Cha mẹ thiếu kiến thức về tâm lý trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội) (Trang 87 - 89)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục đạo đức cho con trong gia

2.5.1. Cha mẹ thiếu kiến thức về tâm lý trẻ

Chúng ta cũng biết, ngày nay do điều kiện kinh tế khá giả hơn trước kia, nữ giới dần chiếm được vị trí trong xã hội do họ giảm tải được công việc gia đình nên có thời gian học tập, trau dồi khá nhiều kiến thức. Tuy nhiên, với đặc thù của quận Hà Đông, là một nơi nhiều người dân tập trung đến đây để an sinh, lập nghiệp nên số lượng nữ có trình độ học vấn cao vẫn không thể bằng số lượng nam giới. Ngay cả số người có trình độ học vấn cao cũng không được

88

học nhiều về lĩnh vực đạo đức, tâm lý,… Sự thiếu hụt về mặt kiến thức đã làm cho các bậc cha mẹ thường xuyên có cảm giác tự ti, không khẳng định được mình trước con cái và chính vì thế mà họ một mặt không biết giáo dục con cái như thế nào, mặt khác họ không đủ tự tin để dạy bảo chúng. Họ nghĩ rằng trình độ của con cái vượt xa bố mẹ do được học hành đầy đủ ở trường lớp do thầy cô giáo truyền dạy nên tất cả những điều bố mẹ nói chỉ là điều mà con cái đã biết. Chính vì sự hiểu biết hạn chế đã làm cho các bậc cha mẹ không thấy được tầm quan trọng của mình đối với con nhất là trong việc giáo dục đạo đức. Có những điều trẻ em được tiếp thu ở trường nhiều hơn ở nhà nhưng có những điều chúng lại học được một cách có hiệu quả hơn ngay trong chính gia đình của mình, đó chính là các giá trị đạo đức mà người thầy tốt nhất ở đây chính là cha, mẹ.

Qua khảo sát có 21,9% số người được hỏi nói rằng thiếu kiến thức. Việc khó khăn về kiến thức được biểu hiện khác nhau tuỳ thuộc vào giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, lứa tuổi…

Trong số 40 nam được hỏi có 8 người (chiếm 20,0%) trả lời thiếu kiến thức. Trong số 33 nữ được hỏi có 8 người (chiếm 24,2%) trả lời như vậy. Tỷ lệ người khó khăn về kiến thức rơi vào nữ nhiều hơn.

Khi được hỏi: “Chị đã gặp khó khăn gì trong việc giáo dục đạo đức cho con?”

Trả lời: “Trước kia tôi tốt nghiệp khoa công nghệ thông tin nên trong thời gian học ở trường hầu như không được học về đạo đức hay tâm lý gì nên bây giờ cảm thấy giáo dục đạo đức cho con thật khó. Có chăng cũng chỉ là những thông tin mình đọc trên phương tiện thông tin đại chúng rồi về truyền đạt lại cho con mà thôi”(Nữ, 38 tuổi, cán bộ).

Cũng do công việc vất vả, người phụ nữ cùng lúc phải đảm nhận nhiều vai trò, trong gia đình và ngoài xã hội nên họ không có nhiều thời gian để trau dồi kiến thức của mình. “Tính trung bình, một phụ nữ mỗi ngày làm việc 15 đến 16 giờ. Khi gia đình có người đau ốm, họ phải làm việc nhiều hơn và thường phải thức khuya để chăm sóc. Phân tích về phương thức phân chia lao động và sử dụng thời gian đã cho thấy, nhìn chung phụ nữ phải gánh vác trách nhiệm lớn hơn so với nam giới trong công việc gia đình, chăm sóc con và tham gia sản xuất, trung bình một phụ nữ chỉ có khoảng 3 giờ cho các hoạt động cá

89

nhân. Tổng thời gian nghỉ ngơi tỷ lệ nghịch với tổng thời gian phụ nữ dành cho sản xuất”.

Chính vì vậy mà họ vẫn còn những khó khăn nhất định, vẫn bị chi phối nhiều bởi cuộc sống gia đình, không có điều kiện để học tập nâng cao kiến thức như nam giới, cho nên tỷ lệ phụ nữ bị hạn chế về mặt kiến thức nhiều hơn so với nam giới là điều dễ hiểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội) (Trang 87 - 89)