Hồ Chí Minh và những định hướng cơ bản cho một nền văn hoá mới ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với việc xây dựng nền văn hóa mới việt nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 36 - 43)

văn hố mới ở Việt Nam.

Có thể khẳng định, Hồ Chí Minh là người sinh thành nên nền văn hoá mới ở Việt Nam. Người để lại một di sản văn hoá to lớn cho Đảng và nhân dân ta mà biểu hiện tập trung của di sản này là những định hướng quan trọng cho một nền văn hoá nghệ thuật mới.

Trước những năm 30 của thế kỷ XX, văn hoá Việt Nam bị khủng hoảng về đường lối. Sự xuất hiện người cộng sản Nguyễn Ái Quốc và sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc kết hợp với phong trào giải phóng giai cấp vơ sản của Người là định hướng quan trọng nhất khắc phục sự khủng hoảng triền miên của văn hoá Việt Nam những năm đầu thế kỷ này. Ngay từ những năm 20, Người đã viết rằng: “Sau một thời gian nghiên cứu theo dõi, chúng tôi nhận thấy rằng “chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trị bịp lớn” [32, tr. 641]. Chỉ có giải phóng giai cấp vơ sản thì mới giải phóng được dân tộc. cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế

giới. Ý tưởng này dẫn đến một động thái rất mới của văn hố Việt Nam, đó là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên mặt trận văn hoá.

Để chuẩn bị cho nền văn hoá Việt Nam mới, Nguyễn Ái Quốc đã xác định chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng cách mạng. Lần đầu tiên trong lịch sử văn hoá Việt Nam đã tạo ra một cách nhìn duy vật biện chứng vào các q trình văn hố. Nó đã đánh thức các tiềm năng tinh thần của xã hội Việt Nam và định hướng cho một xã hội nhân cách xuất hiện. Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo một cách đanh thép chủ nghĩa thực dân Pháp đã thực hiện những phản văn hoá ở Việt Nam; mặt khác cổ vũ các khuynh hướng, các tiềm năng cách mạng trong văn hoá dân tộc. Cho đến trước khi Đề cương văn hoá Việt Nam (năm 1943) của Đảng xuất hiện, các tư tưởng văn hoá của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thơng qua văn chính luận và sáng tác đã có một tác dụng định hướng rất quan trọng cho một khuynh hướng văn hố hồn tồn mới xuất hiện trong lịch sử văn hố dân tộc. Có thể nêu lên mấy câu thơ trong bài Pắc Bó hùng vĩ mà Người viết năm 1941 là một ý tưởng lớn mà Hồ Chí Minh và Đảng ta khẳng định con đường phát triển văn hoá Việt Nam dưới sự lãnh đạo của mình:

Non xa xa, nước xa xa

Nào phải thênh thang mới gọi là Đây suối Lênin, kia núi Mác Hai tay gây dựng một sơn hà.

Không phải ngẫu nhiên mà sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, khi quay trở về quê hương trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam mà Người đã đặt tên các địa danh suối Lênin, núi Mác, bởi với Người chủ nghĩa Mác – Lênin chính là điểm tựa, là dịng chảy chính của tư tưởng mới Việt Nam, của văn hố mới Việt Nam.

Sự hình thành nền văn hoá mới Việt Nam là một quá trình trong các định hướng tư tưởng của Hồ Chí Minh. Năm 1951, trong Báo cáo Chính trị đọc tại Đại hội Đảng lần thứ hai, Hồ Chí Minh đã định hướng nền văn hoá mới Việt Nam phải “đào tạo con người mới và cán bộ mới cho công cuộc kháng chiến kiến quốc. Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nơ dịch của văn hố tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng” [35, tr. 173]

Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, cách mạng Việt Nam được xác định có hai nhiệm vụ lớn: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng: “để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì văn hố phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức” [34, tr. 60]. Lý tưởng về một dân tộc độc lập tự do, hạnh phúc, công bằng, bình đẳng đã đưa Hồ Chí Minh tới việc xác lập nền văn hoá mới, trước tiên phải xác lập trình độ người của các quan hệ xã hội. Theo Hồ Chí Minh nền văn hố mới phải tạo ra được những con người tài đức vẹn toàn. Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội có nghĩa là một xã hội Việt Nam. Tức là một xã hội quan tâm đến trình độ phát triển của con người. Hồ Chí Minh nhiều lần nói rằng, trong xã hội ta, trước hết là phải xây dựng cho được các con người mới của nó. Và “xây dựng con người cũng phải có ý định rõ ràng như nhà kiến trúc” [39, tr. 551]. Đó là những con người phong phú từ đời công đến đời tư, với nhân cách người cách mạng là: cần, kiêm, liêm, chính, chí cơng vơ tư.

Các định hướng cơ bản của Hồ Chí Minh cho một nền nghệ thuật kiểu mới được thể hiện rõ rệt nhất ở trong tư tưởng nổi tiếng: văn hoá nghệ thuật là một mặt trận, người nghệ sĩ là một chiến sĩ trên mặt trận ấy. Đó là tư tưởng rất độc đáo. Nó phát triển trên một phương diện mới xuất phát từ tư tưởng nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội của Mác và tư tưởng người nghệ sĩ vô sản của Lênin. Nghệ thuật phải là một mặt trận như các mặt trận khác, và nghệ sĩ

là chiến sĩ tạo nên những giá trị văn hoá rất mới, đặc biệt là các giá trị tinh thần của nhà văn hố hiện đại.

Đối với Hồ Chí Minh, văn hố mới Việt Nam vừa kết tinh, vừa nâng lên một tầm cao mới những gì tốt đẹp nhất trong truyền thống dựng nước và giữ nước của nhân dân ta và hấp thu có chọn lọc những thành tựu văn hố tiến bộ của loài người trên nền tảng gìn giữ cốt cách dân tộc. Tư tưởng này đã được hình thành ở Hồ Chí Minh khi Người cịn hoạt động ở nước ngồi. Năm 1924, tại Matxcơva, khi đến thăm cuộc triển lãm của hoạ sĩ người Thuỵ Điển Eric Johansson, Nguyễn Ái Quốc nói rằng: “Mỗi dân tộc phải chăm lo đặc tính của mình trong văn hố nghệ thuật” [13, tr. 115]. Trong thực tiễn xây dựng nền văn hoá nghệ thuật mới Việt Nam, Hồ Chí Minh đã quan tâm sâu rộng đến tính thống nhất và đa dạng trong nền văn hoá dân tộc, biểu hiện các quan hệ cá nhân và cộng đồng, dân tộc và quốc tế, dân tộc và sắc tộc. Có thể nói định hướng quan trọng nhất của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền văn hoá mới là xác lập một hệ ý thức văn hố mới từ cách nhìn mới: truyền thống - hiện đại; dân tộc - quốc tế; cá nhân – xã hội; dân tộc - tộc người.

Nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa là một nền văn hố giàu tính nhân dân. Đó là một định hướng lớn trong tư tưởng văn hố Hồ Chí Minh. Ngày 30 – 10 – 1958, trong một bài nói chuyện quan trọng với các cán bộ văn hố, Hồ Chí Minh đã nói: nhân dân là người sáng tạo ra cả của cải vật chất tinh thần. Những sáng tạo của họ là hòn ngọc q. Ngồi ý tưởng này Hồ Chí Minh cịn phát hiện được sức sống bất diệt của văn hoá nghệ thuật ở trong mối quan hệ biện chứng giữa các tư tưởng cách mạng và tính cách mạng triệt để của nhân dân.

Đối với Hồ Chí Minh, một nền văn hố mới phải ra đời từ cuộc biến đổi cách mạng xã hội, và đến lượt nó, nó phải “thay thế triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng hàng năm. Đó chính là q trình đưa đất nước ta từ một nước dốt nát, cực khổ thành một nước có văn hố cao”.

Để hình thành một xã hội văn hố cao, Hồ Chí Minh đã nêu lên các giải pháp quan trọng không chỉ cho sự phát triển kinh tế, xã hội mà còn cho sự phát triển trình độ tư duy, dân trí và sự phát triển tồn diện của các giá trị văn hố. Hệ giải pháp đó là:

Một là: Mở rộng chủ nghĩa yêu nước và các quan hệ quốc tế. Tiếp biến các giá trị văn hoá quốc tế, làm cho văn hoá dân tộc “trở thành một bộ phận của tinh thần quốc tế”, “văn hoá của các dân tộc khác cần phải nghiên cứu tồn diện. Chỉ có trong trường hợp đó mới có thể tiếp thu nhiều hơn cho văn hố của chính mình” [38, tr. 412].

Hai là: Đưa khoa học công nghệ vào cơ cấu nều văn hố, Hồ Chí Minh cho rằng: Trình độ khoa học kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa được cải tiến nhiều. Lao động còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp kém. Phong tục tập quán lạc hậu cịn nhiều. Vì thế để xây dựng nền văn hố mới “phải dạy bảo các cháu thiếu niên về khoa học - kỹ thuật, làm cho các cháu ngay từ thuở nhỏ đã biết yêu khoa học” [13, tr. 117], phải biết đem sức hiểu biết khoa học của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động.

Ba là: Để hình thành nền văn hố mới, việc nâng cao dân trí, mở rộng y tế, giáo dục phải có sự kết hợp giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Theo Hồ Chí Minh, lao động trí óc có vai trị quan trọng và vẻ vang. Cơng – nơng – trí cần đồn kết chặt chẽ thành một khối. Vấn đề quan trọng nhất của nền văn hố mới khơng chỉ là dân sinh, dân khí mà cịn là dân trí. Hệ thống duy lý trong nền văn hố của ta chưa cao. Vì lẽ đó với kinh nghiệm thế giới, việc phát triển trí tuệ cần có biện pháp hợp lý.

Bốn là: Để cho văn hố mới nảy sinh, gia đình, làng xóm, phố phường, đất nước, cá nhân, cộng đồng phải được thống nhất trong đa dạng. Hồ Chí Minh rất coi trọng gia đình, vì đó là cơ cấu nền tảng của xã hội. Đối với các chính sách văn hố mới, Hồ Chí Minh đã tạo ra cơ sở bền vững cho sự phát triển lâu bền giữa truyền thống và hiện đại; cá nhân và xã hội, dân tộc và quốc tế.

Từ những định hướng cơ bản của Hồ Chí Minh cho việc xây dựng một nền văn hố mới ở Việt Nam có thể nhận thấy Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng yếu tố truyền thống của văn hóa dân tộc. Văn hố Việt Nam đa dạng nhưng trong sự thống nhất. Trên nền tảng của chủ nghĩa nhân văn của người Việt, nền văn hoá truyền thống Việt Nam đã trải qua những quá trình đan xen, chấp nhận, khuếch tán văn hoá, mở rộng cơ chế nội sinh, giữ gìn cái bất biến tương đối, tạo nên sự luân chuyển không ngừng. Từ ý nghĩa và tầm quan trọng lớn lao ấy mà nền văn hố mới Việt Nam trước hết phải mang đậm tính dân tộc, chứa đựng cốt cách và tinh thần của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

Trước bối cảnh thế giới đang có những biến động lớn, chủ nghĩa Mác – Lênin đang có sức lan toả mạnh mẽ và là ngọn đuốc soi đường chỉ lối đưa những con người lầm than tìm đến một chân trời mới tươi sáng. Vì thế, nền văn hố Việt Nam trong giai đoạn mới phải được xây dựng trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động văn hố. Bởi thế khơng phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh đã khẳng định: chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết tổng kết lại quá khứ, giải thích và cải tạo hiện tại, chuẩn bị và hướng dẫn tương lai.

Với việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, truyền bá những giá trị tốt đẹp mà nền văn hoá xã hội chủ nghĩa mang lại cho nhân dân lao động, Hồ Chí Minh đã tạo nên một chất men mới, làm bừng tỉnh những con người vẫn âm thầm nhẫn nhịn, giờ đây họ được giác ngộ, họ tự đứng lên giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, xây dựng một nền văn hoá mới – nền văn hố của chính họ. Có chủ nghĩa Mác – Lênin soi sáng, nhân dân lao động – chủ thể của một nền văn hoá mới – trở thành những con người cách mạng với lý tưởng giải phóng xã hội khỏi áp bức, bóc lột đã dũng cảm đứng lên tự tin khẳng định mình , thể hiện quyền làm chủ của mình trong chế độ mới. Chủ nghĩa Mác – Lênin chính là vũ khí đấu tranh cách mạng có tác dụng cải tạo mạnh mẽ nền văn hố cũ và xây dựng nền văn hoá mới.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh cùng với việc bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc thì tiếp thu, đón nhận ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và coi đó là nền tảng căn bản - chính là hướng đi mới cho nền văn hoá Việt Nam trong giai đoạn mới

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với việc xây dựng nền văn hóa mới việt nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 36 - 43)