Sự quản lý của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 72 - 74)

CHƢƠNG 2 : CƠ CẤU ĐẢNG VIÊN VI PHẠM KỶ LUẬT ĐẢNG

4.1. Nguyên nhân khách quan

4.1.3. Sự quản lý của Đảng và Nhà nước

Cấp ủy đảng các cấp có lúc, có nơi còn lơ là, mất cảnh giác trong quản lý, giáo dục đảng viên của cấp mình, công tác thi hành kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng còn yếu kém làm cho hành vi vi phạm kỷ luật đảng ngày một gia tăng.

Hệ thống chính trị chậm được đổi mới, hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả. Đây là nguyên nhân ở mức độ nào đó đã được phân tích dưới góc độ tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước ở phần trên. Nguyên nhân này bao trùm mọi sự yếu kém, bất cập của quá trình đổi mới đất nước, trong đó có những vi phạm kỷ luật của đảng viên. Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở, nhưng chậm sửa đổi bổ sung. Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, của Đảng và Nhà nước nói riêng còn nhiều khuyết điểm, chất lượng và hiệu quả chưa cao; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ chức đảng chưa được xác định rõ ràng, cụ thể, còn trùng lắp hoặc bị phân tán. Tình trạng này, còn được gọi là “lỗi hệ thống” từ việc tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước thiếu đúng đắn đã dẫn tới hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, đảng viên ngày một gia tăng, làm cho hệ thống ngày một “miễn dịch” kém hơn.

Cơ chế chính sách pháp luật chưa phủ kín, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán. Mặc dù chúng ta có rất nhiều cố gắng nhưng việc xây dựng thể chế, pháp luật vẫn không theo kịp, chưa phản ánh và điều chỉnh kịp thời những vấn đề đang đặt ra trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nạn đầu cơ, buôn lậu, rửa tiền với quy mô lớn nhiều lúc làm chao đảo thị trường, làm ảnh hưởng đến đời sống của đại đa số nhân dân; quy hoạch phát triển và quản lý đô thị lệch lạc, tùy tiện gây nhiều bất bình trong

nhân dân, công luận nhiều lần lên tiếng nhưng các cơ quan chức năng, nhà hoạch định chính sách biết mà vẫn lờ đi không đưa ra một đối sách, một quyết định gì. Thế nhưng họ không phải chịu bất cứ một trách nhiệm nào. Cơ chế, chính sách pháp luật trong thời kỳ đổi mới chưa được hoàn thiện, thiếu cụ thể, còn có sơ hở và thiếu nhất quán.

Việc phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương, việc phân biệt quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh còn chưa rõ. Bộ máy Đảng và Nhà nước còn cồng kềnh, nền hành chính chậm được cải cách. Cơ chế quản lý tài sản công, quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng “vô chủ”, thiếu trách nhiệm. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn diễn ra chậm chạp và thiếu sự kiểm soát đầy đủ. Những nhược điểm đó đẻ ra tệ quan liêu, tham nhũng và thiếu kỷ cương, tạo điều kiện cho tệ hối lộ, hà lạm công quỹ, sách nhiễu cấp dưới và nhân dân.

Cải cách hành chính chưa đạt kết quả mong muốn, cơ chế “xin-cho” vẫn còn phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý tạo ra sự sách nhiễu, vòi vĩnh, ăn hối lộ, dùng hối lộ để mua các thủ tục. Chế độ công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức mới bắt đầu được quan tâm xây dựng, thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát có hiệu quả. Chế độ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức thiếu rõ ràng, cụ thể, đặc biệt là cán bộ, đảng viên giữ vị trí lãnh đạo đối với những sai phạm, tiêu cực xảy ra trong cấp ủy, đơn vị mình. Chế độ tiền lương đối với đôi ngũ cán bộ, đảng viên, công chức bất hợp lý, chậm được cải cách. Công tác quản lý đất đai còn nhiều yếu kém, việc đăng kí quyền sử dụng đất, cấp đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển giao quyền sử dụng đất…còn nhiều kẽ hở, tạo điều kiện cho tiêu cực, sai phạm.

Cơ chế quản lý tài chính Đảng, tài chính công, mua sắm công, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều bất hợp lý, vòng vèo, qua nhiều khâu, nhiều

“cửa”. Trình tự, thủ tục hành chính phúc tạp, lỏng lẻo, mờ mịt đã tạo điều kiện cho tiêu cực, hành vi phạm pháp, lãng phí, thất thoát.

Việc áp dụng khoa học và công nghệ nhằm đổi mới phương thức thanh toán còn rất chậm chạp, nền kinh tế tiền mặt vẫn đang tồn tại khiến cho chúng ta không thể kiểm soát và phát hiện được các giao dịch phi pháp. Việc kiểm soát và minh bạch nguồn thu nhập và tài sản của cán bộ, đảng viên, công chức gặp rất nhiều khó khăn và gần như không đạt kết quả mong muốn. Việc không có cơ quan chủ trì tổng hợp, kiểm tra, xử lý, đồng thời không có các quy định về trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức trong vấn đề kê khai tài sản đã dẫn đến sự thực thi không triệt để các quy định về kê khai tài sản, mặc dù đây là chủ trương đúng đắn, tích cực của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)