13 tỷ m3/năm đã bắt đầu vận hành. Nhánh thứ 2 sẽ hoàn thành trong năm nay và tổng công suất năm sẽ là 60 tỷ m3. Năm 2009, Trung Quốc cung cấp cho Turkmenistan khoản vay 3 tỷ USD để phát triển mỏ khí Nam Yolotan. Năm ngối, Trung Quốc cũng thơng qua khoản vay bổ sung 4 tỷ USD để hoàn thiện giai đoạn đầu của dự án.
Bắc Kinh xem Kyrgyzstan là cơ sở chiến lược cho việc mở rộng thương mại khắp Trung Á và khoảng khơng gian Xơ Viết cũ. Cịn Bishkek về phần mình, tìm kiếm sự tối đa hóa lợi nhuận từ việc tái xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc. Việc thương mại này đem lại cho Kyrgyzstan khoảng 250 triệu USD hàng năm.
Nhưng có một điều làm cư dân Trung Á lo ngại nhất đó là số lượng đang tăng lên của cộng đồng người Trung Quốc tại mỗi một quốc gia. Trung Quốc thường đem theo người của họ, các công nhân đến làm tại các dự án tại Trung Á. Theo đánh giá chính xác
nhất thì hiện có hơn 300.000 người Trung Quốc sống tại Kazakhstan; khoảng 200.000 tại Kyrgyzstan và 150.000 ở Uzbekistan, Turkmenistan và Tajikistan. Sự có mặt đang tăng lên của người Trung Quốc tại các nước này thường tạo ra những căng thẳng với cư dân địa phương và gây ra sự nghi ngờ về dự định của Bắc Kinh11
.