Hồ Chí Minh với việc tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin để xây dựng nền văn hoá Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với việc xây dựng nền văn hóa mới việt nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 28 - 33)

dựng nền văn hoá Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc và là nhà văn hoá kiệt xuất của thế kỷ XX. Trong di sản tư tưởng về văn hoá của Người chứa đựng nhiều giá trị tiềm ẩn, trong đó có vấn đề phát huy hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin như thế nào trong việc xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam. Trước tình hình thế giới phát triển phức tạp, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về cách tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc xã hội nền văn hoá Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.

Với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tạo nên một chất men mới, làm bừng tỉnh những khối óc, giúp những cánh tay của thợ thuyền, dân cày nghèo khổ giơ cao hơn nữa khi đứng lên giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, xây dựng một nền văn hố mới. Tính cách

mạng vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam đã làm thay đổi hẳn nền tảng văn hoá, xác lập lại các quan hệ giai cấp trong xã hội và xây dựng lại ý thức chính trị cho văn hố. Ý nghĩa lịch sử của việc Hồ Chí Minh truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam là ở chỗ, nó tạo ra một cách nhìn mới trong các quan hệ chính trị - xã hội. Cách nhìn này là cơ sở cho các ứng xử văn hoá mới chưa từng có trong lịch sử văn hố Việt Nam. Có chủ nghĩa Mác - Lênin soi sáng, chủ thể của nền văn hoá mới cũng biến đổi mạnh mẽ. Những con người cách mạng với lý tưởng xã hội giải phóng áp bức, bóc lột đã hành động và ứng xử hoàn toàn khác với các bậc trượng phu, người quân tử, kẻ sĩ, thương nhân, nhân sĩ trong nền văn hoá phong kiến và tư sản.

Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin là một thế giới quan khoa học, một vũ khí đấu tranh cách mạng có tác dụng cải tạo mạnh mẽ nền văn hoá cũ và xây dựng nền văn hoá mới. Song, mỗi nền văn hố đều có các lớp lịch sử, các quan hệ giao tiếp và truyền thống lâu đời của nó. Trong tư tưởng văn hố của Hồ Chí Minh, nguyên lý biện chứng về mối quan hệ giữa dân tộc với thời đại ln có tác dụng soi sáng các vấn đề chính trị phức tạp. Các quan hệ đấu tranh giai cấp ở phương Tây và phương Đơng có những yếu tố phổ biến và có các yếu tố khác biệt. Hồ Chí Minh đề xuất việc bổ sung cơ sở lịch sử vào tư tưởng đấu tranh giai cấp trong học thuyết của Mác. Và chính trên ý tưởng này, Người đã hình thành tư tưởng về xây dựng và phát triển nền văn hoá mới ở Việt Nam trên cơ sở kết hợp các giá trị dân tộc với các giá trị quốc tế, giá trị truyền thống với giá trị hiện đại.

Theo Hồ Chí Minh, văn hố khơng chỉ có tính giai cấp mà cịn có tính dân tộc và nhân loại. Người đã xuất phát từ các giá trị văn hoá dân tộc để tiến hành đấu tranh chính trị tố cáo chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương và chủ nghĩa đế quốc ở nhiều nơi trên thế giới. Trong tư tưởng của Người, văn hố Việt Nam cịn là kết tinh bản chất loài của con người vượt qua những giới hạn của các quan hệ lịch sử cụ thể. Người đã khẳng định: Trình độ phát triển nhân văn của con người sẽ tạo ra một ý tưởng chung trong sự phát triển văn

hoá nhân loại. Trong khi bảo vệ tính dân tộc của mỗi nền văn hố, các dân tộc có nguyện vọng “tự do, bình đẳng” cùng chung một lý tưởng dân chủ và cùng say mê vì tự do.

Cơ sở triết học trong tư tưởng văn hoá của Hồ Chí Minh xuất phát từ quan điểm biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề nhân loại. Trong văn hoá của mỗi dân tộc có cơ sở chung của nhân loại. Việc giải quyết các vấn đề văn hoá dân tộc phải gắn liền với sự phát triển chung của nhân loại và khi chủ nghĩa dân tộc thắng lợi, thì theo Người “nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế” [30, tr. 467]. Hồ Chí Minh gắn sự tiến bộ văn hoá của mỗi dân tộc với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại. Luận điểm này xuất phát từ phép biện chứng duy vật về cái chung và cái riêng, cái đơn nhất, cái đặc thù và cái phổ biến. Nó nêu lên một quan điểm chống sự giáo điều và đơn giản hoá quan điểm giai cấp trong văn hố. Nó cảnh báo cách nhìn, cách xây dựng, cách phát triển và cách đánh giá các quan hệ văn hố dưới góc độ tư tưởng và giai cấp trong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Quan điểm biện chứng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Việt Nam đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn các yếu tố không thể cũng như các yếu tố có thể tiếp nhận được của những nền văn hố khác nhau. Tư tưởng này làm cho cách ứng xử của Hồ Chí Minh trong mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực chính trị, vừa nhất quán, vừa mềm dẻo, vừa thơng minh, vừa linh hoạt. “Nó làm cho quan điểm giai cấp trong lĩnh vực văn hoá của Người mang tính cách mạng và cao thượng” [13, tr. 237]

Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, hệ tư tưởng Mác – Lênin dần dần trở thành hệ tư tưởng thống trị trong văn hoá Việt Nam. Khi xây dựng các quan hệ văn hoá mới ở nước ta, Hồ Chí Minh ln khẳng định: chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng, có tác dụng củng cố sức mạnh chính trị của nhân dân ta.

Cách tiếp cận chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh vào việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam là tiếp cận về mục tiêu và phương pháp gắn nó với truyền thống dân tộc và các giá trị phổ biến của nhân loại. Người đã giữ vững mục tiêu xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo mục tiêu của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng các bước đi và các giá trị đạt tới của nó đều được Người sáng tạo theo hướng giữ gìn bản sắc dân tộc và hướng tới các giá trị phổ biến, nhằm phấn đấu xây dựng một nền văn hố cao. Đó là nền văn hố của chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh viết: “chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xố bỏ giai cấp bóc lột áp bức… Chúng ta phải biến một nước dốt nát cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui hạnh phúc” [37, tr. 493-494]. Theo Hồ Chí Minh, xã hội văn hoá cao là xã hội trong đó nhân dân lao động đã xoá bỏ được các phong tục tập quán và thành kiến lạc hậu, hấp thu có chọn lọc thành quả văn minh của nhân loại, phát triển các giá trị tốt đẹp của truyền thống; các dân tộc đều sống hồ hợp, bình đẳng trong sự thống nhất và đa dạng; lợi ích của cá nhân và tập thể được phát triển hài hoà; mọi người đều phát triển nhân cách, các thế hệ nối tiếp nhau bền vững; các tầng lớp và giới tính hồ hợp,… Đây là một nền văn hố chưa từng có trong truyền thống của dân tộc ta. Nền văn hoá này là lý tưởng văn hoá của chủ nghĩa Mác - Lênin được đồng cảm bởi cách tiếp cận của Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh cho rằng, trước khi xây dựng một nền văn hoá như vậy, đặc điểm lớn nhất của ta là từ một nước nông nghiệp lạc hậu, không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, nền tảng vật chất - kỹ thuật, trình độ của các quan hệ giữa con người và con người cũng như tổng thể các quan hệ xã hội phải có một thời gian cải tạo, xây dựng và phát triển. Đây là một thời gian rất dài mà mục tiêu trước hết là “nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi nạn bần cùng, làm cho mọi người có cơng ăn, việc làm, được ấm no và hạnh phúc”. Quá trình đẩy mạnh

sản xuất là một quá trình nhân đạo hố các quan hệ lao động, và ở đó nhân dân lao động được trả lại các giá trị đích thực của mình. Q trình đẩy mạnh sản xuất cũng là quá trình văn hố hố tồn bộ đời sống xã hội, chứ không phải chỉ ở một bộ phận này hay một bộ phận khác của xã hội. Sản xuất và văn hoá trong chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh có mối quan hệ biện chứng. Văn hoá được bắt nguồn từ sản xuất và ngược lại, không thể đẩy mạnh sản xuất mà khơng nâng cao văn hố lao động, mở rộng dân chủ, xác lập quyền và nghĩa vụ của mỗi người.

Trong việc xây dựng nền văn hoá cao của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giác ngộ chính trị, đến sự trưởng thành về lý tưởng của nhân dân. Theo Người, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn với việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa. Đặc điểm nhân cách của con người xã hội chủ nghĩa là sản phẩm tất yếu, hồn thiện của nhân cách cách mạng: có lý tưởng cao đẹp, đạo đức trong sáng, trí tuệ và thể chất phát triển.

Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội chính là xã hội văn hố cao, là một xã hội có cơ chế văn hố hợp lý. Sự phát triển của xã hội làm cho tính tích cực sáng tạo của quần chúng mà văn hố với tư cách là trình độ người của các quan hệ xã hội, lại phát triển cao hơn. Đó là biện chứng của đời sống trong chủ nghĩa xã hội. Q trình này khắc phục được tính chất hạn hẹp của sự cưỡng bức lao động trong xã hội cũ và phát triển toàn diện các khả năng sáng tạo của con người mà nền văn hoá của tất cả các xã hội cũ khơng thể thực hiện được. Văn hố của chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh là văn hoá nhân đạo, mang tầm cỡ thế giới và có sự thống nhất giữa tính dân tộc và tính quốc tế. Văn hố xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tiếp thu các thành quả của văn minh nhân loại trên nền tảng của chủ nghĩa yêu nước mới dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

Hiện nay, chúng ta bước đầu xây dựng một nền văn hoá như vậy ở Việt Nam là do có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mục tiêu, lý tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin với sự phấn đấu kiên cường, không mệt mỏi của cả dân tộc với

tinh thần tự lực, tự cường, chủ nghĩa yêu nước nồng nàn, khát vọng vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với việc xây dựng nền văn hóa mới việt nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 28 - 33)