Tình hình khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại trung á từ năm 2001 đến năm 2012 (Trang 38 - 39)

Chương 2 : CẠNH TRANH ẢNH HƯỞNG MỸ-TRUNG TẠI TRUNG Á

2.1. Tình hình quốc tế và khu vực

2.1.2. Tình hình khu vực

Trung Quốc đã nhanh chóng phát triển và củng cố vị thế của mình tại Trung Á. Điều này đang gây nên mối quan ngại không chỉ đối với Mỹ, phương Tây, đối với Nga mà đối với chính các nước Trung Á. Cịn nước Nga thì dường như chưa có một chính sách nhất qn đối với Trung Á. Mỹ có một lập trường nước đơi liên quan đến cấu trúc an ninh khu vực và đang ở vào tình trạng lực bất tịng tâm.

Trung Á là một trong các mục tiêu của chiến lược xoay trục của Mỹ sang châu Á, nhưng là một bộ phận suy yếu của chiến lược đó. Lịch sử chính sách ngoại giao Mỹ từ khi các nước Trung Á độc lập đến nay cho thấy ngay từ đầu Mỹ đã khơng có một kế hoạch chiến lược Trung Á rõ ràng. Với tư cách là quốc gia có ảnh hưởng nhưng cách xa Trung Á, khơng có biên giới chung với khu vực Trung Á, có thể nảy sinh ảnh hưởng quan trọng đối với Trung Á, nhưng từ năm 2001 đến nay Mỹ khơng có chiến lược khu vực nhất qn. Mỹ tiến vào khu vực Trung Á, ngay từ đầu đặt lợi ích của Mỹ vào phương diện an ninh chống khủng bố và hợp tác năng lượng là chính.

Hiện nay, vấn đề an ninh Trung Á liên hệ chặt chẽ với ba tổ chức quốc tế, lần lượt là Tổ chức hợp tác Thượng Hải (Trung Quốc, Nga và 5 nước Trung Á), Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) gồm Nga, Belarus, Armenia và 4 nước Trung Á - tháng 6 năm 2012

Uzbekistan rút khỏi tổ chức này, Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (Mỹ, các nước châu

Âu, 5 nước Trung Á). Ba tổ chức này đều liên quan đến cơng việc giữ gìn an ninh khu vực Trung Á. Nhưng ảnh hưởng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải có tính quyết định đối với tiến trình phát triển của Trung Á.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại trung á từ năm 2001 đến năm 2012 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)