Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với việc xây dựng nền văn hóa mới việt nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 43 - 50)

nghĩa

Như trên đã trình bày, mục tiêu cuối cùng của cách mạng tư tưởng và văn hoá là xây dựng con người mới phát triển hài hoà và toàn diện của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976) đã nêu lên những đặc điểm cơ bản của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong đó những đặc trưng nổi bật là: làm chủ tập thể, lao động, yêu nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản. Vấn đề con người mới và việc xây dựng con người mới rất rộng lớn, phức tạp bởi vì muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề phát triển văn hoá cũng như vấn đề xây dựng con người mới tức là con người phát triển toàn diện đều có vị trí đặc biệt quan trọng và có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Phát triển văn hố là nhằm mục đích xây dựng con nười mới, tạo điều kiện cho con người ngày càng nâng cao nhân cách, hoàn thiện bản chất người. Phát triển văn hoá cũng đồng thời để tạo ra động lực cho con người phát triển toàn diện phù hợp với yêu cầu thời kỳ cách mạng mới. Đó là hai mặt cơ bản của văn hố. Cho nên, khi nói văn hố, chúng ta khẳng định văn hố vừa là mục tiêu, vừa là động lực. Dù là mục tiêu hay động lực, văn hoá cũng gắn với con người tạo nên phẩm chất của con người cụ thể, tức là con người có nhân cách văn hố.

Mặt khác, khi nói đến con người, chúng ta khơng xem con người như là sinh vật trừu tượng, con người nói chung mà bao giờ cũng nói đến con người cụ thể trong một xã hội cụ thể. Với ý nghĩa đó, con người vừa là mục tiêu và động lực của văn hố. Điều đó chứng tỏ giữa văn hố với con người tuy là hai

vấn đề khác nhau, nhưng thực chất có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, tuy hai mà như một.

Nhận thức rõ bản chất con người nói chung cũng như bản chất con người mới xã hội chủ nghĩa nói riêng là tiền đề cho việc nhận thức về vấn đề xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Như trên đã nói, vấn đề hình thành và phát triển con người mới xã hội chủ nghĩa có sự gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Cho nên khi nói đến việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa theo Hồ Chí Minh phải qn triệt trên cả hai bình diện: bình diện cá nhân và bình diện xã hội. Cả hai mặt đó, Hồ Chí Minh đều có những quan điểm khá rõ ràng.

Nói về con người mới, Hồ Chí Minh càng đòi hỏi ý thức vươn lên không ngừng. Người luôn luôn ý thức rằng con người mới không phải tự nhiên mà có, khơng phải tự nhiên nó đến. Đó là kết quả của cả q trình học tập, tu dưỡng suốt đời đối với mỗi người, đồng thời đó cũng là sản phẩm của xã hội, của tập thể, nơi con người gắn bó cuộc đời của mình với sự nghiệp cách mạng, với tự do và hạnh phúc của nhân dân. Con người mới theo Hồ Chí Minh chỉ có thể ra đời trong điều kiện xã hội địi hỏi những nhu cầu mà con người có thể đáp ứng được trong thời đại của mình. Đó cũng chính là nhu cầu của con người phát triển tồn diện, con người thấy mình đã đủ tầm trí tuệ để chinh phục được tự nhiên và xã hội, để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.

Từ chỗ ý thức được vị trí, vai trị quyết định của con người đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta, Hồ Chí Minh coi vấn đề xây dựng con người mới như một nhiệm vụ quan trọng bậc nhất, có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ và trong xây dựng Đảng ta. Người nghĩ rất sớm về chiến lược con người mà theo cách nói của Người là việc “trồng người”. Thể hiện một cách súc tích ý tưởng mang tính chiến lược đó, năm 1958, nói chuyện tại lớp học chính trị của các giáo viên cấp II và III tồn miền Bắc, Người nói “Vì lợi ích

mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Người đã đặt vấn đề “trồng người” cho toàn Đảng, toàn dân ta như một nhiệm vụ mang tính quy luật của cách mạng.

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề “trồng người”, Hồ Chí Minh đã nói nhiều, nói kỹ, nói với nhiều đối tượng khác nhau… hầu như ở đâu và lúc nào Người cũng nghĩ và nói đến việc xây dựng con người, đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Cho đến khi viết bản Di chúc, Hồ Chí Minh vẫn khơng qn nhắc tồn Đảng, tồn dân ta về việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.

Vấn đề xây dựng con người mới cũng như việc bồi dưỡng các thế hệ cách mạng cho đời sau là những vấn đề đặc biệt quan trọng và có quan hệ gắn bó với nhau. Đây là những vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng, nó giữ vai trị quyết định sự thành công của cách mạng.

Thế hệ những người sinh ra cùng thời với Hồ Chí Minh, được Người đào tạo, bồi dưỡng thành những con người mới, đã hồn thành sứ mệnh cách mạng của mình một cách vẻ vang, đưa đất nước ta từ một nước nô lệ thành một nước độc lập tự do, có vị thế trên thế giới. Những thế hệ cách mạng nối tiếp trong thời đại Hồ Chí Minh cũng tỏ ra xứng đáng với vị trí con người mới xã hội chủ nghĩa, đã hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ của mình và hiện nay họ đang giữ vai trị quyết định sự nghiệp đổi mới tồn diện đất nước, đưa nước ta vào con đường cơng nghiệp hố, hiện đại hố vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các thế hệ cách mạng tiếp theo liệu có bảo vệ và phát huy được những thành quả cách mạng mà các thế hệ đi trước để lại hay không, không thể xem là việc tất nhiên hoặc chắc chắn, nếu không tiếp tục sự nghiệp của Hồ Chí Minh về vấn đề “trồng người” hay chiến lược con người, trong đó việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau chiếm vị trí quan trọng.

Trong sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh cần ưu tiên đến việc chăm lo giáo dục, đào tạo các cháu thiếu niên, nhi đồng ở nhà trường cũng như ở ngoài xã hội. Đây là sự bắt đầu của việc “trồng người”. Uốn cây từ lúc cây non, giáo dục trẻ em từ lúc cịn bé, khơng chỉ là điều cần thiết đối với các bậc cha mẹ mà cũng rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược con người và xây dựng con người mới.

Hồ Chí Minh ln tỏ rõ tấm lịng ưu ái, nâng niu, trân trọng những tài năng, dù chỉ mới nhú lên như những mầm non, song Người cũng rất coi trọng việc giáo dục đạo đức, khơng bỏ qua những thói hư, tật xấu, dù chỉ mới chớm nở. Người tỏ ra khoan dung, độ lượng với mọi người, nhưng cũng rất nghiêm khắc với những thói hư, tật xấu của cán bộ, đảng viên. Cho đến lúc sắp từ giã cõi đời, Người vẫn không quên việc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Người đã viết bài báo quan trọng “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” đăng trên báo Nhân Dân ngày 3-2-1969. Điều đó chứng tỏ Hồ Chí Minh coi vấn đề đạo đức cách mạng và việc chống chủ nghĩa cá nhân có tầm quan trọng như thế nào trong việc trồng người.

Về nội dung và phương pháp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đã có những quan niệm rất cụ thể về chuẩn mực đạo đức mới đối với hầu hết các tầng lớp nhân dân. Hầu như, đối với tất cả các tầng lớp nhân dân ta, từ các cụ phụ lão đến các cháu thiếu niên, nhi đồng, từ cán bộ, đảng viên đến người chiến sĩ trong quân đội, từ người công an nhân dân đến người công nhân, nông dân, cả nam giới và nữ giới,… Hồ Chí Minh đều đề ra những yêu cầu cụ thể về chuẩn mực đạo đức cách mạng. Ở đây, chỉ nêu một số thí dụ cụ thể để thấy rõ quan niệm về đối tượng và nội dung xây dựng con người mới của Hồ Chí Minh. Chẳng hạn, đối với tư cách người cán bộ cách mạng nói chung, Người địi hỏi:

“Tự mình phải: Cần kiệm

Hồ mà khơng tư Cả quyết sửa lỗi mình Cẩn thận mà không nhút nhát.

Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó) Hay nghiên cứu, xem xét

Vị cơng, vong tư

Khơng hiếu danh, khơng kiêu ngạo Nói thì phải làm

Giữ chủ nghĩa cho vững Hy sinh

Ít lịng ham muốn về vật chất Bí mật.

Đối với người phải: Với từng người thì khoan thứ

Với đồn thể thì nghiêm Có lịng bày vẽ cho người

Trực mà không táo bạo Hay xem xét người

Làm việc phải:

Xem xét hồn cảnh kỹ càng Quyết đốn

Dũng cảm

Đối với lực lượng vũ trang, Người nói: “Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh, vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”

Đối với giai cấp cơng nhân, Hồ Chí Minh cho rằng: “Cơng nhân phải hiểu mình là chủ xí nghiệp, chủ nước nhà, hiểu lao động là vẻ vang, phải giữ gìn của cơng, chống tham ô lãng phí, phải bảo vệ kỷ luật lao động, phải thi đua làm tốt, nhiều, mau, rẻ. Cải thiện sinh hoạt phải dựa trên cơ sở tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm”

Với đội ngũ trí thức, Người nói: “Các bạn là bậc trí thức. Các bạn có cái trách nhiệm nặng nề và vẻ vang, là làm gương cho dân trong mọi việc. Dân ta đã đấu tranh một cách rất dũng cảm. Lẽ tất nhiên giới trí thức phải hy sinh đấu tranh, dũng cảm hơn nữa để làm gương cho nhân dân”.

Đến thăm trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, nơi đào tạo cán bộ trung cao cấp cho Đảng, Hồ Chí Minh ghi ở trang đầu Sổ vàng truyền thống của trường như sau:

“Học để làm việc, làm người, làm cán bộ

Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp, nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Muốn đạt mục đích thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư” [34, tr. 684].

Viết thư gửi cán bộ, thầy cô giáo, học sinh, sinh viên đầu năm học mới, Người căn dặn: “Thầy và trị phải ln nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công, nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho” Với công an nhân dân, Người nêu 6 điều về tư cách người công an cách mạng là:

“Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ Đối với chính phủ phải tuyệt đối trung thành

Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép Đối với công việc, phải tận tuỵ

Đối với địch phải kiên quyết, khôn khéo” [34, tr. 406 - 407]

Đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng. Người đề ra 5 tiêu chuẩn:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt

Đồn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”

Tóm lại, đối với tất cả các tầng lớp khác trong nhân dân như phụ nữ, phụ lão, thương binh,…Người đều nêu rõ những yêu cầu về chuẩn mực đạo đức cụ thể phù hợp với đặc điểm và điều kiện của mỗi giới, mỗi lứa tuổi, mỗi ngành nghề.

Đối với cán bộ, đảng viên, thấy rõ vị trí quan trọng của cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh khơng chỉ nêu rõ những chuẩn mực đạo đức cần thiết của người cán bộ, đảng viên mà còn nhấn mạnh một cách khái quát thành năm đức tính tốt: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Người đặc biệt lưu ý mối quan hệ giữa cán bộ, đảng viên với quần chúng. Người nói: “Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ. Nhưng trước hết cần phải chịu khó tìm đủ cách giải thích cho họ hiểu rằng: những việc đó là vì lợi ích của họ mà phải làm…. Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng” [34, tr. 246]

Từ một số thí dụ nêu trên cho chúng ta thấy, Hồ Chí Minh đã quy tụ được tất cả các tầng lớp nhân dân, khơng trừ một giới nào, đều có thể phấn đấu thành những con người mới xã hội chủ nghĩa. Tuỳ theo từng đối tượng, Người đề ra những yêu cầu về nội dung xây dựng con người mới, khiến cho ai cũng thấy được sự quan tâm của Người, ai cũng thấy mình là người có ích cho xã hội, cho dân tộc, do đó họ thấy quyền lợi của mình, niềm hạnh phúc của mình. Bằng việc quan tâm đến mọi người bình thường nhất là đối với những người con người cùng khổ, dưới đáy của xã hội. Hồ Chí Minh đã khơi dậy ở họ niềm tự hào chính đáng của người dân đã thực sự trở thành người chủ đất nước. Nhờ đó, họ thấy mình khơng chỉ có quyền mà phải có trách nhiệm với dân tộc, với đồng bào của mình, mà trước đây dưới chế độ thực dân, phong kiến họ không dám nghĩ đến. Rõ ràng, bằng cách lôi cuốn mọi thành viên của xã hội vào sự nghiệp chung của đất nước, dân tộc. Hồ Chí Minh đã nâng cao vị thế con người Việt Nam từ người dân mất nước thành người chủ đất nước, từ con người còn nhiều mặt lạc hậu do xã hội cũ để lại thành con người mới theo kịp những đòi hỏi mới của dân tộc, của thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với việc xây dựng nền văn hóa mới việt nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)