Về nhiệm vụ của Ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp (đối với đảng viên)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 28 - 34)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.3.2. Về nhiệm vụ của Ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp (đối với đảng viên)

* Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

Xác định dấu hiệu vi phạm của đảng viên thông qua:

- Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra của các cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.

- Tự phê bình và phê bình của tổ chức đảng và đảng viên; việc bình xét phân tích chất lượng đảng viên, tổ chức đảng.

- Khiếu nại, phản ánh, kiến nghị của đảng viên và quần chúng.

- Phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng đã được kiểm chứng.

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên; tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Ủy ban kiểm tra căn cứ chức trách, nhiệm vụ được giao và tính chất, dấu hiệu vi phạm của đảng viên để kiểm tra.

* Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách

của Đảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương

Nội dung giám sát đối với cấp ủy viên và cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý:

- Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình, pháp luật của Nhà nước.

- Việc giữ gìn đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

- Về tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

Đối tượng giám sát: Cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý, kể cả bí thư, phó bí thư và tổ chức đảng cấp dưới.

* Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp ủy thi hành kỷ luật. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đề nghị của tổ chức đảng và kết luận của cơ quan pháp luật, nếu thấy đảng viên vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì ủy ban kiểm tra quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp ủy xem xét, quyết định kỷ luật.

* Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên bị tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

* Giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng.

* Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp.

1.3.2. Về việc thi hành kỷ luật trong Đảng

Đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời. - Đối với đảng viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; - Đối với đảng viên dự bị: khiển trách, cảnh cáo.

Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm:

- Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao).

- Đảng uỷ cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp uỷ viên cấp dưới.

- Đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên thì có quyền quyết định khai trừ đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý.

- Cấp uỷ tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên cùng cấp vi phạm nhiệm vụ do cấp uỷ giao.

- Ban Thường vụ cấp uỷ quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm nhiệm vụ chuyên môn được giao.

- Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị.

- Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; khiển trách, cảnh cáo Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

- Uỷ ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp; quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý và cấp uỷ viên cấp dưới trực tiếp.

- Cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp trên có quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xoá bỏ hình thức kỷ luật do cấp dưới quyết định.

- Đảng viên giữ nhiều chức vụ bị kỷ luật cách chức thì tuỳ mức độ, tính chất vi phạm mà cách một hay nhiều chức vụ.

1.3.3. Một số tài liệu về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng

Trong những năm qua, vấn đề nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nói chung và thi hành kỷ luật đảng viên nói riêng đã được các cấp ủy, UBKT các cấp quan tâm trao đổi. Tựu trung nổi lên năm vấn đề nghiên cứu chủ yếu sau:

Loại vấn đề thứ nhất, gồm những chuyên luận bàn về vai trò, tác dụng của công tác kiểm tra. Chẳng hạn, TS.Trần Trung Quang: Kiểm tra - khâu chủ yếu trong phong cách phương pháp lãnh đạo , Tạp chí Nghiên cứu lý luận số 2/1989; TS. Lê Tiến Hào: Công tác kiểm tra của Thành ủy Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ lịch sử;... Các công trình này đã phác họa, làm rõ vai trò của công tác kiểm tra, với tư cách là kiến thức nền, gián tiếp và liên quan đến công tác thi hành kỷ luật đảng.

Loại vấn đề thứ hai, chủ yếu các bài báo khoa học của các tác giả công tác trong ngành kiểm tra đã đề cập đến. Chẳng hạn, Xuân Phong: Bàn về chất lượng trong công tác kiểm tra, Tạp chí Kiểm tra, số 2/1995; Lê Trung Thu:

Bàn về dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, Tạp chí Kiểm tra, số 2/1998…

Nhìn chung các bài báo này tác giả đã đưa ra quan điểm của mình về khái niệm đảng viên có vi phạm và phân tích luận giải, so sánh các trường hợp vi phạm với nhau.

Loại vấn đề thứ ba, các tác giả đi sâu nghiên cứu phương pháp thẩm tra, xác minh. Chẳng hạn, đề tài khoa học cấp ngành do Nguyễn Anh Liên làm chủ nhiệm: Cơ sở lý luận, thực tiễn đổi mới và nâng cao hiệu quả thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng (mã số KHBDD), Hà Nội, 2000-2001. Nghiên cứu theo hướng này cung cấp phương pháp giúp các cán bộ kiểm tra dễ dàng hơn trong quá trình tiếp nhận và xử lý những đảng viên có vi phạm.

Loại vấn đề thứ tư, liên quan đến vấn đề tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của UBKT các cấp, ví dụ như của TS. Đặng Đình Phú: Nhận thức lại tư tưởng của V.I.Lênin về bộ máy kiểm tra của Đảng, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5/199; GS.TS. Nguyễn Thị Doan: Tăng cường công tác giám sát trong Đảng, Tạp chí Cộng sản, số 11/2014..

Loại vấn đề thứ năm, chủ yếu các chuyên luận đề cập đến vai trò, nội dung, cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành có liên quan, tạo điều kiện cho UBKT các cấp hoàn thành nhiệm vụ, như: Lê Văn Giảng: Mấy suy nghĩ về mối quan hệ giữa kiểm tra Đảng và Thanh tra Nhà nước, Tạp chí Thanh tra, số 7/2003.

Song nhìn chung chưa có tác giả và bài viết nào đề cấp đến vấn đề thi hành kỷ luật đảng viên khi có vi phạm ở UBKT các cấp. Do đó, đây sẽ là tiền đề gợi mở để tác giả nghiên cứu vấn đề của mình một cách có hệ thống và toàn diện.

- Các văn bản, quy định về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng:

+ Quyết định 46-QĐ/TW Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng;

+ Quyết định 264-QĐ/TW Ban hành quy chế phối hợp giữa Uỷ ban Kiểm tra Trung ương với Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng;

+ Quyết định số 68-QĐ/TW, ngày 21/03/2012 của BCH Trung ương ban hành Quy chế giám sát trong Đảng.

+ Quyết định số 77-QĐ/TW, ngày 10/4/2012 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương;

+ Quyết định số 321-QĐ/TW, ngày 06-8-2010 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ;

+ Quy định số 55-QĐ/TW ngày 10/01/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên;

+ Hướng dẫn số 11-HD/UBKTTW ngày 24/3/2008 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên;

+ Hướng dẫn số 07-HD/KTTW ngày 11/9/2007 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thực hiện “Quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ” (ban hành kèm theo Quyết định số 58-QĐ/TW, ngày 7/5/2007 của Bộ Chính trị.

- Các báo cáo hàng tháng, quý, năm về công tác kiểm tra, giám sát của Uỷ ban Kiểm tra cấp quận/huyện/thị xã, xã/phường/thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Các bài đăng trong Tạp chí Kiểm tra, Tạp chí Xây dựng Đảng về kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trong thời gian qua.

Tuy có rất nhiều tài liệu liên quan đến công việc của Uỷ ban Kiểm tra các cấp, nhưng việc có một nghiên cứu cụ thể về thực trạng đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng là một hướng đi mới, nó vừa mang tính cụ thể, lại vừa mang tính tổng hợp. Tuy nghiên cứu này chỉ tập trung ở một số trường hợp, chưa mang tính toàn diện nhưng cũng là một tài liệu hữu ích cho những người

làm công tác chuyên môn và là một tài liệu tham khảo cho những người muốn tìm hiểu về công tác kiểm tra của Đảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)