7. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.3. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
Tổng quan về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội
Hà Đông là một quận thuộc địa bàn thành phố Hà Nội. Hà Đông tiếp giáp với những địa danh sau: phía Bắc giáp huyện Từ Liêm, Hà Nội; phía Nam giáp huyện Thanh Oai, Hà Nội; phía Đông giáp huyện Thanh Trì, Hà Nội; phía Tây giáp huyện Hoài Đức, Hà Nội, là điểm nút của hệ thống các trục giao thông về phía Tây – Nam của trung tâm thành phố Hà Nội, cùng với chuỗi đô thị Miếu Môn- Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây trở thành vành đai vệ tinh phát triển không gian của thủ đô Hà Nội, tác động lan tỏa ra các vùng lân cận thành các
37
trục phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hà Đông có 17 phường với diện tích là 3.336,21 ha và dân số 159.800 người, trong đó dân số nữ là 89.003 người và dân số nam là 70.797 người. Người dân Hà Đông có trình độ dân trí cao, sáng tạo và năng động trong việc tiếp thu khoa học – kỹ thuật, công nghệ tiên tiến mới, thông tin kinh tế - xã hội, thị trường, thu hút được đầu tư trong và ngoài nước phát triển. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa diễn ra với cường độ cao trên phạm vi rộng nên đã tác động mạnh đến quy mô, cơ cấu dân số và sự phát triển kinh tế-xã hội của quận Hà Đông. Với việc hình thành những khu đô thị mới kích thích những dòng di dân từ nông thôn di chuyển vào thành thị (làm việc và sinh sống) đã gây sức ép lớn về xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, về dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế - chăm sóc sức khỏe, văn hóa-thông tin, an sinh xã hội), về cung cấp dịch vụ công cộng, nhà ở, vệ sinh môi trường và quản lý đô thị.
Sự phát triển kinh tế-xã hội cùng với việc hình thành và phát triển các cụm, điểm công nghiệp tập trung đã tạo thêm được nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người tăng đáng kể từ khoảng 14,440 triệu đồng/người (năm 2004) lên đến 18,230 triệu đồng/người (năm 2010) mặc dù cũng bị tác động xấu bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, trong mấy năm vừa qua, kinh tế quận Hà Đông vẫn tăng trưởng liên tục, đời sống nhân dân được cải thiện, nhưng nhìn chung đại bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp, quá tải về giao thông, nhà ở, ô nhiễm môi trường. Nhiều vấn đề xã hội bức bách tác động xấu đến trẻ em như: bạo lực học đường, ma túy, mại dâm, vi phạm pháp luật, suy đồi về nhân cách, đạo đức và các tiêu cực khác....
- Giáo dục: Năm học 2010-2011, toàn quận có tổng số 63 trường mầm non, tiểu học, THCS (56 trường công lập, 02 trường hiệp quản, 05 trường tư thục), tăng hơn năm học trước 03 trường; với 1078 nhóm lớp và 41.182 học sinh. Cụ thể:
+ 26 trường mầm non (21 trường công lập, 2 trường hiệp quản, 3 trường tư thục), 62 cơ sở tư thục với 462 nhóm lớp và 14.937 học sinh ;
38
+ 22 trường tiểu học (20 trường công lập và 02 trường tư thục) với 457 lớp và 17644 học sinh;
+ 15 trường THCS, với 283 lớp và 10.802 học sinh
Trong năm học, cấp phép hoạt động đối với 02 trường (mầm non, tiểu học Hà Nội – Thăng Long), thành lập 03 trường tư thục (tiểu học, THCS Văn Phú Victoria và THCS Ban Mai).
Về chất lượng giáo dục: Cấp tiểu học xếp loại hạnh kiểm có 99,97% học sinh thực hiện đầy đủ chiếm 0,03%; xếp loại học lực có 63,2% học sinh giỏi; 25,2% học sinh khá; 10,75 học sinh trung bình; 0,9% học sinh xếp loại yếu; 99,39% học sinh lên lớp thẳng; 99,61% học sinh hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
Cấp THCS xếp loại hạnh kiểm 47,5% học sinh xếp loại tốt; 39,2% học sinh xếp loại khá; 13,3% học sinh xếp loại trung bình và yếu. Xếp loại học lực có 35,4% học sinh xếp loại giỏi; 37,7% học sinh xếp loại khá; 23,1% học sinh xếp loại trung bình; 3,8% học sinh yếu kém; 96,1% học sinh được lên lớp thẳng; 98,6% học sinh được xét tốt nghiệp THCS; có 0,3% học sinh bỏ học (33 học sinh).
- Y tế: Mạng lưới y tế- chăm sóc sức khỏe trên địa bàn quận gồm Bệnh viện đa khoa quận, hệ thống trung tâm y tế quận và trạm y tế các cơ sở, các cơ sở y tế quan trọng cấp quốc gia: Học viện quân y, Quân y viện 103, Viện bỏng quốc gia, Bệnh viện y học cổ truyền. Mạng lưới y tế quận Hà Đông có trung tâm y tế (với quy mô 50 giường nội trú và 10 giường ngoại trú), có 7 khoa phòng và đội vệ sinh phòng bệnh, 12 trạm y tế với tổng số 45 giường bệnh.
- Văn hóa – thông tin: Mạng lưới thiết chế văn hóa-thông tin trên địa bàn hiện có: Trung tâm văn hóa thành phố, hệ thống thư viện, và thư viện các trường đại học, bảo tàng, nhà lưu niệm Bác Hồ và phòng truyền thống, nhà văn hóa thiếu nhi, đài phát thanh và truyền hình.
- An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội: Nhiều vấn đề xã hội bức xúc và tệ nạn xã hội còn chưa khắc phục được. Dòng người di chuyển vào quận ngày càng tăng là một thực tế khách quan, làm nảy sinh một loạt các vấn đề xã hội nan giải (như: việc làm, nhà ở, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường đô thị và các tệ nạn xã hội).
39
Chƣơng 2
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH ĐÔ THỊ
2.1.Hiện trạng đạo đức trẻ em trong độ tuổi THCS