Hồ Chí Minh và vấn đề xây dựng nền giáo dục mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với việc xây dựng nền văn hóa mới việt nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 67 - 78)

Sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục. Ngay từ khi còn trên ghế trường Quốc học Huế, Người đã chứng kiến tận mắt thái độ và hành động miệt thị của người Pháp đối với người Việt Nam xin vào học trường này. Từ đó, suốt cả hành trình đi tìm đường cứu nước bắt đầu từ năm 1911, Người đã ấp ủ khát vọng “Tự do cho đồng bào”, trong đó có “Tự do học tập và mở các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ khắp các tỉnh”

Nhận rõ bản chất thâm độc của chủ nghĩa thực dân trong lĩnh vực giáo dục ở các nước thuộc địa - một nền giáo dục “chỉ làm hư hỏng mất tính nết của người đi học, chỉ dạy cho họ lòng “trung thực” giả dối, chỉ dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu một tổ chức không phải là tổ quốc của mình và đang áp bức mình” [27, tr. 127] – một mặt Hồ Chí Minh tích cực đấu tranh, đi tới phủ định nền giáo dục thực dân, mặt khác Người thức tỉnh, định hướng nhân dân hướng tới một nền giáo dục mới, vạch tư tưởng chiến lược và trực tiếp chỉ đạo xây dựng nền giáo dục của dân, do dân, vì dân khi chính quyền đã về tay nhân dân.

Khi cả dân tộc đang chìm đắm trong đêm trường nơ lệ, sống ngột ngạt vì chính sách thực dân cốt làm cho “dân ngu dễ trị”, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định dứt khoát trong Cương lĩnh đầu tiên năm 1930 là phải thực hiện “phổ thơng giáo dục theo cơng nơng hố”. Từ đó trở đi, mặc dầu hoạt động ở

nước ngồi, dành tâm huyết cho cơng cuộc giải phóng dân tộc, Người vẫn “rất lo lắng đến việc học tập của anh em, nhất là đối với những người còn kém, học chậm, lớn tuổi” [01, tr. 112]

Trong khơng khí sơi động của thời kỳ Cách mạng tháng Tám (1945), nỗi quan tâm lớn của Hồ Chí Minh là làm sao triển khai khẩn trương công tác giáo dục để cán bộ, nhân dân nhanh chóng biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Phát biểu tại Quốc dân đại hội Tân Trào ngày 16-8-1945, Người nói: “Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm sao cho các em bé có cơm no, có áo ấm, được đi học, không lam lũ mãi thế này” [29, tr. 136].

Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một trang mới cho dân tộc Việt Nam. Để giữ vững, củng cố nền độc lập dân tộc và từng bước xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Người còn chỉ rõ nhiệm vụ diệt “giặc dốt” cũng cấp thiết như diệt “giặc đói”, “giặc ngoại xâm”. Tư tưởng này xuyên suốt, nhất quán từ đầu đến cuối, chứ không phải chỉ tồn tại trong khi đất nước có giặc ngoại xâm. Kỷ niệm mười năm phong trào “Bình dân học vụ”, Người viết: “Dốt thì dại, dại thì hèn. Vì khơng chịu dại, chịu hèn cho nên thanh toán mù chữ là một trong những việc cấp bách và quan trọng của nhân dân các nước dân chủ mới” [29, tr. 94].

Hồ Chí Minh quan tâm trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích trăm năm phải trồng người. Người dạy rằng: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ”. Chính vì “học để làm người” và để “làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập” là một nhiệm vụ vinh quang nhưng không dễ dàng, đồng thời để tiến kịp thế giới và đáp ứng sự tiến bộ nhanh chóng của nhân dân, nên việc học khơng bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ càng thấy cần phải học thêm”. Tư tưởng học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời của Hồ Chí Minh phù hợp với những luận điểm của Lênin “Học, học nữa, học mãi”, của Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy khơng biết mỏi”.

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [27, tr. 91], câu nói nổi tiếng ấy của Hồ Chí Minh thể hiện rõ tầm quan trọng chiến lược của giáo dục. Người cũng phải “trồng” và dĩ nhiên là công phu hơn. Con người cũng là sản phẩm của lao động và trí tuệ, cũng là sản phẩm của văn hố nhưng nó đồng thời cịn là chủ thể của văn hố. Phải có hẳn một chiến lược con người. Giáo dục có tầm quan trọng hàng đầu trong chiến lược con người bởi giáo dục tạo nên chất người.

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Giáo dục, bản thân nó cũng phải có chiến lược của nó. Chiến lược giáo dục là hạt nhân trong chiến lược con người, và là một bộ phận khăng khít của chiến lược kinh tế xã hội nói chung.

Gửi thư cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tháng 9-1945, Hồ Chí Minh viết: “Ngày nay, các cháu được cái may mắn hơn cha anh là được hưởng một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các cháu nên những người công dân có ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của các cháu… Non sơng Việt Nam có trở nên vẻ vang hay khơng, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” [33, tr. 11]

Hồ Chí Minh chỉ rõ tầm quan trọng chiến lược của giáo dục như sau: “Về giáo dục… các cơ, các chú có nhiệm vụ rất quan trọng: bồi dưỡng thế hệ công dân, cán bộ sau này, làm tốt thì thế hệ sau này có ảnh hưởng tốt. Làm không tốt sẽ có ảnh hưởng khơng tốt đến thế hệ sau… Không có giáo dục, khơng có cán bộ thì cũng khơng nói đến kinh tế, văn hố. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu” [26, tr. 57-58 ]. Giáo dục cần phải phát triển mạnh để đáp ứng yêu cầu của cách mạng: “Văn hoá giáo dục là một mặt trận

quan trọng… Các đồng chí cán bộ và các cháu phải thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ trên mặt trận ấy” [27, tr. 178]

Mục tiêu giáo dục của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh là đào tạo “những người cơng dân có ích cho nước Việt Nam”, những “cán bộ cho dân tộc”, “những công dân tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà” [26, tr. 54-55], cũng tức là đào tạo những thế hệ con người mới, những con người xã hội chủ nghĩa.

Nhằm mục tiêu ấy, theo Hồ Chí Minh, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nơ dịch của thực dân cịn sót lại như: thái độ thời ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Lại phải ra sức tẩy rửa cả những ảnh hưởng tiêu cực của giáo dục phong kiến. Người nói rõ cái sai lầm của Khổng Tử là tách rời giáo dục với lao động chân tay. Cái sai lầm đó, được các nhà nho phát triển thêm thành “vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao” (muôn nghề đều thấp kém, chỉ có nghề đọc sách là cao). Người nhấn mạnh, phải sửa chữa cái sai lầm cổ truyền ấy đi, cần xây dựng tư tưởng: dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đồng thời Người cịn cụ thể hố mục tiêu chung ấy cho từng cấp: đại học, trung học, tiểu học cho từng thời gian cụ thể. Nhà trường phải gắn liền với thực tế của nước nhà, với đời sống của nhân dân.

Về nội dung giáo dục, Hồ Chí Minh yêu cầu “phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất” [27, tr. 179]. Theo Hồ Chí Minh, nội dung giáo dục phải tồn diện, phải nhằm mục tiêu đào tạo con người lao động mới, phải trọng cả tài lẫn đức. Trọng giáo dục, khơng những phải có tri thức phổ thơng mà phải có đạo đức cách mạng. Phải “trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt mà phấn đấu nâng cao chất lượng văn hố và chun mơn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật” [27, tr. 501].

Hiện nay, chúng ta yêu cầu tồn bộ nội dung giáo dục phổ thơng từ đức dục, trí dục, mỹ dục, thể dục đến giáo dục lao động sản xuất đều phải hướng nghiệp cho học sinh, chuẩn bị tốt cho học sinh đi vào những nghề thích hợp. Nội dung giáo dục dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp và đại học, càng phải thể hiện được sự kết hợp giữa giáo dục với lao động sản xuất, nhằm xây dựng những con người vừa góp phần sáng tạo các giá trị vật chất và tinh thần vừa phát triển toàn diện.

Về phương pháp giáo dục mới, Hồ Chí Minh hết sức coi trọng bởi phương pháp giáo dục trực tiếp gắn liền với mục tiêu giáo dục có tính ngun lý. Người u cầu phải thực hiện nó trong tồn bộ hệ thống giáo dục, học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Chúng ta có thể tìm thấy hàng loạt lời chỉ dẫn của Người về vấn đề này trong các bài nói, bài viết, các bức thư của Người về giáo dục. Nói chuyện với cán bộ, học sinh trường Đại học sư phạm Hà Nội ngày 21-10-1964, Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Các cháu học sinh không nên học gạo, không nên học vẹt… Học phải suy nghĩ, phải liên hệ thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau” [26, tr. 89]. Trong dịp khai giảng năm học 1961-1962, Người viết: “cần tăng cường hơn nữa kết hợp chặt chẽ lý luận với thực hành, giáo dục với lao động, văn hoá với đạo đức cách mạng. Cần làm cho con em chúng ta thành những trò giỏi, con ngoan, bạn tốt và mai sau là những công dân dũng cảm, cán bộ gương mẫu, người chủ xứng đáng của chế độ xã hội chủ nghĩa” [26, tr. 77]. Trong buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam ngày 19-1-1955, Người nói “giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội” [26, tr. 44]

Cũng như đối với mục tiêu giáo dục, Hồ Chí Minh cịn cụ thể hoá những phương pháp, nguyên lý giáo dục ấy cho từng cấp học, từng loại đối tượng. Đối với thiếu nhi chẳng hạn, Người khuyến khích những việc làm vừa sức, thích hợp với tuổi nhỏ, và dạy rằng nhiều việc nhỏ cộng lại thành công

việc to. Người căn dặn “Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hố. Đồng thời phải giữ tồn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên tự động trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hoá già cả. Nhiều thư của các cháu gửi cho Bác Hồ viết như người lớn viết, đó là một triệu chứng già sớm cần nên tránh” [04, tr. 414]

Từ quan điểm cho rằng nếu khơng có thầy giáo thì khơng có giáo dục và phải có giáo viên giỏi mới có chất lượng giáo dục cao, cho nên Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh trách nhiệm nặng nề và vẻ vang, vị trí xã hội cao quý của người thầy giáo. Người cho rằng: “Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất… Nếu khơng có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy, nghề thầy giáo rất quan trọng, rất là vẻ vang. Ai có ý kiến khơng đúng về nghề thầy giáo thì phải sửa chữa” [26, tr. 89].

Tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh tồn diện và có hệ thống. Sự chỉ đạo của Người trong lĩnh vực giáo dục lại rất sát sao, cụ thể. Phong trào “dạy tốt, học tốt” do Người phát động và chỉ đạo đã sản sinh ra biết bao điển hình tiên tiến, là phong trào thi đua sôi nổi, bền bỉ và rộng khắp trong nền giáo dục nước ta. Người chú ý đến từng đối tượng. Người đặc biệt quan tâm đến thiếu niên và nhi đồng. Nhưng Người cũng quan tâm cả việc học của thanh niên, của những người lớn tuổi học các lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hố, miền xi và miền ngược,… Người theo dõi và kịp thời động viên những nơi cả xã đều biết chữ, khen những huyện, những tỉnh đầu tiên trong cả nước xoá xong nạn mù chữ

Theo Hồ Chí Minh thì biết rồi vẫn phải học thêm, phải tiếp tục học suốt đời. Khơng ai có thể tự cho mình là đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ.

Trong chiến lược xây dựng con người, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, khi gắn nhà trường với gia đình và xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đặc biệt đến mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động giáo dục nói riêng và thực tiễn cách mạng của cả nước nói chung đối với sự phát triển trí tuệ của con người. Người cho rằng giặc dốt là kẻ thù thường trực. Mỗi bước phát triển của thực tiễn cách mạng và sự tiến lên của thế giới, con người lại phải tự vươn lên để khắc phục “giặc dốt” quấy phá và kìm hãm mình. Trong mỗi bước phát triển của cuộc sống, nếu thiếu hiểu biết về vấn đề gì thì phải lập tức khắc phục ngay vấn đề đó bằng biện pháp học tập, giáo dục và tự giáo dục. Người từng khẳng định: “Tình hình thế giới và trong nước ln ln biến đổi, công việc của chúng ta nhiều và mới, kỹ thuật của thế giới ngày càng tiến bộ, nhưng sự hiểu biết của chúng ta có hạn. Muốn tiến bộ kịp sự biến đổi vơ cùng tận, thì chúng ta phải nghiên cứu, học tập” [36, tr. 392].

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, xây dựng con người mới bằng hình thức giáo dục, nâng cao dân trí là một quá trinh đấu tranh rất sôi động và to lớn chống lại sự lười biếng, cổ vũ tính sáng tạo, sự lao động cần cù, tinh thần học tập khơng biết mệt mỏi. Đó là một q trình đấu tranh diễn ra khơng chỉ giữa người này với người khác, giữa tập thể này với tập thể khác, giữa tập thể với cá nhân, mà còn là cuộc đấu tranh tự khắc phục sức ỳ và ngại khó khăn, gian khổ, tư tưởng ỷ lại.

Mặt trận giáo dục nằm trong mặt trận văn hoá chung của dân tộc và đối tượng của nó là khắc phục sự dốt nát trong mỗi người. Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất sự nghiệp đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến đến với tất cả mọi người và giáo dục khoa học cho mọi lứa tuổi. Cần phải giáo dục khoa học từ tuổi thiếu nhi để con người trưởng thành vượt bậc và giúp cho dân tộc ta vươn lên sánh kịp với sự phát triển chung của nhân loại. Năm 1945, trong lá thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nền giáo dục mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Sau 80 năm giời nơ lệ làm cho nước nhà yếu hèn, ngày nay chúng ta cần xây

dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước trên hồn cầu. Trong cơng cuộc kiến thiết đó, nước nhà trong mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng chính là nhờ một phần lớn ở công học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với việc xây dựng nền văn hóa mới việt nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 67 - 78)