CHƢƠNG 2 : CƠ CẤU ĐẢNG VIÊN VI PHẠM KỶ LUẬT ĐẢNG
2.4. Chức vụ và lĩnh vực làm việc
Như đã phân tích ở trên, những đảng viên vi phạm phải thi hành kỷ luật thường giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, đơn vị. Cụ thể xét trên 160 phiếu thu về cho kết quả như sau:
Về chức vụ trong Đảng, có 12/160 cán bộ kiểm tra đã xử lý kỷ luật đảng viên giữ chức vụ Bí thư, 27/160 cán bộ kiểm tra đã xử lý kỷ luật đảng viên giữ chức vụ Phó Bí thư, số uỷ viên ban chấp hành bị cán bộ kiểm tra xử lý kỷ luật là 50/160 người, còn lại là đảng viên thông thường là 71/160.
Về chức vụ chính quyền, có 21/160 cán bộ kiểm tra đã xử lý kỷ luật đảng viên là thủ trưởng cơ quan, 25/160 cán bộ kiểm tra đã xử lý kỷ luật đảng viên là trưởng phòng/ban, 46/160 cán bộ kiểm tra đã xử lý kỷ luật đảng viên là phó phòng/ban, còn lại là chuyên viên 78/160.
Như vậy có thể khái quát về cơ cấu chức vụ của đảng viên vi phạm kỷ luật đảng bằng biểu đồ sau:
Biểu 2.6: Đánh giá của đảng viên và quần chúng về Cơ cấu chức vụ của đảng viên vi phạm kỷ luật đảng (Đv: %) 56 44 Có chức vụ Đảng viên 52 48 Có chức vụ Chuyên viên
Qua biểu đồ trên, tuy tỷ lệ chênh lệch giữa người có chức vụ và người không có chức vụ trong vấn đề vi phạm kỷ luật đảng không nhiều nhưng với việc không hoàn thành những trọng trách họ được Đảng và nhân dân giao phó cũng là một điều để cảnh báo chúng ta về tình hình hiện nay và nhắc nhở tất cả mọi người cố gắng để không bị vi phạm.
Nếu so sánh giữa chức vụ và nội dung đảng viên vi phạm, thì những người có chức vụ thường vi phạm về việc quản lý đất đai - trật tự xây dựng và vi phạm về việc thiếu trách nhiệm trong công việc, mà nói tóm lại là do họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để vi phạm. Chính vì nhận thức được điều này mà trong 19 điều đảng viên không được làm, Đảng ta đã quy định rõ trong điều 8: Quan liêu, thiếu trách nhiệm, bao che, báo cáo sai sự thật, lạm quyền, nhũng nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ. Thiếu trách nhiệm để cơ quan, đơn vị, địa phương do mình trực tiếp phụ trách xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, thất thoát tài sản và các tiêu cực khác. Có hành vi để bố, mẹ, vợ/chồng, con, anh, chị, em ruột thực hiện dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định. Biết mà không báo cáo, phản ánh, xử lý các hành vi tham nhũng, không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng.
Theo chia sẻ của nhiều cán bộ làm công tác kiểm tra, chính việc đảng viên vi phạm có nhiều người giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý nên họ gặp một số khó khăn trong quá trình điều tra, xác minh các vụ việc có liên quan đến những người này
Phải nói là rất nhiều khó khăn vì ở cấp thành phố như chúng ta, các đối tượng vi phạm hầu như là các cán bộ quản lý chủ chốt của các cơ quan, đơn vị. Họ có rất nhiều kinh nghiệm và nhiều người cũng đã từng làm công tác kiểm tra. Hơn nữa, nhiều khi lĩnh vực vi phạm của họ cán bộ kiểm tra lại chưa có nhiều kiến thức chuyên môn, lại phải tự học hỏi trau dồi thêm. Mà quan trọng nhất là thái độ kiểm tra phải thật linh hoạt, mềm dẻo, không để họ cảm thấy bị tra hỏi nhưng lại phải thật quyết tâm khai thác thông tin, không để bị lẫn lộn thông tin hay để họ mua chuộc, lợi dụng. Nhiều khi họ cố tình gây nhiễu thông tin và sự chú ý của mình, nếu không tỉnh táo sẽ dễ bị sai lệch hồ sơ vi phạm. (Nguyễn. T. T - Kiểm tra viên UBKT TUHN)
Nghiên cứu về thực trạng đảng viên vi phạm kỷ luật đảng trên địa bàn Hà Nội, bên cạnh việc nghiên cứu về số lượng, giới tính, độ tuổi, chức vụ, nội dung vi
phạm, chúng ta còn tìm hiểu về lĩnh vực nghề nghiệp của những đảng viên vi phạm này, so sánh xem lĩnh vực nào có nhiều đảng viên vi phạm nhất, hay so sánh để biết nội dung vi phạm nhiều nhất thuộc về đảng viên trong lĩnh vực nghề nghiệp nào. Nếu xét về chức vụ, chúng ta nhận định rằng những người làm công tác lãnh đạo, quản lý thường hay có nhiều vi phạm phải xử lý kỷ luật, thì trong lĩnh vực nghề nghiệp, qua nghiên cứu và tổng hợp số liệu của Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ, những đảng viên làm trong các cơ quan của Nhà nước thường vi phạm kỷ luật đảng nhiều nhất, và nội dung thiếu trách nhiệm trong công việc cũng là nội dung mà những đảng viên làm trong các cơ quan Nhà nước hay vi phạm nhất.
TT Lĩnh vực làm việc Nội dung vi phạm Tổng số Nguyên tắc tập trung dân chủ Đoàn kết nội bộ Thiếu trách nhiệm trong công việc Tham nhũng, lãng phí Quản lý, sử dụng đất đai Phẩm chất, lối sống Vi phạm khác 1 Đảng 3 0 4 1 7 1 23 39 2 Nhà nước 4 0 35 7 14 1 54 115 3 Đoàn thể 2 0 3 0 0 0 3 8 4 Lực lượng vũ trang 0 0 1 4 0 1 11 17 5 Sản xuất – Kdoanh 6 0 7 2 0 2 12 29 6 Lĩnh vực khác 5 2 16 0 8 1 140 171 Tổng số 20 2 66 14 29 5 243 379
Bảng 2.2: So sánh giữa lĩnh vực nghề nghiệp và nội dung vi phạm của đảng viên năm 2013 (Đv: số người)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng 2013 của UBKT TUHN).
Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong năm 2013, số đảng viên vi phạm công tác trong các lĩnh vực khác chiếm số lượng nhiều nhất là 171 người, tuy nhiên đây được xem là số liệu do nhiều ngành nghề cùng cộng vào, nên nhiều nhất là những đảng viên công tác trong cơ quan Nhà nước: 115 người; tiếp đó là những đảng viên công tác trong các cơ quan của Đảng: 39 người, trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh: 29 người, trong lực lượng vũ trang: 17 người và trong các cơ quan đoàn thể như Mặt trận, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên… là 8 người.
Ở nước ta, quyền lập pháp thuộc về Quốc hội; quyền tư pháp thuộc về Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, còn quyền hành pháp thuộc về Chính phủ, Bộ/Ban/Ngành Trung ương, UBND các cấp, Sở/Ban/Ngành địa phương. Chính vì vậy, những đảng viên công tác trong các cơ quan của Nhà nước - những cơ quan hành pháp thường hay bị vi phạm kỷ luật đảng nói riêng và các vi phạm khác nói chung. Nguyên nhân của điều này là do chưa có sự quan tâm đúng mức việc giáo dục tinh thần trách nhiệm, cũng như xử lý chưa nghiêm các trường hợp vi phạm đạo đức công vụ, thiếu những quy định cụ thể về chế độ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên; cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát của tổ chức và thủ trưởng trực tiếp cũng như của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, đảng viên còn hạn chế, chưa thường xuyên, chưa nghiêm túc và thiếu đồng bộ. Nhiều cán bộ, đảng viên còn xem thường nhũng chuẩn mực đạo đức, nhân cách nên thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng.
Trong khi so sánh giữa nội dung vi phạm và lĩnh vực nghề nghiệp của đảng viên vi phạm, có một vài số liệu nổi bật như: những đảng viên công tác trong cơ quan Nhà nước thường vi phạm về thiếu trách nhiệm trong công việc: 35 trường hợp; vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai: 14 trường hợp; vi phạm về tham ô, tham nhũng, lãng phí: 7 trường hợp. Cùng với số liệu trong
các lĩnh vực khác của các đảng viên công tác trong cơ quan Nhà nước, có thể nhận thấy những vụ việc liên quan đến sai phạm của đảng viên là cán bộ, công chức xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực: đất đai, xây dựng, hải quan, thuế vụ, giáo dục, y tế, giao thông. Trong đó có nhiều cán bộ đảng viên vi phạm đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng như việc cán bộ nhân viên quản lý thị trường ăn chặn tiền của người dân, cán bộ dự án rút ruột công trình xây dựng. Bên cạnh đó, tình trạng đảng viên là cán bộ, công chức đùn đẩy trách nhiệm, giải quyết công việc sai quy định hoặc thiếu nhiệt tình trong việc tiếp dân vẫn thường xuyên xảy ra. Hiện tượng phổ biến là cán bộ công chức hướng dẫn, giải thích công việc cho người dân một cách lòng vòng, khó hiểu, thái độ làm việc miễn cưỡng và thiếu sự hoà nhã, thân thiện. Từ những biểu hiện trên, họ dần dần nảy sinh những sai phạm từ nhỏ đến lớn, từ ít nghiêm trọng đến nghiêm trọng mà bản thân nhiều khi không kiểm soát được.
Các lĩnh vực nghề nghiệp khác, số đảng viên vi phạm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và không có sự chênh lệch đáng kể giữa các nội dung vi phạm. Điều đó cũng cho thấy những nỗ lực của các cấp các ngành trong việc ngăn chặn những biểu hiện và vi phạm của cán bộ đảng viên, góp phần giúp cho Đảng ta trong sạch, vững mạnh.