Hiện trạng suy thoái đạo đức của trẻ e mở quận Hà Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội) (Trang 39 - 45)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Hiện trạng suy thoái đạo đức của trẻ e mở quận Hà Đông

* Biểu hiện hư qua các hành vi lệch chuẩn ở trường học

Ở bất kỳ nơi nào, dù nông thôn hay thành thị cũng có trẻ em ngoan và trẻ em hư. Khảo sát thực trạng của đề tài cấp Bộ mang tên “Giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh THCS hiện nay” tại Hà Nội khi nói về thực trạng đạo đức học sinh THCS, 56% giáo viên và cán bộ quản lý xã hội nhận định rằng, đạo đức học sinh đang trong tình trạng đan xen giữa cái tốt và cái xấu, tình trạng này trầm trọng hơn trước đây. Có những hiện tượng xưa nay hiếm như nghiện hút ma tuý, bạo lực, nhất là bạo lực với thầy,

40

cô giáo… thì nay đã diễn ra ở nhiều trường học. Chỉ có 4% số ý kiến cho rằng học sinh “có nhiều biểu hiện đạo đức tốt” như chịu khó, năng động, sáng tạo, biết không hài lòng với kết quả học tập, biết khiêm tốn để tự khẳng định. Cũng chỉ có 13,8% ý kiến cho rằng “biểu hiện tốt nhiều hơn biểu hiện xấu”. Có 19,73% ý kiến cho rằng đạo đức học sinh đang xuống cấp nghiêm trọng.

Khảo sát tại quận Hà Đông để đánh giá về đạo đức của trẻ em lứa tuổi THCS ở Hà Đông thì chỉ có 9,6% số người được hỏi cho rằng trẻ em ở đây ngoan ngoãn, 65,8% trả lời bình thường, 24,7% đánh giá là hư. Đa số những người được hỏi nói trẻ em ở đây bình thường, tỷ lệ trẻ em ngoan được đánh giá thấp.

Tìm hiểu về tình trạng trẻ em hư ngày nay tăng hay giảm, kết quả cho thấy 72,6% số người được hỏi cho rằng trong những năm gần đây tình trạng trẻ em hư ngày càng gia tăng; chỉ có 16,4% cho rằng số lượng trẻ em hư không tăng cũng không giảm; 2,7% cho rằng có giảm và 8,2% trả lời không biết. Số trẻ em hư ngày càng tăng lên theo từng loại tệ nạn. Số trẻ em vướng vào tệ nạn xã hội như: đánh nhau chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số người được hỏi là 56,2%; tiếp đến là nghiện hút chiếm 39,7%; trộm cắp chiếm 34,2% và cuối cùng là cờ bạc chiếm 8,2%. Với con số 72,6% số người nói rằng trẻ em ở lứa tuổi THCS có sa vào tệ nạn xã hội thì đây không phải là điều coi thường được nữa. Một con số quá lớn khẳng định điều này. Bên cạnh đó, còn có 8,2% số người không quan tâm hoặc biết nhưng không trả lời.

41

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ học sinh hƣ theo lớp

Biểu đồ 2.1 cho thấy tỷ lệ trẻ em gây ra các vụ đánh nhau tùy theo đặc điểm từng lớp học. Trẻ em hư có học vấn lớp 9 (lớp cuối cùng của trường THCS) không phải có tỷ lệ cao nhất (chỉ có 21,4%), trong khi đó các em lớp 8 (trước lớp cuối cấp) lại chiếm tỷ lệ cao nhất (26,3%); lớp 7 và lớp 6 có số trẻ em hư bằng nhau là 12,8% . Giả sử ta cho rằng, học sinh lớp 9 đã khôn lớn, vì là lứa tuổi cao nhất của cấp THCS, các em đã có ý thức lo lắng đến việc học tập, tu dưỡng, hơn nữa do bức bách của kỳ thi tốt nghiệp THCS mà các em không thể thực hiện mức độ hành vi sai lệch, thì rõ ràng học sinh lớp 8 là đối tượng dễ có nhiều trẻ em hư nhất. Kết luận này rất quan trọng, vì nó chỉ ra cho chúng ta thấy một đặc trưng đáng chú ý là các em trong các lớp, trước lớp cuối cấp ở các trường THCS dễ trở thành hư nhất.

Bạo lực có lẽ đã trở nên quen thuộc với nhiều học sinh. Chính vì vậy, khi được hỏi “Nhận xét về hiện tượng học sinh đánh nhau” thì có đến 46,7% cho rằng, điều đó là “bình thường”; 38,3% trả lời có thể chấp nhận được; và chỉ có 12,8% học sinh “không chấp nhận” hành vi bạo lực học đường này.

Để làm rõ hơn vấn đề này với câu hỏi “Lý do nào mà những em học sinh thường đánh bạn?” 2/3 trong số 30 học sinh trả lời “Có nhiều lý do lắm nhưng thường là do nói xấu nhau với thầy, cô, bạn bè, cũng có lúc hai đứa cùng thích

42

một cậu hơn mình một lớp vì cậu ấy đẹp trai lại đàn giỏi,….. Còn trường hợp mới đây nhất là con bé lớp 8C bị đánh cũng đáng vì suốt ngày mách thầy, cô giáo, học giỏi hơn người khác một tí mà cũng sĩ diện, lại cậy nhà mình giàu có hơn người. Cũng tiếc là lúc đó không ai nghĩ ra lấy điện thoại quay để ghi lại cảnh tượng ấy” (Nữ sinh lớp 9).

Thực chất, bạo lực không phải là vấn đề mới, nhưng mức độ và tính chất của hành vi này ngày càng nguy hiểm. Thật đau lòng, bạo lực học đường còn xảy ra ở cả phái nữ, vốn được mệnh danh là “phái yếu”...

Theo kết quả điều tra, trong tổng số 180 phiếu được hỏi, 32 phiếu trả lời „„Có đánh nhau‟‟ thì trẻ em nữ chiếm số lượng 13 gần bằng số trẻ em nam 19.

Số liệu trên chứng tỏ, trẻ em nữ gây ra các vụ bạo lực ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu cũng chỉ là lý do tình cảm học trò xốc nổi. Để hiểu thêm về thông tin trên chúng tôi cũng nghe được tâm sự sau: “Bây giờ con gái đánh nhau cũng nhiều lắm. Nguyên nhân chủ yếu là yêu đương và ganh ghét thôi ạ. Trường hợp cái đứa người yêu mới của cậu Nam này bị đứa người yêu cũ của cậu ấy đánh cũng chỉ vì ghen.” (Nữ sinh lớp 8, trường Nguyễn Trãi)

Nhiều trường hợp đánh nhau khác cũng với lý do rất nhỏ như: “Hai đứa khác lớp Chat với nhau, lúc đầu chỉ nói chuyện chơi thôi nhưng sau đấy không hiểu sao thành cãi nhau rồi nói, chửi nhau qua Chat. Hôm sau một cậu đã gọi mấy đàn anh đến để đánh đứa còn lại kia ” (Nam sinh, lớp 7, trường Lê Hồng Phong) Trong số các em đã từng có hành vi hành hung người khác, hầu hết đều biết bạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác, làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với mình. Nhưng vẫn còn gần 1/4 cho rằng, hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì.

Khảo sát cho thấy, có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cớ gây ra xung đột, như mình bị bạn nói xấu (63,9%), không ưa thì đánh (53,3%); bị khiêu khích nên đánh (45,0%); đánh vì lí do tình cảm (36,1%); va chạm nhỏ (45,6%). Đáng lo ngại là, có những lý do không thể hình dung được, ví dụ: người khác nhờ đánh (48,3%) và chẳng có lý do gì cũng đánh (17,8%). Còn phải kể thêm một yếu tố thúc đẩy hành vi bạo lực học đường, đó là sự cổ vũ của bạn bè (2,8%).

43

Với câu hỏi “Khi đánh nhau với các bạn khác, em thường dùng hình thức nào là chủ yếu?”, thì có tới 1/2 số em cho biết, thường “đánh tập thể”. Điều này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn, cũng có nghĩa rằng, đa số học sinh coi chuyện đánh nhau là bình thường. Thậm chí, nhiều em còn đứng ngoài xem và cổ vũ đánh nhau, như là cổ vũ bóng đá.

Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, có 1/3 không sử dụng phương tiện nào, các em có thể túm tóc, cào cấu, xé áo, và lăng nhục ... Cách hành hung này tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất, nhưng lại gây ra những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân.

Một điều đáng sợ nữa là, phần lớn những học sinh sử dụng hung khí trong khi hành hung bạn.Vật hành hung có thể là dép, guốc, gậy gộc, gạch đá, thậm chí là dao lam, ống tuýp nước,… Những phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học cùng trường.

Còn một phương tiện nữa, mang tính chất bạo lực về tinh thần, đó là sử dụng điện thoại di động để ghi hình vụ hành hung, sau đó đưa lên mạng Internet như là cách để làm nhục nạn nhân và thậm chí là để khoe thành tích của mình. Tuy khảo sát không đề cập đến vấn đề này, nhưng thông qua số lượng các video clip xuất hiện trên mạng, có thể thấy cách thức này ngày càng được sử dụng phổ biến.

Chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm tới thái độ của các em khi nhìn thấy các bạn đánh nhau và có được kết quả như sau: có 5,6% phiếu không trả lời, 65,6% trả lời mặc kệ, 65% đứng xem rồi bỏ đi, 36,1% thông báo cho thầy, cô, 13,3 vào can ngăn, 11,8% gọi công an và khác 65%, đặc biệt còn số lượng không nhỏ đứng ngoài cổ vũ chiếm 22,2%. Nhìn vào con số này chắc hẳn các bậc phụ huynh không mấy ngạc nhiên vì họ cũng đều cho rằng: “Chẳng dại gì mà bảo con mình dính vào những chuyện như như đánh nhau. Nếu biết hoặc nhìn thấy thì nên tránh xa chứ không biết đâu lại mang vạ vào thân” (Nữ, 38 tuổi, kinh doanh).

Qua đây, chúng ta cũng thấy được giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam dần dần đã bị đứt gãy đặc biệt là những gia đình ở khu vực đô thị.

44

* Biểu hiện hư qua các hành vi lệch chuẩn trong gia đình

Đối với những trẻ em hư không những ở trường mà các em có những hành vi lệch chuẩn ngay cả ở trong nhà của mình các em cũng có những biểu hiện tương tự như vậy. Những hành vi lệch chuẩn này thường lặp đi lặp lại nhiều lần, gây bực bội cho người lớn. Do vậy, các em thường bị ông, bà, bố, mẹ rầy la chiếm 73,3%.

Bảng 2.1. Biểu hiện hƣ của trẻ em trong gia đình Hành vi lệch chuẩn xã hội Tỷ lệ (%)

Nói dối bố, mẹ 41,1

Lười học 57,8

Đi chơi không xin phép 46,1

Bảng 2.1 cho ta thấy trong các biểu hiện hư của các em thì hành vi lười học lại chiếm tỷ lệ cao nhất (57,8%). Đây là một trong những biểu hiện đáng lo ngại. Bởi vì, đối với các em đang trong độ tuổi đi học, nhiệm vụ quan trọng hàng ngày là phải chăm chỉ học tập, rèn luyện để tiếp thu tích lũy kiến thức. Một khi các em lười học, tất yếu sẽ xuất hiện những hoạt động khác thay thế vào thời gian học tập. Những hoạt động khác thường không được gia đình mong muốn, vì vậy các em dễ bị sa vào các hoạt động có tính chất tiêu cực. Đây là một điểm rất đáng chú ý đối với các bậc bố, mẹ ở thành phố có con đang trong độ tuổi đi học.

Chúng ta cũng biết ở lứa tuổi này các em đã phần nào nhận biết về những hành động của mình và có những nhận xét mà các bậc phụ huynh nên biết để điều chỉnh cách uốn nắn, dạy dỗ con sao cho phù hợp với từng đối tượng.

* Biểu hiện hư qua các hành vi lệch chuẩn ngoài xã hội

Nơi công cộng không phải là nơi tự do của mỗi cá nhân, mà là nơi tự do của mỗi cá nhân nhưng được xã hội tôn trọng, không qua các quy định của cộng đồng. Xâm phạm tự do cá nhân và không tôn trọng các quy chuẩn sinh hoạt của cộng đồng ở nơi công cộng là hành vi lệch chuẩn xã hội. Kết quả khảo sát cho biết hành vi lệch chuẩn xã hội của các em, không chỉ phi phạm các chuẩn mực về đạo đức con người mà còn vi phạm các quy định về trật tự an toàn nơi công cộng. Theo số liệu điều tra cho thấy số trẻ em đã có lần đánh nhau chiếm

45

17,8%; ăn chơi đua đòi thói xấu chiếm 23,9. Chúng tôi cũng tìm hiểu về hiện tượng này được biết: “Trẻ con bây giờ một số thì học hành rất chăm chỉ nhưng còn số lớn là bát nháo, suốt ngày chơi bời, đàn đúm rồi game online, kiếm hiệp lung tung cả mà bố mẹ chẳng quản lý gì hết chỉ thấy đi suốt ngày” (Nữ, 47 tuổi, cán bộ nhà nước). Tuy tỷ lệ hành vi đánh nhau không cao bằng hành vi ăn chơi đua đòi thói xấu nhưng nó cũng dễ bị tác động bởi những hành vi ăn chơi đùa đòi này và sẽ có chiều hướng gia tăng.

Qua phỏng vấn sâu chúng tôi cũng thu được những thông tin sau: “Bây giờ tụi học sinh THCS không những đánh nhau trong khuôn viên trường mà thường xuyên gây gổ đánh nhau ở ngoài đường ấy chứ. Thực ra cũng chỉ là trêu ghẹo nhau rồi nói quá lời thành ra đánh nhau thôi cũng có lý do gì to tát đâu, chuyện tình cảm học sinh của chúng nó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mâu thuẫn rồi đánh nhau và nhiều lý do khác nữa,… Nhà tôi gần trường học tuần nào chẳng chứng kiến ít nhất là 1-2 vụ đánh nhau của tụi trẻ”

(Nam cán bộ, 56 tuổi).

Tóm lại, sự thay đổi quá nhanh của xã hội khiến trẻ không kịp thích ứng, tâm lý trẻ trong giai đoạn vị thành niên lại thiếu ổn định, xốc nổi nên dẫn đến thái độ sống không đúng đắn và dẫn tới những hành vi xấu. Nếu không kịp uốn nắn, đó chính là căn nguyên tội phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội) (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)