Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội) (Trang 29 - 36)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu về giáo dục và giáo dục đạo đức trong gia đình

Gia đình luôn là đối tượng có sức hấp dẫn đối với các đề tài nghiên cứu về con người và các mối quan hệ xã hội của họ. Đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về gia đình ở trong nước được công bố. Tuy nhiên, vấn đề gia

30

đình cũng như những khía cạnh liên quan đến gia đình ví như một đại dương bao la, vừa gần gũi với chúng ta, lại vừa bí ẩn không cùng. Nhiều khía cạnh của gia đình đã được các giới nghiên cứu tìm tòi, phát hiện và công bố trên các ấn phẩm khoa học chuyên ngành khác nhau, có thể giới thiệu một số công trình nghiên cứu sau:

Ở tầm vĩ mô, có một số công trình nghiên cứu lớn liên quan đến gia đình như: “Việt Nam phong tục” (1915) của Phan Kế Bính. “Việt Nam văn hóa sử

cương” (1938) của Đào Duy Anh. Thông qua những khảo cứu mang dấu ấn dân

tộc học, hai công trình nghiên cứu này đã ghi chép và miêu tả các quan hệ vợ - chồng, cha – con, việc giáo dục con trong gia đình Việt Nam truyền thống và những xu hướng biến đổi của nó trước ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu. Công trình nghiên cứu “Nho giáo và gia đình” của Vũ Khiêu (1995) đã cung cấp một khối lượng tri thức rất sâu, rộng về văn hóa gia đình, những tác động, ảnh hưởng đậm nét của nho giáo trong giáo dục gia đình, những mặt tích cực và tiêu cực của nho giáo đối với việc củng cố gia đình, hình thành nhân cách trong gia đình và xã hội; tổng kết những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam có hai tập sách do Tương Lai chủ biên (tập I, 1991; tập II, 1996). Ngoài ra, chúng ta còn thấy có các công trình nghiên cứu: “Gia đình và giáo dục gia đình” của Trần Đình Hượu, “Giáo dục gia đình với trẻ em phạm pháp”của Phạm Thanh Vân, “Mục tiêu giáo dục của gia đình thành phố”, “Không khí tâm lý gia đình và sự giao tiếp của trẻ” của Lê Quang Thưởng, “Giáo dục luật pháp trong gia đình” của Lê Thị Quý, “Chất lượng cuộc sống của gia đình trí thức” của Nguyễn Thị Khoa, “Hướng nghiệp với tư cách là một hình thức giáo dục gia

đình” của Nguyễn Kim Hà,… Đây là những công trình mang nhiều dấu ấn của

phương pháp tổng hợp liên nghành.

Công trình “Khoa học giáo dục con em trong gia đình” năm 1979 do Đức Minh chủ biên đề cập đến một số quan điểm giáo dục trẻ em và những phương pháp giáo dục trẻ em trong gia đình. Cuốn sách “Những vấn đề cấp bách trong giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay” (2001) do Nguyễn Thanh Bình chủ biên đề cập rất nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho con cái trong các gia đình nói chung và gia đình thành phố nói riêng. Các bài viết nói đến những yếu tố ảnh hưởng đến trẻ em, những thay đổi

31

của gia đình Việt Nam, thách thức trong giáo dục gia đình, những quan điểm, nguyên tắc giáo dục gia đình và những cấp bách trong việc giáo dục cho trẻ em ở lứa tuổi thiếu niên hiện nay. Trong đó, vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ em được nêu ra sâu sắc. Chuyên đề „Tình trạng bạo lực ở trường học- nguyên nhân và giải pháp” của Ths. Bùi Ngọc Diệp, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và đào tạo (2010) đã đề cập đến thực trạng bạo lực học đường ở trẻ em lứa tuổi THCS và THPT trên toàn quốc. Qua đó tác giả đã đưa ra những nhận định, nguyên nhân, giải pháp giúp các bậc phụ huynh, giáo viên, và những nhà quản lý văn hóa-xã hội cùng nhau cải thiện tình hình bất cập hiện nay ở lứa tuổi này…

Tiếp cận từ góc độ văn hóa học có: “Nền nếp gia phong” của Phạm Côn Sơn (1996) đề cập đến những vấn đề, những nguyên tắc, nề nếp trong gia đình, gia tộc, gia phong, gia giáo, gia lễ, vấn đề kiến tạo gia phong; “Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ em” của Võ Thị Cúc (1997) phân tích ảnh hưởng của văn hóa gia đình đến sự hình thành nhân cách của trẻ em; “Nghệ thuật làm bố” của Tạ Văn Bảo (1999). Trong đó, nội dung đề cập đến những mong muốn của người lớn ở con trẻ, những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình, vấn đề quyền uy của bố, mẹ và những hiểu biết về tôn trọng trẻ em trong gia đình,….

Tiếp cận từ góc độ xã hội học, tâm lý học có cuốn “Gia đình và người phụ nữ” của Lê Minh (2000). Nội dung đề cập đến các vấn đề gia đình trong xã hội đang công nghiệp hóa; vị trí của gia đình trong việc xây dựng đời sống văn hóa, trẻ em và sự phát triển cân bằng; công trình nghiên cứu “Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa” của Lê Ngọc Văn (1996) đề cập đến vấn đề gia đình truyền thống với chức năng xã hội hóa, biến đổi chức năng xã hội hóa của gia đình, những thách đố và giải pháp cho gia đình Việt Nam trong chức năng xã hội hóa; cuốn sách “Trẻ em gia đình và xã hội” (2004) do Mai Quỳnh Nam chủ biên có nhiều bài viết về vai trò của gia đình và xã hội đối với việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em, trong đó đề cập đến những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nêu ra những khó khăn và giải pháp. Cùng tác giả Mai Quỳnh Nam, cuốn sách “Gia đình trong tấm gương xã hội học” (2004) được tập hợp từ những nghiên cứu của nhiều tác giả về gia đình trong đó có nói tới cấu trúc gia đình và những vấn đề về

32

giới; các chức năng của gia đình; gia đình và các ảnh hưởng văn hoá; sự biến đổi của các quan hệ trong gia đình.

Một số đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến gia đình và trẻ em như: Đề tài khoa học mã số KX 07-09 “Vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam” do Lê Thi làm chủ nhiệm (1997) đã được tiến hành nghiên cứu từ 1992-1995. Nội dung của công trình nghiên cứu này đề cập đến con người và vấn đề xã hội hóa; vai trò của gia đình và sự hình thành nhân cách của trẻ em. Sự phát triển của gia đình Việt Nam và chức năng giáo dục con người qua các giai đoạn lịch sử và nhất là trong sự nghiệp đổi mới hiện nay,…; đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước: “Vấn đề văn hóa gia đình” của Lê Minh (mã số KX.06-11). Trong đó, đã đề cập đến các vấn đề như: những tình huống ứng xử trong gia đình; thực trạng văn hóa gia đình Việt Nam; văn hóa gia đình vì sự phát triển xã hội”; đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu phát triển của trẻ em Việt Nam trong thời kì mới” do Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm (2000) đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng, gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo về nhu cầu của trẻ em trong hoàn cảnh xã hội mới. Đề tài: “Hành vi bắt nạt trong nhóm trẻ em trai ở bậc TH trong nhà trường phổ thông” (2009) do Th.s. Nguyễn Thị Thanh Mai đã cung cấp những nguyên nhân gây ra hành vi bắt nạt, tác hại của nó đối với trẻ em tại trường phổ thông và đưa ra các khuyến nghị đối với gia đình, nhà trường và một số chính sách xã hội phù hợp để giáo dục trẻ em hiện nay.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học và các bài viết về gia đình Việt Nam đã phản ánh khá cơ bản và toàn diện về gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Nhiều công trình nghiên cứu đã cung cấp cho người đọc, người nghiên cứu những cái nhìn tổng thể, bao quát về hình ảnh gia đình người Việt Nam xưa và nay. Nhiều nghiên cứu đã đề xuất các kiến nghị có giá trị trong việc tham khảo để xây dựng các chính sách xã hội và gia đình, đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiên đại hóa.

Mặc dù số lượng các công trình nghiên cứu về gia đình khá nhiều, song rất ít đề tài đi sâu nghiên cứu giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay lại đi sâu về khía cạnh bạo lực học đường.

33

Nghiên cứu này được thực hiện ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Đề tài bàn tới thực trạng đạo đức của trẻ em ở lứa tuổi THCS, trong đó nói về việc giáo dục đạo đức cho con cái trong các gia đình đô thị được thể hiện ở các nội dung, phương pháp, thời gian dành cho giáo dục và cuối cùng là những khó khăn trong việc giáo dục con cái. Trong nghiên cứu, chúng tôi kế thừa và tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình trước có liên quan đến vấn đề giáo dục đạo đức đối với trẻ em trong gia đình, đồng thời cung cấp thêm những số liệu mới nhằm làm rõ hơn vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức cho trẻ em hiện nay.

1.2.2. Vài nét sơ lược về tâm lý trẻ em trong độ tuổi trung học cơ sở

Giống như các lứa tuổi khác, lứa tuổi thiếu niên nói chung có những đặc trưng riêng của nó. Để giáo dục đạt hiệu quả mong muốn, một trong những yếu tố quan trọng là chúng ta cần nắm bắt được những đặc điểm phát triển về mặt tâm sinh lý của học sinh ở lứa tuổi này. Tuổi thiếu niên được xác định vào khoảng từ 12 - 15 tuổi, đây là quãng đời diễn ra những “biến cố” đặc biệt, thiếu niên đã có một vị trí xã hội mới: chúng hoàn toàn không phải là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn. Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất và tâm lí của học sinh, với một số biểu hiện sau:

Các em có nhu cầu tự thể hiện mình rất cao.

Đứng về mặt phân tâm học, các tập tính như tư hữu, quyền lực là một cách thể hiện cái tôi của mỗi con người. Người có tài thì dùng tài năng của mình để chứng tỏ cái tôi. Kẻ có sức mạnh cơ bắp thì dùng cơ bắp để chứng minh sự chiếm hữu và quyền lực. Đặc biệt, ở lứa tuổi tư duy trực quan, hay còn gọi là tư duy một bước, chỉ biết ghi nhận sự việc, hiện tượng và bắt chước hoặc mô tả lại để học hỏi, trẻ không biết nói dối. Trẻ chưa nhiễm thói hư tật xấu của cuộc đời. 10

10 Ba bước tư duy

Những nhà giáo dục và tâm lý thế giới đã đúc kết: Lứa tuổi cấp một là lứa tuổi mà trí não trẻ chỉ tư duy một bước: ghi nhận, học hỏi; lứa tuổi cấp hai là tư duy hai bước: ghi nhận và phân tích đúng sai; lứa tuổi cấp ba: tư duy phản biện (còn gọi là tư duy tới hạn, hay tư duy nhiều bước): ghi nhận, phân tích đúng sai và đưa ra giải pháp để giải quyết những sự kiện. Nếu nắm và hiểu được một cách rõ ràng như thế, thiết nghĩ biện pháp giáo dục cho các trẻ không còn khó khăn khi gia đình, nhà trường và xã hội luôn quan tâm và chăm sóc trẻ trong từng giai đoạn phát triển tư duy và hành động.

- Tài liệu tham khảo từ Đề tài NC cấp Viện của Ths. Trần Thị Thanh Mai, Nghiên cứu về hành vi bắt nạt trong nhóm trẻ em trai bậc trung học trong nhà trường phổ thông, Hà Nội, 2009.

34

Khi bước vào lứa tuổi dậy thì, từ tư duy chân thật trẻ chuyển sang tư duy hai bước. Ở lứa tuổi này, trẻ tự dưng phát hiện mình có những sự thay đổi khác mà từ trước trẻ chưa nghe hoặc được thấy người lớn hướng dẫn như vỡ giọng, mọc lông ở chỗ kín v.v… Tất cả đều mới lạ, trẻ tự khám phá và thấy trước nay trẻ bị sống trong một thế giới bị bưng bít thông tin. Trẻ tự ghi nhận và tự suy diễn đúng sai. Nếu ngay lúc này trẻ có người tâm sự, giải thích và dẫn dắt những quan niệm đạo lý, phương pháp tư duy chuẩn mực, trẻ sẽ thuần và tốt, đi đúng đường. Nếu không, trẻ sẽ tự nâng cái tôi mình lên một mức hơn trước và trẻ muốn chứng tỏ mình.

Thêm vào đó, trẻ nào không khẳng định được bằng kết quả học tập, hoạt động tập thể - xã hội nên có những hành vi tự phát và không có định hướng. Cho nên không ngạc nhiên khi trong khảo sát của báo Pháp Luật TP.HCM sự ảnh hưởng không tốt từ cha mẹ lên đến 63% (cha mẹ bận rộn, không quan tâm: 46%, cha mẹ nêu gương xấu: 4%, cha mẹ nuông chiều: 9% và cha mẹ tạo chấn thương tâm lý: 4%). Qua đó, chúng ta cũng không ngạc nhiên khi ở lứa tuổi bắt đầu chuyển sang tư duy hai bước, không có người lớn định hướng, giải thích thì con số 68% tác nhân bạo lực học đường là do tiếp xúc với văn hóa phẩm xấu (từ kết quả khảo sát các thầy cô giáo) cũng là điều dễ thấy.

Sự phát triển tâm lí xúc cảm của lứa tuổi này là rất đa dạng Chúng ta thường gặp những xu hướng tâm lí, tình cảm sau :

- Các em thấy bỡ ngỡ và nghi ngờ bản thân. Tình cảm của các em mạnh mẽ và biến đổi thất thường.

- Các em thường lo lắng về chiều cao, râu mặt, lông mu, mụn trứng cá, sự vỡ giọng, cơ bắp, hiện tượng kinh nguyệt ở con gái… Vào cuối tuổi vị thành niên, các em nên lúng túng, vụng về và quan tâm, lo lắng hơn tới hình thể.

- Các em dành nhiều thời gian soi gương, ăn vận quần áo và cố để mình trông có vẻ quyến rũ hơn.

- Các em có nhu cầu tự khẳng định, trở nên cả quyết hơn, tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào người lớn. Các em có thể dễ cáu giận, ưa tranh chấp, thích nổi loạn. Các em đòi hỏi quyền được quyết định và thích phá vỡ các quy tắc, luật lệ.

35

- Các em cố gắng tạo dựng cá tính riêng của mình, muốn thoát khỏi vòng tay của cha mẹ; có thể phát hiện ra những cách đối đầu với thày cô, cha mẹ và chấp nhận những hành vi ấy một cách có chủ ý.

- Những chuyện nhỏ nhặt về dáng vẻ bên ngoài, công việc hay quan hệ với người khác giới có thể làm cho các em vui buồn quá mức. Nếu không có sự hỗ trợ từ phía gia đình hay nhà trường, sự buồn bã có thể dẫn đến trầm cảm. Trầm cảm kéo dài có thể dẫn đến hành động tự sát.

- Các em có những tìm hiểu khám phá về tình dục và thích tò mò xem báo chí, phim ảnh đồi truỵ.

- Các em nam ở lứa tuổi này thường ham thích thử nghiệm cái mới lạ. Các em thường khuyến khích, đôi khi ép bạn bè thử hút thuốc, uống rượu, dùng ma tuý, đua xe máy, ... Nếu không được quan tâm, hỗ trợ, giáo dục đúng mức, có thể dẫn đến hành vi phạm pháp.

- Thái độ ứng xử của các em đối với người lớn cũng khác với các bạn cùng lứa. Với người lớn, các em có thể không muốn tâm sự, thường hay chất vấn và phê phán các giá trị của người lớn. Nhưng khi ở trong nhóm bạn bè, các em muốn thu hút sự chú ý và thán phục của bạn bè, dẫn tới việc các em có thể phát ngôn hoặc làm những điều nguy hiểm hoặc có hại.

Các mối quan hệ tình cảm đa dạng

Ở lứa tuổi này yếu tố đạo đức, tình cảm cũng hình thành mạnh mẽ. Thế giới tình cảm của thanh niên nói chung và học sinh phổ thông trung học nói riêng rất đa dạng. Song nổi bật ở lứa tuổi này là quan hệ tình cảm gia đình, tình bạn và tình yêu nam nữ.

Quan hệ tình cảm gia đình: Gia đình có ảnh hưởng đến sự phấn đấu, sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội) (Trang 29 - 36)