Nêu gương thông qua hành động của người lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội) (Trang 72 - 81)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4. Phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho con trong gia đình

2.4.1. Nêu gương thông qua hành động của người lớn

Để có những đứa con ngoan và sau này trở thành những công dân có ích cho xã hội thì trẻ em phải được giáo dục. Không tự nhiên một đứa trẻ khi mới sinh ra đã biết hết mọi điều và trở thành con ngoan, trò giỏi. Nó phải được dạy dỗ bởi gia đình, nhà trường và xã hội trong suốt cuộc đời, nhưng đặc biệt quan trọng là khi chúng còn nhỏ. Vai trò của gia đình, trong đó đặc biệt là của bố mẹ là rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho đứa trẻ. Đứa trẻ được xã hội hoá đầu tiên ngay trong chính gia đình của mình - nơi mà chúng chịu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp về tính cách, đạo đức, lối sống từ bố mẹ. Sự ảnh hưởng đó tác động theo nhiều chiều hàng ngày, hàng giờ tới đứa trẻ.

73

Nhưng việc giáo dục con cái trong gia đình không thể chỉ được thực hiện bằng lời nói. Hiệu quả cao nhất của sự giáo dục bằng lời nói chỉ đạt được khi chính bản thân những người đang nói đó thực hiện tốt những gì mình đã nói. Vì vậy, việc cha mẹ phải thực sự là những tấm gương sáng cho con cái học tập là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của giáo dục gia đình.

Sức mạnh của tấm gương cha mẹ lớn hay không tuỳ thuộc vào uy tín của họ. Uy tín là điều cần thiết trong giáo dục đạo đức vì nó được xây dựng từ lòng tôn trọng, kính yêu của con cái đối với cha mẹ, lòng mong muốn của con cái làm tròn một cách tự nguyện những yêu cầu, mong muốn của bố mẹ.

Tình thương và sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái là tiền đề rất quan trọng cho hiệu quả giáo dục đạo đức. Song tình thương phải hướng vào mục đích giáo dục, phải đúng mức, thương nhưng phải nghiêm. Không ít gia đình đã rơi vào tình trạng mù quáng trong cái gọi là tình thương con cái, dẫn đến trẻ có tật xấu là chỉ thích được nuông chiều, khó tính khó nết, ích kỷ và dễ dẫn đến những thói hư tật xấu khác.

Trong cuộc sống gia đình, nếu cha mẹ thuận hoà, hạnh phúc, thì con cái thông thường sẽ ngoan ngoãn, chăm học và học giỏi. Nếu cha mẹ mâu thuẫn, dù là về phương pháp (người này khắt khe, người kia dễ dãi) sẽ làm kết quả giáo dục con cái không đạt được ý muốn. Đối với phương pháp nêu gương, theo đạo lý thông thường, cha mẹ và người lớn trong gia đình, trước hết phải thống nhất giữa lời nói và việc làm, cha mẹ phải luôn là tấm gương sáng để con trẻ noi theo. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Điều này cho thấy, môi trường sống đầu tiên của trẻ em là gia đình và người mà các em tiếp xúc sớm nhất, nhiều nhất chính là cha mẹ, do đó chúng chịu tác động ảnh hưởng nhiều nhất từ phía cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ muốn con nên người thì trước hết chính họ phải làm tấm gương sáng cho con họ học tập.

Không khí một gia đình ấm cúng, đầy tình thương yêu giữa các thành viên luôn là điều kiện cần thiết đối với đời sống tâm lý của mỗi người. Đối với các em ở lứa tuổi này cũng vậy. Nó là chỗ dựa tinh thần vững chắc để các em yên tâm học tập, sinh hoạt tập thể, vui chơi với bạn bè. Ngược lại, trong những gia đình mà bố mẹ - những thành viên chính của gia đình có nhiều xung khắc, mâu thuẫn dẫn đến xung đột, thì tâm hồn ngây thơ, non nớt của trẻ rất dễ bị tổn

74

thương. Những cuộc “chiến tranh lạnh”, thái độ thiếu tôn trọng lẫn nhau, hay những trận cãi vã, xô xát của bố mẹ thường làm các em băn khoăn, khó hiểu và có cảm giác lo lắng, sợ hãi, buồn chán và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến nhân cách của trẻ em sau này.

Vì vậy, phương pháp nêu gương thông qua hành động của người lớn là một phương pháp quan trọng, bởi vì như một nhà nghiên cứu đã nói: “Trẻ em không nghe người lớn nói gì nhưng chúng sẽ mở căng mắt xem người lớn làm ”. Chúng ta thử tìm hiểu xem các bậc cha mẹ ở quận Hà Đông - nơi chúng tôi tiến hành nghiên cứu đã nêu tấm gương như thế nào về đạo đức.

Quan tâm, chăm sóc và tôn trọng bố mẹ, ông bà

Hiếu thảo với cha mẹ là điều mà bất cứ gia đình nào cũng dạy dỗ con mình ngày từ khi chúng còn nhỏ. Con cái có hiếu thảo với cha mẹ thì mới hy vọng chúng sống tốt với anh em, họ hàng và với những người xung quanh. Bởi vì cha mẹ là những người sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ con người ngay từ lúc lọt lòng, công ơn ấy con cái không bao giờ trả hết được. Do vậy, con người dù làm gì, ở đâu, như thế nào thì điều đầu tiên là phải có hiếu với cha mẹ của mình, như vậy mới xứng đạo làm con và mới xứng đáng là một con người. Thường xuyên thăm hỏi bố mẹ cũng là một yếu tố thể hiện sự hiếu thảo đối với cha mẹ. Qua điều tra thực tế tại quận Hà Đông, chỉ có 56,2% người được hỏi thường xuyên quan tâm, thăm hỏi bố mẹ của mình; 43,8% thỉnh thoảng và không có ai không hỏi thăm bố mẹ bao giờ.

Số lượng người quan tâm thường xuyên đến bố, mẹ hiện nay là thấp chỉ chiếm quá nửa số người được hỏi. Phải chăng trong cuộc sống hiện đại, ai cũng lao vào guồng quay của việc kiếm tiền nên ít có thời gian để thăm hỏi bố, mẹ của mình.

“Thực ra ai cũng biết thăm hỏi bố, mẹ mình thường xuyên là tốt nhưng chị thấy đấy. Mọi người cũng từ nhiều nơi về đây sinh sống, lập nghiệp. Công việc cuốn hút mà không theo không được, hơn nữa có ở gần ông, bà đâu cơ chứ nên chỉ thỉnh thoảng gọi điện hỏi thăm được thôi”.(Nam, 52 tuổi, công nhân)

Có những người vì ở quá xa thì dù có quan tâm và yêu thương bố mẹ đến mấy cũng khó thường xuyên thăm nom bố mẹ được. Đấy là đối với những người từ xa đến đây lập nghiệp, còn những người đã sống ở đây từ rất lâu rồi thì sao.

75

“Chị thấy đấy, ngày trước đạo đức của con người có xuống cấp đến thế này đâu. Ngày xưa nghèo khổ còn thương yêu nhau, chứ vài năm trở lại đây cả quận Hà Đông này chỗ nào cũng thấy Quy hoạch đô thị, khu chung cư nên nhiều gia đình cũng được đền bù rấ nhiều tiền và đất ngày càng lên giá. Bố mẹ không có cho thì thôi chứ như nhà ông Lê Hiền kia kìa sống dở chết dở mới kiện đòi lại được đất rồi phân chia cho con cái không đều nên chúng nó cãi nhau, đánh nhau rồi lôi nhau ra tòa. Bây giờ anh em chẳng thèm nhìn mặt nhau. Con cái có coi bố, mẹ ra gì đâu” (Nam, 57 tuổi, cán bộ nhà nước).

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi được nghe tâm sự của một phụ nữ trong hoàn cảnh cũng phải chịu thiệt thòi: “Nhà mình có 4 anh, chị, em. Hai cậu con trai ăn nên làm ra, buôn bán phát đạt ấy vậy mà khi được đền bù đất thì bố, mẹ lại chia cho 2 cậu con trai ấy rõ nhiều đất lại mặt đường quốc lộ trị giá hàng chục tỉ đồng. Còn 2 người con gái thì mỗi đứa được có vài trăm triệu thôi. Bảo làm sao mà anh em không bất hòa; cha, mẹ với con cái làm sao mà yêu thương nhau như trước được chứ”(Nữ, 48 tuổi, làm nghề tự do).

Nói tóm lại, phần lớn số người được hỏi thường xuyên quan tâm đến bố mẹ mình. Một số tương đối lớn chưa làm được việc ấy cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà những nguyên nhân chúng tôi vừa nêu ra ở trên cũng là một phần cho câu trả lời về vấn đề đó.

* Quan tâm, chăm sóc bố mẹ khi ốm đau

Đối với bố mẹ già khi không ốm đau vẫn luôn cần đến sự quan tâm, chăm sóc, thăm hỏi của con cái. Khi ốm đau thì không có gì quý giá bằng việc con cái luôn ở bên cạnh để theo dõi bệnh tình, động viên, an ủi và trấn an tư tưởng các cụ. Có thể nói đây là lúc mà bố mẹ cần đến con nhất để tìm chỗ dựa về mặt vật chất và quan trọng hơn cả là về mặt tinh thần. Sự cô đơn sẽ làm cho các cụ tủi thân, phiền muộn từ đó dễ dẫn đến những suy nghĩ và hành động quẫn. Do vậy, việc gần gũi cha mẹ khi đau ốm là việc làm vô cùng quan trọng mà mỗi người đều cần phải ý thức được điều đó.

Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau: 41,1 % số người được hỏi nói rằng thường xuyên quan tâm và chăm sóc bố mẹ khi đau ốm; 52,1% thỉnh thoảng quan tâm, chăm sóc; và hiếm khi là 6,8%. Con số 52,1% thỉnh thoảng quan tâm, chăm sóc này cho thấy các bậc cha, mẹ ở đây không còn quan

76

tâm đến bố, mẹ mình như ngày trước nữa. Nguyên nhân lập nghiệp xa gia đình, quê hương cũng có nhưng còn đó vẫn nhiều trường hợp tình cảm của bố, mẹ và con cái không còn được như trước đây chính là do những tác động tiêu cực của yếu tố của phát triển của kinh tế-xã hội đem lại.

Những biểu hiện quan tâm chăm sóc bố, mẹ khi ốm đau cũng phụ thuộc khá nhiều tùy theo trình độ học vấn của những người con.

Bảng 2.13. Tƣơng quan học vấn và việc chăm sóc bố, mẹ khi ốm đau (%) Trình độ học vấn THPT/BTVH CĐ/ĐH Trên ĐH Thường xuyên 3 20 7 33,3 40,0 53,8 Thỉnh thoảng 4 27 6 44,4 54,0 46,2 Hiếm khi 2 3 0 22,2 6,0 0,0 Tổng 9 50 13 100,0 100,0 100,0

Nhìn biểu số liệu trên ta thấy, với những người con có trình độ học vấn càng cao thì họ càng thấu hiểu được nỗi vất vả, khổ cực của bố, mẹ mình đã nuôi mình ăn, học khôn lớn được như thế nào. Vì vậy, số người quan tâm, chăm sóc đến bố, mẹ của mình tăng lên tỉ lệ thuận với trình độ học vấn của họ. Những người có học vấn từ trên đại học thường xuyên quan tâm, chăm sóc bố, mẹ khi đau ốm chiếm tỷ trọng lớn nhất (53,8%) trong tổng số 72 người trả lời. Sau đó đến những gia đình có con học vấn trình độ cao đẳng/ đại học chiếm 40,0% và thấp nhất là những người có trình độ trung học phổ thông/ bổ túc văn hóa chỉ chiếm 33,0%.

Với con số 41,1% người con thường xuyên quan tâm và chăm sóc bố mẹ khi đau ốm cho thấy họ cũng đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với cha

77

mẹ và họ hiểu được sự mong chờ, trông ngóng lớn nhất của cha mẹ khi đau ốm chỉ là những đứa con mà thôi. Điều này được thể hiện sâu sắc hơn trong lời tâm sự sau: “Bố mẹ ốm đau chẳng trông vào con thì trông vào ai. Trước kia các cụ xử sự thiếu công bằng giữa các con mình cũng buồn lắm chứ. Nhưng dù sao thì bố, mẹ vẫn là người dứt ruột đẻ ra mình nên làm sao mà không thể chăm sóc các cụ khi ốm đau được chứ. Nhiều khi không phải là bệnh tình gì nguy hiểm lắm nhưng mình vẫn phải thường xuyên qua lại, chăm sóc để các cụ yên tâm, bởi vì cũng như mình thôi, khi ốm cũng muốn có người thăm hỏi động viên, các cụ còn cần hơn thế. Với lại các cụ già rồi, sống nay chết mai chẳng biết được, có những người chẳng có bệnh gì nặng đâu nhưng tuổi già như chuối chín cây, không để mắt đến các cụ, nhỡ có chuyện gì thì ân hận suốt đời” (Nữ, 45 tuổi, cán bộ nghiên cứu khoa học).

Như vậy, vẫn còn đó những người có ý thức quan tâm đến bố, mẹ già khi đau ốm. Dù trong trường hợp nào đi nữa thì tình ruột thịt cũng vẫn trỗi dậy, nhưng thường chỉ xảy ra trong những trường hợp con cái là những người có học rộng, hiểu biết nhiều thì mới có thể cân nhắc và xem xét được việc gì nên làm thôi.

* Biếu quà cáp, tiền nong cho bố mẹ

Việc quan tâm, thăm hỏi và chăm sóc bố mẹ kể cả khi ốm đau cũng như khi không ốm đau chiếm tỷ lệ không cao, do đó số người biếu quà cáp và tiền nong bố mẹ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn. Kết quả điều tra cho thấy chỉ có 19,2% số người được hỏi thường xuyên biếu quà cáp và tiền nong cho bố mẹ; 67,1% số người được hỏi nói thỉnh thoảng và 13,7% nói rằng hiếm khi làm việc ấy. Vì sao như vậy? Có nhiều điều để lý giải. Qua phỏng vấn sâu, chúng tôi thu được những thông tin như sau: „„Sau khi được đền bù đất đai, các cụ giờ có nhiều tiền hơn cả mình ấy chứ. Tiền gửi tiết kiệm tiêu thoải mái còn con cháu cũng phải bươn chải nuôi sống mấy cái tàu há mồm này là đã khó khăn lắm rồi. Thực ra chỉ thỉnh thoảng biếu các cụ được cái áo hoặc khi nào các cụ đi thăm bà con họ hàng thì gửi các cụ ít tiền chi tiêu chứ các cụ cũng lấy của mình làm gì ‟‟ (Nam, 52 tuổi, nghề buôn bán).

Chia sẻ với ý kiến trên: “Cũng thỉnh thoảng thôi. Thường là khi ốm đau chứ bình thường thì cũng ít lắm. Thực ra nếu có tiền thì mình cũng chẳng tính

78

toán gì đâu nhưng cũng khó khăn, đâm ra cái khó nó bó cái khôn” (Nữ,45 tuổi, công nhân).

Qua những lời tâm sự trên thấy rằng đa số những người được hỏi rất quan tâm đến bố mẹ mình nhưng không phải ai cũng có điều kiện để thường xuyên biếu quà cáp tiền nong cho bố mẹ. Điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố kinh tế luôn giữ vai trò quan trọng. Nhưng khi phỏng vấn chúng tôi cũng thu được những điều khá bất ngờ:

Trước kia còn thỉnh thoảng qua lại biếu các cụ đồng quà, tấm bánh chứ bây giờ thì không. Vì cũng có cô con dâu nữa kiếm được nhiều tiền hơn mình nên lòng thành của mình chẳng là gì hết. Lúc nào cũng nhất nhất là cô con dâu thứ ấy thôi. Vậy nên, khi nào cần mình thì mình quan tâm chút ít gọi là có trách nhiệm và nghĩa vụ của người con‟‟ (Nữ, 37 tuổi cán bộ nhà nước).

Qua tìm hiểu về nghề nghiệp liên quan đến biếu quà cáp, tiền nong cho bố mẹ của mình chúng ta cũng thấy thể hiện rất rõ ở bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.12. Tƣơng quan nghề nghiệp với việc biếu bố, mẹ quà và tiền nong

Tỷ lệ (%)

Tần suất

Nghề nghiệp Công

nhân

Giáo viên Bộ đội/ Công an Cán bộ nhà nƣớc Buôn bán/ Dịch vụ Nghề khác Thường xuyên 0 2 2 10 0 0 0,0 12,5 18,2 32,3 0,0 0,0 Thỉnh thoảng 6 12 8 19 3 1 100,0 75,0 72,7 61,3 60,0 25,0 Hiếm khi 0 2 1 2 2 3 0,0 12,5 9,1 6,5 40,0 75,0 Tổng 6 16 11 31 5 4 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Số người thường xuyên biếu quà, tiền nong cho bố, mẹ của mình lại là những người làm cán bộ công chức nhà nước chiếm tỉ lệ lớn nhất (32,3%) sau đó đến người làm trong ngành bộ đội/công an (18,2%) và cuối cùng là số người làm trong nghành giáo viên (12,5%). Ba nghề còn lại là công nhân, buôn bán, dịch vụ và nghề khác biếu quà, tiền nong cho bố, mẹ chỉ ở mức độ thỉnh thoảng.

79

Điều này phần nào nói lên khả năng về điều kiện kinh tế của những gia đình. Tuy nhiên những gia đình buôn bán/ dịch vụ cũng là những gia đình có khả năng về kinh tế mà không thường xuyên biếu quà, tiền nong cho bố, mẹ có thể là do phần nào liên quan đến trình độ học vấn không được cao nên suy nghĩ về điều này đối với họ có lẽ chỉ là chuyện bình thường.

Việc những người dân ở đây không thường xuyên biếu quà cáp, tiền nong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội) (Trang 72 - 81)