Hồ Chí Minh và vấn đề xây dựng lối sống mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với việc xây dựng nền văn hóa mới việt nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 50 - 59)

Lối sống là một bộ phận cấu thành và không thể thiếu được của một nền văn hố. Vì vậy, khi nghiên cứu Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa không thể tác rời việc nghiên cứu quan điểm và các hoạt động của Người trong việc xây dựng lối sống mới.

Lối sống là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ phương thức, dạng hoạt động của các dân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân hình thành trên cơ sở những điều kiện và các mối quan hệ kinh tế - xã hội của một phương thức sản xuất nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hố.

Có thể nói lối sống là dấu hiệu phân biệt sự khác nhau giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Lối sống là phần thể hiện văn hoá của một đất nước, dân tộc, cộng đồng tạo nên bản lĩnh, bản sắc văn hố của mình.

Lối sống mới ở nước ta được Hồ Chí Minh xây dựng và hình thành sau khi cách mạng tháng Tám thành công, dân tộc Việt Nam được hoàn toàn độc lập. Lối sống mới mà Người xây dựng được tiếp thu, chọn lọc từ những chuẩn mực của lối sống xã hội chủ nghĩa trên thế giới mà tiêu biểu là ở Liên Xô, vận dụng phù hợp với điều kiện hồn cảnh Việt Nam là một nước nơng nghiệp lạc hậu, chế độ phong kiến kéo dài

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một mẫu hình cao đẹp của con người mới, kết hợp truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hoá của nhân loại. Người rất coi trọng chiến lược xây dựng con người. Chính vì vậy, nên ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hết sức khẩn trương, gay go và quyết liệt, Người vẫn nghĩ đến vấn đề xây dựng đời sống mới, con người mới, vì đó “là một điều cần kíp cho cơng cuộc cứu quốc và kiến quốc”. Những chăm lo đó của Người đề xuất phát từ tầm tư tưởng cao cả, đạo đức chí cơng vơ tư, hết lịng vì dân vì nước, vì cuộc sống hạnh phúc của con người. Trong nhiều bài nói, bài viết ở nhiều lúc, nhiều nơi cho những đối tượng khác nhau, Người thường dạy cán bộ và nhân dân ta ra sức thực hành đời sống mới. Những lời dạy đó được tập trung sâu sắc và tồn diện nhất trong hai tác phẩm “Đời sống mới” và “Sửa đổi lối làm việc”.

Dưới bút danh Tân Sinh, tác phẩm “Đời sống mới” của Hồ Chí Minh được viết vào tháng 3 năm 1947, tức là sau bốn tháng toàn quốc kháng chiến, với mục đích làm thế nào cho đời sống của dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Bác khẳng định rằng nhân dân là gốc của làng nước. “Nếu mọi người đều cố gắng làm đời sống mới, thì dân tộc nhất định sẽ phú cường” [19, tr. 253]. Đời sống mới thuộc phạm trù đạo đức cách mạng, biểu hiện trong các đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Tư tưởng sâu sắc và phong phú của Người thường ẩn dưới hình thức ngơn ngữ hết sức

cơ đọng, giản dị và thể hiện ở những chủ trương, đường lối, biện pháp cụ thể. Có vậy, con người mới mói có đời sống mới, và tạo thành cuộc vận động xây dựng nếp sống mới. Từ đó, chúng ta nhận thức được rằng, cuộc vận động xây dựng nếp sống mới hiện nay phải được đặt trong chiến lược con người.

Trong tác phẩm “Đời sống mới”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cái nhìn biện chứng, sâu sắc về việc xây dựng nếp sống mới, nó khơng phủ nhạn, bác bỏ hồn tồn cái cũ và cũng khơng nhất thiết cái gì cũng làm mới. Cái mới không tự nhiên xuất hiện mà phải được kế thừa từ cái nền truyền thống. Nếu thiếu quan điểm lịch sử đúng đắn và thực tiễn cách mạng sẽ dẫn đến sai lầm, gây ra hậu quả tai hại. Kinh nghiệm lịch sử đã từng chứng minh điều đó. Sau cách mạng tháng Mười Nga, ở Liên Xơ có những người đưa ra chủ trương xoá sạch nền văn hoá cũ, xây dựng một nền văn hố xã hội chủ nghĩa hồn tồn mới, khơng cịn dấu vết cũ nào. Lênin đã phê phán sự cực đoan, ấu trĩ đó và đề ra học thuyết hai nền văn hoá trong xã hội phân chia giai cấp và chủ trương sự tiếp thu, kế thừa văn hoá cũ như thế nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng dạy chúng ta tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của cha ông về đạo làm người để xây dựng đời sống mới, đạo đức mới. Theo Người, cái gì mà xấu thì nhất quyết phải bỏ; có cái cũ tuy khơng xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cịn cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Người cũng chỉ ra sự khó khăn, phức tạp khi xây dựng cái mới, khi phải đấu tranh với sức ỳ của cái xấu. Người cho rằng “thói quen rất khó đổi. Cái tốt mà lạ người ta có thể cho là xấu, cái xấu mà quen người ta cho là thường. Ví dụ: chồng đánh chửi vợ, cha mẹ đánh chửi con là điều rất dã man”. Khi những thói xấu đã trở thành nếp thì việc xố bỏ nó khơng thể dễ dàng, ngay một lúc có thể làm được, mà phải kiên trì, thường xuyên xây dựng để tạo ra một nếp sống mới. Cái nhìn biện chứng khoa học đó là bài học về phương pháp luận quan trọng để chúng ta xác định nội dung và phương thức xây dựng nếp sống mới hiện nay. Rõ ràng, Hồ Chí Minh đã vượt lên trên mọi thành kiến, tỏ rõ tư tưởng kế thừa những tinh

hoa của đời sống truyền thống dân tộc, đồng thời vượt qua những tư tưởng ràng buộc con người để xây dựng một đời sống mới.

Trong thực tiễn xây dựng nếp sống mới từ trước tới nay, có những việc làm hoặc nơn nóng xây dựng những cái mới, không xem xét đặc điểm của truyền thống nên đã dẫn đến những chủ trương, biện pháp chưa thích hợp, ít hiệu quả, như việc đưa các đám cưới ra trụ sở chính quyền hoặc hướng dẫn, tổ chức lễ hội cổ truyền một cách tràn lan… Chúng ta chưa nghiên cứu kỹ: cái nào phải bỏ, cái nào cần sửa đổi, cái nào cần phát huy… Sự không rõ ràng, chặt chẽ và sâu sắc đã dẫn đến tình trạng khi thì áp đặt, bắt buộc, khi thì bng lỏng, thả nổi,… Cách nhìn biện chứng, khoa học của Hồ Chí Minh sẽ giúp chúng ta đi vào thực tế xây dựng nếp sống mới một cách đúng đắn, lành mạnh và hợp lý, phù hợp với bản chất chế độ của chúng ta.

Nội dung xã hội đời sống mới mà Hồ Chí Minh đề cập tới, thật phong phú nhưng không xa lạ, mà đều bắt đầu từ muôn mặt của đời sống hàng ngày, có liên quan tới mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Tác phẩm Đời sống mới đã phân tích cụ thể việc xây dựng nếp sống mới cho từng nhóm người, từng môi trường hoạt động của con người: trẻ em, người lớn, một người, một nhà, một làng, một trường học, trong quân đội, trong công sở,… từng đối tượng đều rõ ràng, chi tiết và thiết thực, dễ hiểu, dễ làm. Chúng ta thử tìm hiểu về cách ứng xử của Hồ Chí Minh đã nêu trong Đời sống mới: Người chia theo đối tượng cá nhân, gia đình, xã hội. Cách ứng xử giữa người với người phải “thành thật, thân ái, giúp đỡ”, trong quan hệ giữa các thành viên với nhau, quan hệ giữa vợ chồng phải hoà thuận, yêu thương nhau. Nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ già, quan hệ giữa anh chị em ruột, đạo lý giữa mẹ chồng nàng dâu… Các mối quan hệ này đều phát huy những mặt tốt đẹp của đạo đức truyền thống đã ăn sâu vào nếp sống của từng gia đình Việt Nam.

Những nội dung về nếp sống mới mà Hồ Chí Minh đưa ra bao giờ cũng gắn liền với thực tế. Hiện nay, chúng ta có một số cơng trình nghiên cứu về nếp sống mới song việc ứng dụng nó vào thực tế lại rất hạn chế. Phải chăng

những nội dung trong các cơng trình ấy chưa được sát thực, chưa thật phù hợp với những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng, phong tục, tập quán của nhân dân ta. Ngược lại, những việc cần làm trong thực hành đời sống mới mà Hồ Chí Minh nêu ra, ta thấy đó là những việc rất gần gũi. Người quan tâm đến những cái tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng ý nghĩa biết bao, như “nhặt một cành gai cho người khác khỏi giẫm phải”!. Người quan niệm: cưới hỏi, giỗ tết nên đơn giản, tiết kiệm,… đường sá phải sạch sẽ, ao tắm giặt, giếng nước uống phải phân biệt và săn sóc cẩn thận” [34, tr. 12]. Những việc ấy, đặt vào hoàn cảnh của nhân dân ta lúc bấy giờ mới thấy hết được sự cần thiết của những nội dung vận động này.

Từ tác phẩm Đời sống mới, chúng ta có thể rút ra bài học lớn về phương thức vận động xây dựng nếp sống mới. Hồ Chí Minh cho rằng: “trước hết phải tuyên truyền, giải thích và làm gương”, làm cho có kết quả để mọi người noi theo. Thiết nghĩ, trong việc nghiên cứu cũng như xây dựng nếp sống mới trong xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, chúng ta phải tìm ra được những tấm gương, những điển hình, những nhân tố mới, tiến bộ.

Cùng với việc đưa ra phương thức vận động xây dựng nếp sống mới, Hồ Chí Minh cịn đề cập đến biện pháp xây dựng nếp sống mới. Người nhắc nhỏ mọi người phải kiên trì vận động, kiên trì xây dựng đời sống mới từ việc nhỏ đến việc lớn. Người dạy: “tuyên truyền đời sống mới cũng như tuyên truyền việc khác phải hăng hái, bền gan, chịu khó, đồng thời phải cẩn thận, khôn khéo, mềm mỏng” [19, tr. 257]. Người khơng chỉ nói rõ sự cần thiết của tuyên truyền mà còn dạy chúng ta tuyên truyền như thế nào. Đối chiếu với cơng tác tun truyền, vận động của chúng ta cịn thiếu biện pháp, thiếu kiên trì, chưa xem xây dựng phong trào nếp sống mới là công việc thường xuyên và áp dụng trong mọi lĩnh vực. Nghệ thuật tuyên truyền của chúng ta cũng chưa đủ sức thuyết phục. Những khẩu hiệu to tát, chung chung, những công thức nặng nề về hình thức, nên không đem lại những hiệu quả xã hội như mong muốn.

Hồ Chí Minh cũng dạy chúng ta nguyên tắc của cuộc vận động xây dựng nếp sống mới là tự nguyện. Người cho rằng: “Các số đông quốc dân thừa hiểu, chưa làm đời sống mới thì tuyệt đối khơng nên bắt buộc,… đến khi đại đa số đồng bào theo mãi đời sống mới, chỉ cịn số rất ít khơng theo, khun mãi cũng khơng được, lúc đó có thể dùng cách cưỡng bức, bắt họ phải theo” [19, tr. 257]. Người đồng thời cũng phê bình những cách áp đặt, máy móc như: “Mấy anh em thanh niên tuyên truyền giảm bớt giỗ, tết. Nhưng khi ra chợ gặp ai mua đồ mã thì giật lấy đốt hết. Họ khơng biết rằng tun truyền thì phải dần dần, nói cho người ta hiểu để người ta vui lịng làm, chứ khơng có quyền ép người ta. Không biết rằng đơm cúng là một phong tục lâu đời… Không biết rằng người ta đã mất tiền mua, mình giật đốt đi thì ai cũng tức giận” [19, tr. 258].

Trong thực tiễn xây dựng nếp sống mới đã có nhiều những tư liệu sống là những bài học cho chúng ta. Năm 1950, ở huyện miền núi Sơn Hà, Quảng Ngãi, chỉ vì ép buộc dân tộc Cor “ăn sạch, uống sạch, ở sạch” và bỏ tục “cà răng căng tai”… mà làm cho tộc người này thù oán với Việt Minh. Chúng ta lại có một thời một số cán bộ cơng an “đè” thanh niên ra cắt tóc, xẻ ống quần, gây một khơng khí nặng nề trong giới trẻ,… Trong khi đó những năm gần đây thì ngược lại, chúng ta rất xem nhẹ thậm chí bng lơi phong trào vận động xây dựng nếp sống mới. Đó là chưa kể đến những quan điểm cho rằng, kinh tế hàng hố bung ra thì thiên hạ cũng tự do theo kiểu “có tiền mua tiên cũng được”… Kỷ cương, đạo đức xã hội bị xuống cấp, ít nhiều có liên quan mật thiết với cách buông lỏng trong trách nhiệm xây dựng lối sống mới, theo hoàn cảnh mới của nhiều ngành, nhiều địa phương.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, đời sống mới không phải chỉ là những chuyện sinh hoạt, ứng xử, giao tiếp hàng ngày, những biểu hiện cụ thể, từng mặt được lặp đi, lặp lại nhiều lần thành nếp sống trong đời sống xã hội và đời sống cá nhân như cơm cúng, cưới hỏi, trật tự, vệ sinh,… mà là sự biểu hiện đời sống của con người bao gồm toàn bộ hoạt động sản xuất và phi sản xuất

của con người trong những điều kiện nhất định và theo một lý tưởng nhất định. Đời sống mới bao hàm một nội dung phong phú, tồn diện, có tính chất khái qt gắn liền với việc đổi mới những quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân mình.

Thực hành đời sống mới cũng tức là xây dựng lối sống mới như ngày nay chúng ta nói, là một q trình lâu dài, gắn liền với quá trình xây dựng cả một chế độ xã hội mới, song cũng lại là công việc hàng ngày, bởi vì hàng ngày chúng ta vẫn đang sống, đang biểu hiện đời sống của mình.

Ở đây có những việc cơ bản như tổ chức và quản lý thống nhất cả ba q trình kinh tế, chính trị - xã hội và tinh thần, tức là giải quyết thật tốt cả ba loại quan hệ cơ bản trong đời sống của con người là quan hệ với tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân mình theo hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời lại có những việc cụ thể, trước mắt như cải tạo và xây dựng nếp sống hàng ngày. Coi xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa chỉ là chuyện ăn mặc, tóc tai, trật tự vệ sinh công cộng,…mà không quan tâm đến lao động sản xuất, phân phối lưu thông, dịch vụ tiêu dùng, đến việc động viên nhân dân lao động tích cực tham gia quản lý nhà nước và xã hội, đến việc xây dựng những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần Việt Nam là cách hiểu nơng cạn, nếu khơng muốn nói là sai lầm.

Hồ Chí Minh chia “đời sống mới” làm hai kiểu: đời sống mới riêng của từng người và đời sống mới chung, từng nhóm người. Theo Hồ Chí Minh thì từng người, từng nhóm người phải tự quản lý lấy lối sống của mình theo những chuẩn mực tiên tiến. Cịn trên bình diện tồn xã hội thì tuy cuộc sống có mn hình, ngàn trạng nhưng chung quy vẫn là ba loại quan hệ thống nhất biện chứng với nhau: quan hệ con người với tự nhiên, đó là hoạt động sản xuất; quan hệ con người với xã hội, đó là hoạt động chính trị - xã hội và quan hệ quan hệ giữa nhận thức của con người với hiện thực khách quan, đó là hoạt động tinh thần. Vì thế, muốn xây dựng lối sống mới ở Việt Nam thì cần phải

tác động có hiệu quả vào cả ba loại quan hệ ấy, tổ chức và quản lý thống nhất cả ba q trình kinh tế, chính trị - xã hội và tinh thần.

Ngay từ khi nước ta mới giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã nhắc nhủ: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” và “Dân chỉ biết giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” [33, tr. 195 ]. Vì vậy, chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dân.

Nhằm giải quyết cái ăn trước hết, Hồ Chí Minh nêu khẩu hiệu: “Tồn dân canh tác, bốn mùa canh tác”; “Tấc đất tấc vàng”; “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của ta ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với việc xây dựng nền văn hóa mới việt nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 50 - 59)