Quan điểm của Hồ Chí Minh về những đặc trưng cơ bản của nền văn hoá Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với việc xây dựng nền văn hóa mới việt nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 33 - 36)

nền văn hoá Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Về thực chất và những đặc trưng cơ bản của nền văn hoá mới của Việt Nam đã được Đảng ta khẳng định: “Nền văn hoá mới là nền văn hố có nội dung xã hội chủ nghĩa và có tính chất dân tộc. Đó là một nền văn hố có tính đảng và tính nhân dân. Nền văn hoá ấy được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa. Nó vừa hấp thụ có chọn lọc những thành quả của văn minh loài người, những thành tựu văn hoá, khoa học hiện đại vừa là sự kết tinh và nâng lên một tầm cao mới những gì đẹp nhất trong truyền thống bốn nghìn năm của tâm hồn Việt Nam, của văn hố Việt Nam. Đó là truyền thống u nước, bất khuất, kiên cường và mưu trí trong lao động; là đức tính cần cù, sáng tạo và tinh thần lạc quan yêu đời. Đó cịn là chủ nghĩa quốc tế vơ sản đã bắt rễ vào đời sống tinh thần của nhân dân ta từ ngày có Đảng đến nay. Nền văn hố ấy là sự kết hợp hài hoà những tinh hoa văn hố có phong cách riêng của các dân tộc anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam” [04, tr. 32]

Như vậy, nền văn hoá mới mà chúng ta xây dựng là văn hoá xã hội chủ nghĩa, một kiểu văn hoá mới, tiên tiến nhất trong lịch sử văn hoá từ xưa tới nay, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa làm cơ sở. Văn hoá xã hội chủ nghĩa khác biệt về nguyên tắc với văn hoá tư sản, phong kiến, với văn hố của mọi xã hội người bóc lột về nội dung và mục đích, về vị trí và vai trị trong đời sống xã hội. Nội dung xã hội chủ nghĩa của văn hố mới, được quy định bởi những hình thức quan hệ xã hội mới, bởi ưu thế tuyệt đối của hệ tư tưởng Mác – Lênin trong đời sống tinh thần của nhân dân, bởi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Những nét cơ bản của văn hoá xã hội chủ nghĩa là: tính đảng cộng sản, tính nhân dân, chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa, sự kết hợp hữu cơ chủ nghĩa quốc tế vô sản với chủ nghĩa yêu nước

xã hội chủ nghĩa. Đó là những nét chung cho mọi nền văn hố của các dân tộc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Những nét đó nói lên bản chất giai cấp công nhân của văn hố xã hội chủ nghĩa. Tính giai cấp của văn hố xã hội chủ nghĩa biểu hiện qua một trình độ phát triển cao của nó là tính đảng. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, quyền lợi của đảng cộng sản, của giai cấp công nhân nhất trí với quyền lợi của nhân dân. Văn hoá xã hội chủ nghĩa theo Hồ Chí Minh phải có tính đảng cao và tính nhân dân sâu sắc.

Văn hố mới mà chúng ta xây dựng là văn hoá xã hội chủ nghĩa, song đó là nền văn hố xã hội chủ nghĩa Việt Nam chứ khơng phải nền văn hố xã hội chủ nghĩa nói chung. Do đó, cùng với tính đảng và tính nhân dân, nền văn hố mới của ta có tính chất dân tộc đậm đà. Văn hố Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc và được tích luỹ qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo ra cho văn hoá một bề dày, một chiều sâu hệ thống các giá trị, mà cùng với thời gian vừa được tiếp tục phát huy, bồi đắp vừa có sự sàng lọc, điều chỉnh để hình thành giá trị mới.

Xây dựng nền văn hố mới ở Việt Nam có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc chính là sự giải quyết mối quan hệ giữa tính chất giai cấp và tính chất dân tộc trong lĩnh vực văn hố. Hồ Chí Minh có ý thức rõ ràng về giá trị văn hố dân tộc – văn hoá tinh thần và văn hoá vật chất. Người cho rằng “càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin càng phải coi trọng những truyền thống tốt đẹp của cha ông”.

Cần phải hiểu đúng khái niệm tính chất dân tộc của nền văn hố mới. Tính chất dân tộc khơng phải chỉ thể hiện ở hình thức mà cả ở nội dung của văn hố. Chính vì vậy, ngay từ khi mới giành được chính quyền, Người sớm có sắc lệnh về bảo tồn tất cả các di tích cổ trong tồn cõi Việt Nam như đình chùa, đền miếu, cung điện, thành quách, lăng mộ, bia ký, chiếu sắc, văn bằng, sách vở.

Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến di sản văn hoá phi vật thể. Nói chuyện với nghệ sĩ sáo Đinh Thìn, Người tâm sự: “Âm nhạc dân tộc của ta rất độc đáo. Bác đã đi nhiều nước trên thế giới, nhưng Bác vẫn nhớ những câu hát của dân ta. Ta có nhiều câu hát dân ca hay lắm. Bây giờ phải khai thác và phát triển nó lên. Cháu là thanh niên, cháu phải làm nòng cốt tiếp thu và phát triển âm nhạc dân tộc” [02, tr. 229]. Tiếp chuyện nhà văn Đức Irênê Phabe - người đã dịch truyện Kiều trong bảy năm, Người nói: “Nguyễn Du là một nhà thơ cổ điển vĩ đại của chúng tôi… những người cộng sản chúng ta rất quý trọng cổ điển. Có nhiều dịng suối tiến bộ chảy từ ngọn nguồn cổ điển đó. Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, càng phải coi trọng những truyền thống tốt đẹp của cha ông” [02, tr. 335]

Cùng với việc bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc, theo Hồ Chí Minh các dân tộc khơng sống cơ lập và sự tác động qua lại của các dân tộc cũng như ảnh hưởng lẫn nhau của các nền văn hoá là quy luật phát triển lịch sử của văn hố. Văn hố mỗi dân tộc là sự hồ hợp, sự liên kết hữu cơ với các yếu tố tiếp thu được từ các dân tộc, giữa các nước trên thế giới, vốn văn hố của mỗi dân tộc khơng tách rời vốn văn hố thế giới. Có những vốn văn hố là của chung của mọi dân tộc, chúng ta cần tiếp thu một cách sáng tạo, làm cho nó thích ứng với đặc điểm Việt Nam, biến thành tài sản của dân tộc ta. Đúng như nhận định của một nhà báo Mỹ: “Cụ Hồ không phải là người dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi, mà Cụ là một người yêu mến văn hoá Pháp trong khi chống thực dân Pháp, một con người biết coi trọng những truyền thống cách mạng Mỹ trong khi Mỹ phá hoại đất nước Cụ” [10, tr. 331]

Nhưng mặt khác, cần lưu ý khi tiếp thu vốn văn hoá của thế giới cần hiểu rằng, muốn cho những vốn văn hố đó trở thành của dân tộc thì phải đi từng bước vững chắc, khơng thể nóng vội. Chúng ta kiên quyết chống tâm lý tự ti dân tộc, đầu óc sùng ngoại, khuynh hướng lai căng, bắt chước thiếu sáng tạo. Nhưng mặt khác phải kiên quyết chống lại những biểu hiện dân tộc chủ nghĩa trong lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, chống đầu óc bài ngoại, khuynh

hướng tự đóng kín. Cần nhớ rằng giao lưu văn hố là một quy luật phát triển của văn hoá mỗi dân tộc và văn hoá thế giới. Theo Hồ Chí Minh “Văn hố Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hố Đơng phương và Tây phương chung đúc lại… Tây phương hay Đơng phương có cái gì tốt ta phải học lấy để phải tạo ra một nền văn hoá Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và văn hoá nay, trau dồi cho văn hoá Việt Nam thật có tinh thần thuần tuý Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ” [25, tr. 72]

Tóm lại, văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại đều là những quan hệ trường cửu. Nhưng văn hoá trước hết là vấn đề tồn tại và phát triển của một cộng đồng người nhất định, và khi dân tộc hình thành thì cộng đồng trở nên bền vững. Do vậy, theo Hồ Chí Minh yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhất của một nền văn hoá. Dựa trên cơ sở gốc là văn hố dân tộc, từ đó làm điều kiện để chúng ta tiếp thu văn hoá nhân loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với việc xây dựng nền văn hóa mới việt nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 33 - 36)