Hồ Chí Minh và vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với việc xây dựng nền văn hóa mới việt nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 59 - 67)

Nếu trong mỗi nền văn hố, trong mỗi con người, văn hóa chính trị là chủ đạo, văn hoá thẩm mỹ, khoa học, giáo dục làm nên những “kích thước tâm hồn và trí tuệ”, thì văn hố đạo đức là nền tảng.

Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đạo đức cách mạng, đạo đức xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Người cho rằng: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [27, tr. 94 ]

Hồ Chí Minh coi trọng cả đức và tài, nhưng Người nói: đạo đức cách mạng là cái nguồn, cái gốc. “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo, người cách mạng phải có đạo đức” [33, tr. 467]. Khơng có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vơ dụng, thậm chí có hại. Cho nên, ngay từ chương đầu của Đường cách mệnh cho đến bản Di chúc, Người luôn luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo

đức cách mạng. Buổi mới gây dựng phong trào, trước hết Người đặt vấn đề tư cách một người cách mệnh: tự mình phải thế nào; đối với người, đối với việc phải ra sao. Khi nước nhà được độc lập, Đảng ta đã là một đảng cầm quyền, Người chỉ rõ “mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư”. Lại cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.

Hồ Chí Minh thường nói đạo đức cách mạng là để làm nổi bật sự khác nhau căn bản giữa đạo đức mới với đạo đức cũ, để nói lên sự phủ định về mặt triết học cũng như về mặt lịch sử mọi thứ đạo đức cũ, để nhấn mạnh đạo đức mới phải phục vụ cuộc đấu tranh nhằm sáng tạo ra xã hội mới và bản thân nó cũng chỉ có thể được hình thành trong q trình đấu tranh cách mạng đó.

Được coi là đạo đức tất cả những gì có lợi cho Đảng, cho dân, cho nước; lợi ích xã hội trở thành căn cứ để xét người, xét việc, xét mình, thành tiêu chuẩn để xác định mọi giá trị đạo đức. Trong lĩnh vực đạo đức xã hội chẳng những xuất hiện những chuẩn mực mới, những khái niệm mới, những phạm trù mới mà mọi khái niệm, phạm trù đạo đức và đạo đức học cũng như trung hiếu, thiện, ác, lương tâm và danh dự,… cũng đều phải được cải tạo lại và mang những nội dung mới. Bởi vì “đạo đức cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều. Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững dưới đất, đầu ngẩng lên trời” [24, tr. 233]

Với chủ trương xây dựng một nền đạo đức mới, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện một cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức. Người đã phát huy đến mức cao nhất những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam từ xưa vốn coi trọng đạo lý làm người. Nhưng Người cũng đã kịch liệt phê phán và cải tạo toàn bộ nội dung của nền đạo đức cũ, lỗi thời, bảo thủ và phản động. Tất cả những việc đó đều được tiến hành dưới ánh sáng tư

tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đạo đức cách mạng mà Người chủ trương gắn liền với việc xóa bỏ chế độ xã hội thực dân phong kiến, giành độc lập tự do cho Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến nghìn đời, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước vốn là thuộc địa, nông nghiệp lạc hậu là cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, cho nên “suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”, đó là điều chủ chốt nhất của đạo đức cách mạng. Trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ đó, Hồ Chí Minh cho rằng phải chống lại ba kẻ địch: chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc; thói quen và truyền thống lạc hậu; và chủ nghĩa cá nhân là bạn đồng hành của hai kẻ thù kia. Ba kẻ địch đó đều là kẻ địch to và nguy hiểm. Đấu tranh chống lại chúng phải có sự lãnh đạo đúng đắn, thống nhất của Đảng. Cho nên, trong đạo đức cách mạng cũng phải kiên quyết chống lại kẻ địch, kiên quyết làm đúng đường lối chính sách của Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, để thực hiện cho kỳ được nhiệm vụ cách mạng.

Trong cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ đó, lợi ích của giai cấp cơng nhân và lợi ích của tồn thể nhân dân là nhất trí với nhau. Đảng viên là người thay mặt đảng, đại biểu cho lợi ích chung đó. Vì vậy, lợi ích của người Đảng viên phải ở trong chứ khơng thể ở ngồi lợi ích của Đảng, của giai cấp. Cho nên, đạo đức cách mạng là vơ luận trong hồn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Phải biết qn mình vì lợi ích chung.

Thiện – ác là cặp phạm trù đạo đức quen thuộc được Hồ Chí Minh giải thích theo đạo đức cách mạng. Theo nghĩa rộng, thì cả thế giới và trong một nứơc đều có thiện và ác. Theo nghĩa hẹp thì trong bản thân và tư tưởng của mỗi người cũng có thiện và ác. Hồ Chí Minh cho rằng: “Nói về mỗi một người chúng ta, nếu hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thế là Thiện. Nếu chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, khơng lo đến lợi ích chung của nước nhà, của dân tộc thế là Ác. Thực hành chí cơng vơ tư, cần kiệm liêm chính, thế là Thiện. Nếu phạm phải quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lười biếng, thế là Ác” [31, tr. 14].

Cũng như vậy, Hồ Chí Minh ln ln giải thích rõ thế nào là trung, hiếu, nhân, nghĩa, trí, dũng, cần, kiệm, liêm chính. Theo Người, Trung là trung với nước, với đảng; Hiếu là hiếu với dân. Vì thế mà người cách mạng nhất lại là người chí tình, chí hiếu nhất. Nhân là thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà người có nhân kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến dân, sẵn lòng chịu cực khổ trước và hưởng hạnh phúc sau thiên hạ, không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền. Nghĩa là ngay thẳng, khơng có tư tâm, khơng làm việc bậy, khơng có việc gì phải giấu Đảng, giấu nhân dân. Ngồi lợi ích của Đảng, của nhân dân, khơng có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao cho việc thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Khơng sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng ln ln đúng đắn. Trí là khơng có việc tư túi để nó làm mù quáng, cho nên đầu óc sáng suốt, trong sạch. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng, biết xem người, biết xét việc. Vì vậy, mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian. Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm, có gan sửa chữa. Cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng, có gan chống lại những sự vinh hoa, phú q khơng chính đáng. Nếu cần thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho Tổ quốc, cho Đảng, khơng bao giờ rụt rè, nhút nhát. Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không tham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, khơng bao giờ hủ hố. Đó là đạo đức cách mạng, là đạo đức mới trong xã hội xã hội chủ nghĩa.

Về cần kiệm liêm chính, thì ngồi những lời dạy của Hồ Chí Minh mỗi khi Người nói tới sự tu dưỡng đạo đức của cán bộ, đảng viên hay khi giải thích về Đời sống mới cho tồn dân. Người còn viết hẳn một cuốn sách Cần kiệm liêm chính gồm bốn bài báo ký bút danh Lê Quyết Thắng: Thế nào là cần, thế nào là kiệm, thế nào là liêm, thế nào là chính đăng trên báo Cứu quốc

cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 1949. Cần, kiệm, liêm, chính được Người coi là “nền tảng của Đời sống mới, nền tảng của Thi đua ái quốc”

Hồ Chí Minh cho rằng: Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Siêng năng phải đi đôi với kế hoạch, kế hoạch phải đi đôi với phân công. Cần và chuyên phải đi đôi với nhau. Cần là luôn cố găng, luôn chăm chỉ, cả năm cả đời. Nhưng không làm quá trớn. Phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình để làm việc lâu dài. Lười biếng cũng là kẻ địch của chữ cần, cũng là kẻ địch của dân tộc. Công việc của mọi người trong một nước như kết thành một sợi dây chuyền, giống như một đoàn xe lửa, nếu một người lười biếng thì khác nào sợi dây chuyền có một khâu hỏng, khác nào một bánh xe của đoàn tàu trật ra ngồi đường ray. Vì vậy, người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc.

Kiệm theo Hồ Chí Minh là tiết kiệm, không xa xỉ, khơng hoang phí, khơng bừa bãi nhưng cũng không phải là bủn xỉn. Người cho rằng phải tiết kiệm từng chút của cải, từ tờ giấy, từ cái kim, sợi chỉ. Tiết kiệm thời giờ của mình cũng như phải tiết kiệm thời giờ của người khác.

Liêm theo Hồ Chí Minh là trong sạch, khơng tham lam. Chữ liêm phải đi đơi với chữ kiệm, vì có kiệm mới liêm được vì xa xỉ mà sinh tham lam. Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon,… đều là không liêm.

Cần, Kiệm, Liêm lại là gốc của Chính. Chính là khơng tà, là thẳng thắng, đúng đắn. Trên trái đất có mn triệu người, song có thể chia làm hai hạng: người thiện và người ác. Trong xã hội có trăm nghìn cơng việc, song có thể chia làm hai thứ: việc chính và việc tà. Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác. Mỗi người đều phải chính đối với mình, đối với người và đối với việc.

Mỗi phạm trù đạo đức đã quen thuộc như ở trên đều được Hồ Chí Minh đem đến một nội dung mới, khoa học, phong phú, đều được Người giải thích

cặn kẽ, chu đáo, sinh động, có sức thuyết phục lớn, bằng những lý lẽ ngắn gọn, xác đáng, bằng những lời nói mộc mạc, bằng những ví dụ dễ hiểu, rõ ràng.

Khơng chỉ nói rõ nội dung của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh con cụ thể hố đạo đức cách mạng cho từng loại cán bộ, cho từng tầng lớp nhân dân. Tựu trung, điều quan trọng nhất, quán xuyến trong tất cả các “đức” của đạo đức cách mạng, hoặc cũng có thể nói là phạm trù trung tâm của nền đạo đức mới của xã hội ta theo Hồ Chí Minh là chủ nghĩa tập thể xã hội chủ nghĩa. Người đặc biệt nhấn mạnh điều này: trước hết coi trọng lợi ích xã hội, lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân, đặt việc công lên trên việc tư, tiền đồ của mỗi người nằm trong tiền đồ của Tổ quốc, của dân tộc, người muốn tiến một mình thì hỏi “tiến đến đâu”; “đạo đức cách mạng là đạo đức tập thể, nó phải đánh thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân” [27, tr. 54]. Bởi vì: “Từ lúc đầu, lồi người đã phải đấu tranh đối với giới tự nhiên để sống còn, như chống thú dữ, chống mưa nắng,… Muốn thắng lợi thì mỗi người phải dựa vào lực lượng của số đông người, tức là của tập thể, của xã hội. Riêng lẻ từng cá nhân, thì nhất định khơng thể thắng nổi tự nhiên, khơng sống cịn được… Để sống cịn, loài người lại phải sản xuất mới có ăn, có mặc. Sản xuất cũng phải dựa vào lực lượng của tập thể, của xã hội. Chỉ riêng lẻ cá nhân cũng không sản xuất được. Thời đại của chúng ta là thời đại văn minh, thời đại cách mạng, mọi việc càng phải dựa vào lực lượng của tập thể, của xã hội, cá nhân càng không thể đứng riêng lẻ mà càng phải hồ mình trong tập thể, xã hội. Do đó, chủ nghĩa cá nhân là trái ngược với chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa xã hội nhất định thắng, chủ nghĩa cá nhân nhất định phải bị tiêu diệt” [27, tr. 92].

Suốt cả quá trình chỉ đạo việc xây dựng nền đạo đức mới ở Việt Nam, Hồ Chí Minh ln biểu dương chủ nghĩa tập thể, những gương lao động, chiến đấu, hy sinh vì tập thể, vì nước, vì dân, vì chủ nghĩa xã hội và phê phán

triệt để chủ nghĩa cá nhân. Cho đến những năm cuối đời, Người vẫn yêu cầu phải “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”

Trọng đạo đức nên Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ đảng viên phải nghiêm khắc phê bình và thật thà sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm. Khuyết điểm có nhiều thứ, theo Người có thể chia làm ba hạng: bệnh chủ quan, bệnh hẹp hịi, thói ba hoa. Mỗi ngày chúng ta đều phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt, Người nói: “Sinh trưởng trong xã hội cũ, chúng ta ai cũng mang trong mình hoặc nhiều hoặc ít vết tích xấu xa của xã hội đó về tư tưởng, về thói quen. Vết tích xấu nhất và nguy hiểm nhất của xã hội cũ là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng, nếu nó cịn lại trong mình, dù là ít thơi, thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng” [27, tr. 94,220]. Chủ nghĩa cá nhân là “giặc nội xâm, là kẻ thù bên trong, muốn đánh thắng kẻ thù bên ngoài trước hết phải đánh thắng kẻ thù bên trong.

Chỉ rõ chủ nghĩa cá nhân là khuyết điểm, Hồ Chí Minh cũng đưa ra phương pháp để “chữa” căn bệnh đó. Theo Người, trước hết phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về những nhiệm vụ đạo đức của người đảng viên, phải thực hành tự phê bình và phê bình, giữ nghiêm kỷ luật, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân.

Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân tất nhiên không phải là phủ nhận cá nhân, coi cá nhân là một đại lượng không đáng kể, giày xéo lên lợi ích cá nhân. Hồ Chí Minh khẳng định rằng: mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó khơng trái với lợi ích của tập thể thì khơng phải là xấu. Nhưng lại phải thấy rằng chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình.

Khơng có chế độ nào tơn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và đảm bảo cho nó được thoả mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người là một bộ phận của tập thể, giữ một vị trí nhất định và đóng góp một phần cơng lao trong xã hội. Cho nên lợi ích cá nhân nằm trong lợi ích của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể được đảm bảo thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện để được thoả mãn.

Hồ Chí Minh thường răn dạy cán bộ chớ có vác mặt quan cách mạng. Người nói phải sửa chữa các bệnh cấp bậc, rửa sạch các đầu óc địa vị, ngơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với việc xây dựng nền văn hóa mới việt nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 59 - 67)