CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và tình hình nghèo đói tại xã Đồng Văn, huyện
Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
1.3.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên xã hội
Đồng Văn cách trung tâm thị trấn Bình Liêu 24km. Với diện tích tự nhiên gần 6.300ha, Đồng Văn có địa hình nhiều đồi núi, thung lũng với trên 2.500ha rừng hồi và rừng phòng hộ trải dài hùng vĩ, có đỉnh núi Cao Ba Lanh cao 1.050m so với mực nước biển. Mặc dù là xã đặc biệt khó khăn của huyện Bình Liêu, tuy nhiên với sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền, các ngành, đồn thể, năm 2017 Đồng Văn trở thành một trong những xã đứng trong top đầu của huyện Bình Liêu về hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra, đầu năm 2017, Đảng ủy xã đã tổ chức triển khai quán triệt Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 3/12/2016 của Tỉnh ủy,
Nghị quyết số 09-NQ/HU ngày 29/12/2016 của Huyện ủy và ban hành Nghị quyết số 01-NQ/ĐU ngày 31/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng ủy xã về phương hướng, nhiệm vụ năm 2017. Hằng tháng, hằng quý, Đảng ủy xã ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ toàn diện; tập trung cụ thể hóa chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh phù hợp với từng thôn, bản. Đảng ủy xã chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát những nhiệm vụ khó, giải quyết những vấn đề nổi cộm, nhất là trong xây dựng nơng thơn mới, giải phóng mặt bằng xây dựng cơng trình cơ bản. Trong năm 2017, Đảng bộ, chính quyền xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân hiến được 53.296m2 đất, 1.278 cây hồi, quế và 81 cây ăn quả các loại; vận động được 46 hộ dân dọc tuyến đường 18C tự tháo dỡ cổng, mái đua vi phạm hành lang đường...
Bên cạnh đó, Đảng ủy xã đã chỉ đạo tuyên truyền thực hiện các chương trình, dự án, phát triển kinh tế - xã hội đến nhân dân ở 8 thôn, bản trên địa bàn xã. Trong năm 2017, các ngành, đoàn thể của xã đã hướng dẫn, đứng ra tín chấp cho đồn viên, hội viên vay vốn gần 10,567 tỷ đồng để sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình. Xã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh hỗ trợ 28 hộ khó khăn về nhà ở với kinh phí 820 triệu đồng. Ngồi ra cịn hỗ trợ 11 nhà di dân theo đề án của tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn những tồn tại, hạn chế là: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trong phát triển kinh tế xã hội, đôi khi cũng chưa thật sự quyết liệt, một số chi bộ và đảng viên chưa phát huy được năng lực lãnh đạo, cũng như việc phát huy vai trò hạt nhân, nòng cốt; Mặc dù đời sống của nhân dân đã được cải thiện, nâng lên nhưng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cịn cao; Cơng tác cấp giấy chứng nhận cấp quyền sử dụng đất ở chưa đạt kế hoạch đề ra; Công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế cho nhân dân cịn chậm và sai sót; Cơng tác xây dựng nông thôn mới cịn gặp nhiều khó khăn, chưa có những chuyển biến rõ rệt... Việc triển khai các dự án phát triển sản xuất thuộc nguồn vốn xây dựng nông thôn mới và chương trình 135 chưa đạt tiến độ theo kế
hoạch đề ra; cơng tác tiêm phịng chưa đạt kế hoạch theo chỉ đạo, phòng chống dịch bệnh cho đàn vật ni chưa chủ động, cịn để sảy ra dịch bệnh trên đàn gia xúc. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cịn nhiều hạn chế; Cơng tác vận động xóa bỏ các tập tục, tập quán lạc hậu, công tác vệ sinh môi trường, ăn ở hợp vệ sinh ở các thôn bản, hộ gia đình chuyển biến chậm, chưa đạt yêu cầu. Tính trơng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước trong một bộ phận người dân vẫn còn. Xã Đồng văn là địa bàn có xuất phát điểm nền kinh tế cịn thấp, trình độ dân trí cịn nhiều hạn chế do đó sự hiểu biết về pháp luật, kiến thức khoa học, kỹ thuật trong một bộ phận nhân dân còn nhiều hạn chế. Sản xuất hàng hóa chưa phát triển cịn mang nặng tính tự cung tự cấp. Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền xã có những việc chưa thật sự quyết liệt. Trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ, công chức từ xã đến các thơn bản cịn hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát chưa được thường xun.
1.3.2. Tình trạng nghèo đói tại Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
Số lượng hộ nghèo, cận nghèo
Đảng ủy xã xây dựng kế hoạch giảm nghèo năm 2018 để tổ chức triển khai thực hiện.Thường xuyên quan tâm đến cơng tác xóa đói giảm nghèo, kết quả rà soát đến hết năm 2017 còn 676 hộ, hộ nghèo 255/676 hộ = 37,72 % hộ cận nghèo còn 178/676 hộ = 26,33%. Lập danh sách đề nghị khen thưởng các hộ thoát nghèo (71 hộ). Thống kê thực trạng hộ nghèo, cận nghèo đăng ký phấn đấu thốt nghèo năm 2018 để có những giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, nhà ở, các chỉ số thiếu hụt… (139 hộ phấn đấu thoát nghèo, 110 hộ phấn đấu thoát cận nghèo) kết quả giảm nghèo năm 2018 là: 130/ 130 hộ = 100% KH và giảm cận nghèo 83/90 hộ = 92,2% KH. Đến cuối năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo còn 125 hộ/ 702 hộ chiếm 17,8% (giảm 19,9% so với đầu kỳ) và cận nghèo còn 203 hộ/702 hộ = 28,9%. (Nguồn:
Báo cáo UBND xã Đồng Văn, năm 2017)
Thường xuyên quan tâm giải quyết kịp thời các chính sách xã hội cho các đối tượng được hưởng (Trong đó: Cấp phát thẻ BHYT cho hộ nghèo
904 thẻ, DTTS được 1385 thẻ, trẻ em dưới 6 tuổi 377, cựu chiến binh 9 thẻ, Người cao tuổi 1 thẻ, dân tộc Kinh 30 thẻ.
Năm 2017, Đồng Văn đạt 11/20 tiêu chí và 32/52 chỉ tiêu trong chương trình xây dựng nơng thơn mới. Tồn xã có 104 hộ thốt nghèo, vượt 48,6% so với kế hoạch. Bà con nơi đây còn phát triển đàn gia súc, gia cầm. Công tác xây dựng thơn, bản văn hố, gia đình văn hố được quan tâm. (Nguồn: Báo cáo
UBND xã Đồng Văn, năm 2017).
Năm 2017, tồn xã có 82,7% hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa. Quốc phịng, an ninh của xã được giữ vững và củng cố, góp phần giữ vững an ninh biên giới, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Ơng Lý Văn B- Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đồng Văn, cho biết: “Năm 2018, Đảng bộ,
quân và dân trong xã sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu sớm đưa Đồng Văn ra khỏi diện xã đặc biệt khó khăn của huyện”.
Bảng 1: Số lƣợng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các thôn tại xã Đồng Văn, Bình Liêu, Quảng Ninh
TT Thơn, xóm Tổng số hộ Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ Khẩu Tỷ lệ Hộ Khẩu Tỷ lệ 1 Thôn 1 203 16 51 7,88 6 14 2,95 2 Thôn 2 158 9 21 5,7 6 14 3,8 3 Thôn 3 124 14 20 11,3 4 7 3,22 4 Thôn 4 103 15 29 18,45 4 11 3,9 5 Thôn 5 141 15 96 10,6 20 76 14,2 6 Thôn 6 177 28 120 15,82 14 68 7,9 7 Thôn 7 102 20 101 19,6 19 92 18,2 8 Thôn 8 178 24 102 13,48 38 147 21,34 Tổng 1.186 141 540 12,54 111 429 9,97
(Nguồn: Báo cáo UBND xã Đồng Văn, năm 2017)
Nhiều phụ nữ phải sống trong tình cảnh thiếu thốn vật chất và tinh thần và phải đối mặt với nhiều rủi ro trong cuộc sống, theo số liệu thống kê của xã thì năm 2017 tồn xã có 46/180 hộ nghèo có phụ nữ nghèo làm chủ hộ.
Phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số tại xã Đồng Văn không những thiếu thốn về mặt vật chất mà đời sống tinh thần cũng không được đảm bảo. Theo kết quả của 10 cuộc phỏng vấn thì có tới 7 phụ nữ nghèo tại xã trả lời họ khơng có thời gian nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động xã hội. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng sự khó khăn về đời sống vật chất đã khiến cho đời sống tinh thần của phụ nữ nghèo ở xã Đồng Văn không được đảm bảo. Theo kết quả của các cuộc phỏng vấn tác giả luận văn thấy hầu hết phụ nữ nghèo tại xã có nhu cầu vươn lên thốt nghèo, được hướng dẫn làm kinh tế và được vay vốn để sản xuất. Trong những năm gần đây với sự nỗ lực của chính quyền xã Đồng Văn và đặc biệt là những hoạt động của hội phụ nữ đã giảm tỉ lệ phụ nữ nghèo, theo số liệu thống kê của hội phụ nữ xã năm 2016 tồn xã có 68 hộ nghèo có phụ nữ làm chủ hộ, đến năm 2017 đã giảm xuống còn 46 hộ. Đây là nỗ lực rất lớn tuy nhiên chính quyền xã cần có nhiều chính sách hơn nữa để nâng cao đời sống phụ nữ nghèo (Ủy ban Nhân dân Xã Đồng Văn, 2017)
Đặc điểm tâm lý của phụ nữ nghèo
Phụ nữ nghèo tại xã Đồng Văn là những người sống trong hồn cảnh khó khăn, thiếu thốn về vật chất và tinh thần, nhiều phụ nữ phải đảm nhận vai trị quan trọng trong gia đình. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhiều phụ nữ có nguy cơ rơi vào hồn cảnh nghèo khổ, thậm chí họ cịn là nạn nhân của bạo lực gia đình và tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, nguyên nhân này không phải lúc nào cũng xuất phát từ chính những phụ nữ nghèo, trong xã hội vẫn cịn tồn tại những cái nhìn khơng tốt và kì thị đối với phụ nữ nghèo đặc biệt là những phụ nữ có hồn cảnh đặc biệt. Chính những thái độ kì thị đã làm cho vấn đề của những phụ nữ nghèo trầm trọng hơn, nhiều người còn cho rằng phụ nữ nghèo là những người thấp hèn trong xã hội, là những người lao động chân tay. Đây cũng là lí do khiến nhiều phụ nữ nghèo tại xã Đồng Văn khơng dám vươn lên thốt nghèo.
Tâm lí phó mặc cho số phận cũng đã gây ra tình trạng trơng chờ, ỷ lại của phụ nữ nghèo vào những chính sách chủ trương xóa đói giảm nghèo của địa phương. Điều này sẽ làm tăng tính thụ động của phụ nữ nghèo và khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc giúp phụ nứ thoát nghèo.
Đặc điểm tâm lí tiếp theo đó là nhiều phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số tại xã Đồng Văn tính khí thất thường, hay nổi cáu, họ không muốn tiếp xúc với người ngồi. Vì hồn cảnh nghèo khổ, lao động vất vả lại chiụ nhiều định kiến của xã hội nên nhiều phụ nữ nghèo thường hay nổi nóng và ngại tiếp xúc với người ngoài. Phần lớn phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số tại xã cho biết họ ít khi tham gia các hoạt động xã hội và ngại nói lên chính kiến của mình ở chỗ đơng người. Điều này sẽ khiến phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số tại xã không tiếp cận với những kinh nghiệm làm kinh tế và làm cho người khác càng xa lánh họ.
CHƢƠNG 2: VAI TRỊ CỦA NHÂN VIÊN CƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI PHỤ NỮ
NGHÈO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ ĐỒNG VĂN
Trợ giúp của công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo có nhiều ý nghĩa đối với cuộc sống của cá nhân và gia đình họ. Trong khn khổ luận văn, tác giả can thiệp với 01 phụ nữ nghèo đơn thân, với phương pháp can thiệp cá nhân. Mục đích là giúp họ giải quyết một số vấn đề đặc trưng của phụ nữ nghèo đơn thân, tìm cách để họ tự khắc phục và vươn lên trong cuộc sống.
2.1. Mục tiêu, dự kiến kế hoạch làm việc với thân chủ trƣớc khi tiếp cận
Trước khi thực hiện tiến trình can thiệp cá nhân đối với phụ nữ nghèo, NVCTXH cũng đặt ra một số mục tiêu và kế hoạch làm việc, trước khi tiếp cận trực tiếp đối với thân chủ. Trước hết, mục tiêu được đặt ra là các chỉ dẫn cho tiến trình làm việc sau này, bao gồm: (1) Có thể tiếp cận, nói chuyện làm việc với thân chủ, tìm hiểu nhu cầu và nhận diện được các vấn đề mà thân chủ gặp phải; (2) Hỗ trợ thân chủ tự lên kế hoạch giải quyết các vấn nạn của bản thân, kết hợp với kế hoạch làm việc cụ thể.
Kế hoạch làm việc dự kiến là tiếp cận với thân chủ trong một khoảng thời gian xác định, đủ để thân chủ chia sẻ và đề xuất, thực hiện được một số hoạt động nhằm thay đổi tình trạng của bản thân. Kết quả mong muốn là thân chủ chấp nhận và chia sẻ các thơng tin, tìm kiếm được nguồn lực, thực hiện được một số hoạt động trợ giúp cho cuộc sống của bản thân. Hy vọng sau tiến trình làm việc với NVCTXH, thân chủ có cái nhìn lạc quan, yêu đời và có ý thức vươn lên trong cuộc sống.
2.2. Tiến trình cơng tác xã hội cá nhân với thân chủ
2.2.1. Tiếp cận thân chủ
Được sự giới thiệu Ban XĐGN xã Đồng Văn, Hội LHPN xã Đồng Văn, NVCTXH đã chủ động tìm đến gặp gỡ trao đổi với anh Nguyễn Văn T. - Bí thư kiêm Trưởng thôn và Chị Nông Thị B. - Chi hội trưởng hội phụ nữ.
Mục tiêu của buổi làm việc này nhằm thiết lập mối quan hệ với với cán bộ cơ sở qua đó tìm hiểu một số thơng tin về tình hình phụ nữ nghèo đói trên địa bàn thơn qua trao đổi với cán bộ và thông qua hồ sơ hộ nghèo được lưu trữ tại thơn.
Sau khi có được danh sách và một số thông tin về những hộ nghèo do phụ nữ làm chủ, NVCTXH đặc biệt quan tâm đến hoàn cảnh của chị Vũ Thị Thu bởi chị khơng chỉ thiếu thốn về vật chất mà cịn thiếu hụt về tình cảm. Hơn nữa chị Vũ Thị Thu là một người ln mang trong mình sự mặc cảm, tự ti, và mối lo khơn ngi khi một mình ni 02 con, trong đó có cậu con trai nhỏ bị tàn tật.
Tiếp xúc với phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số là khơng dễ bởi họ ln có tâm lý mặc cảm, tự ti, sống khép mình… Do vậy, ngay từ đầu NVCTXH cần phải thật khéo léo, chân thành để tạo sự tin tưởng với thân chủ.
Từ hồ sơ hộ nghèo học viên thu thập được một số thông tin về thân chủ như tên tuổi, địa chỉ, hoàn cảnh, mức thu nhập... như sau:
Họ và tên thân chủ: Vũ Thị Thu. Sinh năm: 1982 Nghề nghiệp: Nông nghiệp
Con trai thứ nhất: Nông Văn Minh - sinh ngày 07/5/2006 Con trai thứ hai: Nông Duy Mạnh - Sinh ngày 02/1/2009 Thu nhập: 650.000đ/tháng.
Theo đúng kế hoạch ngày 10/8/2018, NVCTXH đã chủ động tìm đến nhà đối tượng. Dưới đây là mô phỏng buổi gặp gỡ đầu tiên giữa NVCTXH và thân chủ nhằm tạo lập mối quan hệ thân thiện và cởi mở, lắng nghe và chia sẻ...
“Chị đừng ngại. Em thực sự đánh giá rất cao nghị lực của chị, có gì buồn chị cứ tâm sự với em, việc giữ bí mật cho thân chủ là một trong những nguyên tắc quan trọng của NVCTXH, những gì chị chia sẻ với em, em sẽ giữ bí mật và khơng nói cho ai, nếu thực sự cần nói em sẽ xin ý kiến của chị”. (Phúc đáp của NVCTXH, 2018)
Trong buổi gặp gỡ và trao đổi, làm việc với thân chủ, NVCTXH đã giới thiệu về bản thân, trình xuất giấy giới thiệu, trình bày với thân chủ về mục đích, nguyên tắc của NVCTXH,… nhằm xây dựng niềm tin với thân chủ, giúp thân chủ hiểu hơn về CTXH đồng thời giúp thân chủ cởi mở hơn trong việc giao tiếp
và làm việc với NVCTXH. Qua buổi tiếp xúc, trò chuyện đầu tiên này, NVCTXH cũng nhận thấy thân chủ có phần bi quan trong cuộc sống nên đã sử dụng kỹ năng khích lệ, đồng cảm nhằm giúp cho thân chủ giảm bớt bi quan trong cuộc sống và tự ti trong giao tiếp.