Môi trường cơ bản của xã hội hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội) (Trang 26 - 29)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2.3. Môi trường cơ bản của xã hội hoá

Xã hội hoá thông qua các tác nhân chính thức và không chính thức sau đây:

27

- Các tác nhân chính thức trong quá trình xã hội hoá là các thiết chế giáo dục, tôn giáo, quân sự… Các tác nhân chính thức bao giờ cũng có cấu trúc chặt chẽ hơn, trách nhiệm cao trong sự truyền đạt các mô hình hành vi được xã hội chấp nhận.

- Các tác nhân xã hội hoá không chính thức bao gồm những sự tác động qua lại của gia đình, bạn hữu, các phương tiện truyền thông…

Gia đình là một môi trường xã hội hoá có tầm quan trọng chính yếu. Gia đình là nhóm xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân trong mọi xã hội thường phải phụ thuộc vào. Quá trình xã hội hoá bắt đầu ngay trong gia đình. Gia đình là khuôn khổ cần thiết cho sự phát triển của trẻ, làm cho sự trưởng thành sinh học của nó và những mối liên hệ của nó phù hợp với môi trường. Sự phụ thuộc về vật chất và mật thiết tình cảm tạo ra sự kết dính mạnh mẽ của trẻ em với những người chăm sóc. Vì thế đối với trẻ, gia đình đại diện cho thế giới rộng lớn xung quanh nó. Do đó, sự cảm nhận về thế giới, về xã hội và về chính bản thân ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ, hành vi, niềm tin của gia đình. Thông qua các thông tin có lời và không có lời, cha mẹ đã truyền đạt lại cho con cái những giá trị, niềm tin, thái độ và cả những tri thức về thế giới xung quanh.

Gia đình là cái gốc của con người, nơi con người sinh ra, bắt đầu một cuộc đời, bắt đầu sự nhận biết và trong suốt cuộc đời cho đến khi kết thúc. Là cội nguồn tình cảm, là điểm tựa, cái nôi của sự bình yên. Văn hoá con người bắt đầu từ văn hoá gia đình, là thành tố của văn hoá con người, rõ ràng quá trình xã hội hoá của một người từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời có ảnh hưởng quyết định tới những thái độ và hành vi khi đã lớn. Có thể nói những gì mà cá nhân thu được kể cả vai trò xã hội mà họ sẽ đóng sau này trong cuộc sống lao động đều được chuẩn bị và học hỏi từ lúc cá nhân còn nhỏ sống trong môi trường gia đình.

Việc thực hiện xã hội hoá con cái được thực hiện ở tất cả các giai đoạn, bắt đầu từ sự chăm sóc lúc con còn nhỏ, dạy cho chúng những điều sơ đẳng trong cách cư xử của con người, thông qua các thời kỳ học tập ở nhà trường, cho đến khi tự lập trong gia đình và nghề nghiệp của chúng. Chỉ có tham gia đóng góp đầy đủ và có hiệu quả như thế trong quá trình xã hội hoá con cái của mình, gia đình mới đảm bảo được sự thành công của con cái mình, mới thoả

28

mãn được những yêu cầu, khát vọng của bản thân mình, cuối cùng điều đó không những góp phần duy trì sự trường cửu của xã hội mà gia đình là một thành phần, mà còn tăng cường được lực lượng có tác dụng quyết định sự tiến bộ của xã hội.

Trường học. Trong xã hội truyền thống, gia đình đóng vai trò chủ yếu trong quá trình xã hội hoá cho thế hệ trẻ. Nhưng trong xã hội hiện đại, trách nhiệm này được chia sẻ với các tổ chức chính thức, trong đó bộ phận quan trọng hơn cả là trường học. Xã hội càng phức tạp, càng có kỹ năng bao nhiêu để phổ biến chính thức các kỹ năng và kiến thức cần thiết càng cần thiết xây dựng những thiết chế có chủ định. Trường học là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm trong việc truyền đạt kiến thức đã được tích luỹ và các đường lối chính trị - kinh tế của quốc gia cho thế hệ trẻ. Trường học là một tác nhân quan trọng của xã hội hoá cơ quan xã hội chính yếu, được cấu trúc và tổ chức cao nhằm thực hiện các quy luật xã hội mà xã hội mong đợi. Trường học cũng được thiết kế sao cho các kiến thức được truyền đạt ở các khoá học mang tính kế thừa nhau. Giáo dục chính thức quan trọng đến mức mà hầu như việc tuyển nhân sự vào các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân phụ thuộc vào cá nhân hoàn tất như thế nào các khoá học trong trường.

Trong trường, cá nhân không chỉ tiếp thu các môn học truyền thống mà còn cả những quy tắc và cách thức quy định hành vi. Học sinh không chỉ học những môn văn hoá mà còn cả cách làm sao quan hệ với giáo viên, với bạn bè.

Nhóm ngang hàng (nhóm cùng địa vị). Mặc dù chức năng cơ bản của nhóm ngang hàng là giải trí nhưng trong thực tế nhóm ngang hàng cũng là một tác nhân tạo ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình xã hội hoá, thậm chí đối với một số cá nhân, nhóm ngang hàng lại là tác nhân xã hội hoá mạnh nhất.

Những người trong nhóm ngang hàng có cùng một địa vị cho việc quan hệ của họ tương đối bình đẳng. Họ thường chia sẻ một chỗ đứng trong thang bậc xã hội như nhau kể cả trong quan hệ quyền lực.

Những người trong nhóm ngang hàng chịu ảnh hưởng của nhóm nhất là trong thời kỳ dậy thì.

Trong thời kỳ này, thanh thiếu niên dành phần lớn thời gian sinh hoạt trong ngày cùng với bạn bè. Những thiếu niên ở tuổi dậy thì cùng nhau tạo nên

29

tiểu môi trường văn hoá riêng. Khác với các giá trị, chuẩn mực văn hoá toàn xã hội, hay nói chính xác hơn văn hoá của những người lớn.

Trong thời kỳ dậy thì, đối với họ, sự nổi tiếng trở thành một mục đích quan trọng nhất và sau đó là việc tiếp thu các giá trị và biến đổi các giá trị của nhóm ngang hàng trong cuộc sống. Điều đó được coi là sự đóng góp to lớn trong hành động và trong nhận thức. Những thiếu niên sử dụng thành thạo biệt ngữ, mặc quần áo đúng kiểu của nhóm và tự nguyện sống theo những giá trị riêng của nhóm sẽ được bạn bè tán đồng và tiếp nhận.

Thông tin đại chúng đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội phát triển. Hàng ngày con người dành một lượng thời gian đáng kể để xem tivi, internet (trong đó có báo điện tử), báo viết, tạp chí, nghe đài....

Phương tiện thông tin đại chúng tăng cường các ý nghĩa của giá trị văn hoá, các chuẩn mực văn hoá qua các chương trình giáo dục, qua các nội dung phát trên truyền hình, trên đài phát thanh, trên các trang internet, báo điện tử cũng như báo viết... Cá nhân, ở mức độ nhất định, lĩnh hội được những vai trò và những quy định hành vi trong xã hội từ những phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung điển hình thể hiện trong những phương tiện thông tin đại chúng là sự tác động sâu sắc đến quá trình xã hội hoá khi tạo điều kiện cho sự lĩnh hội những giá trị nhất định và hình mẫu nhất định của hành vi. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng tác động của truyền hình, báo điện tử với tư cách là tác nhân xã hội hoá cũng rất to lớn như là hình ảnh của bố mẹ. Truyền hình và báo điện tử là thông tin đại chúng lớn hơn cả, ảnh hưởng nhiều nhất trong quá trình xã hội hoá so với các phương tiện truyền thông đại chúng khác [23, tr.113 -115].

Văn học, nghệ thuật, phim ảnh, kịch, nhạc, tranh ảnh... đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của mỗi cá nhân....

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)