Nhận xét về hiệu quả công việc của NVCTXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp hỗ trợ phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số tại xã đồng văn, huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 62)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.3. Nhận xét về hiệu quả công việc của NVCTXH

* Mặt đạt được

Nhiệt tình, năng động, sáng tạo, linh hoạt. Biết cảm thông, chia sẽ những vấn đề mà thân chủ đang gặp phải.

Đã biết sử dụng hiệu quả các kĩ năng như: quan sát, lắng nghe, tạo lập mối quan hệ, khích lệ, động viên, kĩ năng đặt câu hỏi,…

Đã biết sử dụng tiến trình gồm 7 bước CTXH cá nhân để làm việc với thân chủ . Thân chủ đã tin tưởng và có cái nhìn tốt về nhân viên cơng tác xã hội. NVXH đã vạch ra được kế hoạch giúp đỡ và thực hiện kế hoạch đó.

Vấn đề của thân chủ đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực như thân chủ giảm bớt cảm giác lo âu, tự ti, thân chủ đã có vớn và kinh nghiệm sản xuất, đời sống tinh thần của thân chủ có bước tiến triển.

Biết lượng giá và đánh giá những mặt tích cực, mặt hạn chế từ đó đề ra những kế hoạch tiếp theo.

Đã tạo lập được mối quan hệ với đối tượng, gia đình, hàng xóm, nhà trường. Ngồi ra, nhân viên cơng tác xã hội còn hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ y tế; hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ về nhà ở, đất sản xuất: hỗ trợ lồng ghép, gắn kết các nguồn vốn thuộc hợp phần hỗ trợ sản xuất cho người nghèo dân tộc thiểu số nhằm phát triển sản xuất, tăng thu nhập, làm giàu chính đáng: Nhân viên cơng tác xã hội hỗ trợ cùng các cơ quan chức năng tăng cường chỉ đạo gắn kết, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ cho người nghèo dân tộc thiểu số theo hướng lập dự án nhằm phát huy các nguồn vốn, hạn chế tình trạng manh mún, nhỏ lẽ, khơng tập trung, kém hiệu quả, ỷ lại, trơng chờ. Trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện gắn kết, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước dành cho hộ nghèo dân

tộc thiểu số nhằm bảo đảm kết quả thoát nghèo bền vững trên địa bàn. Nhân viên cơng tác xã hội cịn hỗ trợ các kỹ năng đối thoại chính sách giảm nghèo cho người nghèo dân tộc thiểu số: Với mục đích và ý nghĩa của việc đối thoại, nhân viên công tác xã hội là người đứng ra vận động và tổ chức các cuộc đối thoại giữa các cơ quan cung cấp, các dịch vụ cho người nghèo dân tộc thiểu số và người nghèo. Qua việc đối thoại này nhằm làm cho người nghèo dân tộc thiểu số hiểu rõ hơn các chính sách mà mình đang thụ hưởng cũng như tính ưu việt của các chính sách của Đảng và Nhà nước ưu tiên cho người nghèo dân tộc thiểu số. Mặt khác giúp cho các cơ quan cung cấp dịch vụ, chính sách cho người nghèo nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người nghèo dân tộc thiểu số để từ đó điều chỉnh chính sách và thực hiện chính sách được hiệu quả hơn, tránh trường hợp chính sách khơng hiệu quả, manh mún. Bên cạnh đó, qua đối thoại giúp cho người nghèo dân tộc thiểu số và cán bộ thực hiện chính sách có dịp gần gũi, đồng cảm và hiểu nhau hơn, làm cho mối quan hệ giữa người thực hiện chính sách và người được hưởng chính sách được thắt chặt… Đặc biệt nhân viên công tác xã hội thể hiện rõ vai trò trong việc hướng dẫn người nghèo dân tộc thiểu số một số kỹ năng tự chăm sóc gia đình, biết tích lũy và vươn lên thốt nghèo. Kỹ năng tự chăm sóc gia đình được thực hiện thơng qua các giai đoạn nhằm giúp cho người nghèo dân tộc thiểu số khi tham gia sẽ tạo ra sự thay đổi. Hỗ trợ cách thức phát triển cộng đồng trong việc giúp đỡ người nghèo dân tộc thiểu số thoát nghèo. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động của công tác xã hội nhằm cung cấp các dịch vụ để người nghèo dân tộc thiểu số được hưởng các chính sách một cách tốt nhất. Đó chính là điều kiện “cần” và “đủ” để người nghèo dân tộc thiểu số có điều kiện vươn lên thốt nghèo góp phần giảm nghèo bền vững.

* Mặt hạn chế

Do thời gian ngắn, còn thiếu kinh nghiệm nên việc sử dụng một số kĩ năng vẫn chưa đạt hiệu quả,còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn.

Thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp, hạn chế về kĩ năng chuyên môn nên chưa thực sự giúp đỡ thân chủ giải quyết hết mọi vấn đề. NVXH chưa có giải pháp cụ

thể để tăng thêm nguồn thu nhập cụ thể như chưa tìm cho thân chủ một công việc phù hợp với thân chủ.

Trƣớc khi thực hiện quá trình can thiệp

Qua những gì thu thập được và trong q trình chia sẻ về hồn cảnh của thân chủ thì NVXH thấy thân chủ ln có cảm giác tự ti, mặc cảm và sốn khép kín. Ngồi ra đời sống tinh thân của thân chủ không được đảm bảo, chị phải làm việc cả ngày và không tham gia sinh hoạt của hội phụ nữ và các hoạt động khác. Thân chủ cũng chưa nhận được nhiều sự giúp đỡ của tổ chức và những người xung quanh, người khác có thái độ kì thị và cái nhìn khơng tốt vể gia đình thân chủ.

Sau khi thực hiện quá trình can thiệp

NVCTXH đã sử dụng tiến trình cơng tác xã hội cá nhân để giúp đỡ thân chủ trong vịng một thời gian khơng dài, bằng những kiến thức và kĩ năng của một NVCTXH thì sau quá trình giúp đỡ vấn đề của thân chủ đã chuyển biến theo hướng tích cực.

Thứ nhất, thân chủ đã khơng cịn cảm giác tự ti, mặc cảm và giao tiếp hòa đồng với những người xung quanh, chị mạnh dạn nói ra những suy nghĩ tâm sự của mình với người khác.

Thứ hai, mọi người xung quanh đặc biệt là những người có cái nhìn khơng tốt đối với thân chủ đã thơng cảm và có cái nhìn tốt với thân chủ, sau q trình giúp đỡ NVXH thấy thân chủ đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều người về vật chất và tinh thần.

Thứ ba, thân chủ đã tham gia sinh hoạt của hội phụ nữ và tham gia các cuộc họp đàu tháng của tổ liên gia. Cùng với sự giúp đỡ của chi hội phụ nữ thôn 8 NVXH đã dần thay đổi hành vi, suy nghĩ của thân chủ và khuyến khích chị tham gia sinh hoạt của hội phụ nữ. Qua đây thân chủ có thêm kiến thức để cải thiện cuộc sống và là nơi để thân chủ chia sẽ , tâm sự về hoàn cảnh và mong muốn của mình cho mọi người biết.

Thứ tư, thân chủ đã học được những kinh nghiệm trong sản xuất và có nguồn vốn để làm kinh tế. NVXH đã huy động sự giúp đỡ vốn của các cơ quan,

ban ngành đoàn thể như: Hội phụ nữ xã, chi hội phụ nữ thơn, ngân hàng chính sách, ….để tăng nguồn vốn cho thân chủ.

Ngồi ra NVXH thơng qua việc giúp thân chủ giải quyết vấn đề thì cịn giúp thân chủ hiểu rõ về những chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước, thân chủ đã biết những quyền lợi và chính sách dành cho người nghèo. Đồng thời chính quyền địa phương đã có cái nhìn sâu hơn về vấn đề mà thân chủ đang gặp phải để từ đó có kế hoạch giúp đỡ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp hỗ trợ phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số tại xã đồng văn, huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)