Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 64 - 67)

CHƢƠNG 2 : CƠ CẤU ĐẢNG VIÊN VI PHẠM KỶ LUẬT ĐẢNG

4.1. Nguyên nhân khách quan

4.1.1. Tình hình kinh tế xã hội

Việt Nam là nước đang phát triển, trình độ quản lý kinh tế - xã hội còn lạc hậu, mức sống của nhân dân còn thấp, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện. Thực tế cho thấy, vi phạm kỷ luật Đảng của đảng viên thường xuất phát từ những kẽ hở, lỗ hổng của luật pháp. Mặc dù chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể qua gần 30 năm đổi mới nhưng về cơ bản vẫn chưa thoát ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu. Do đó, dù muốn hay không chúng ta vẫn thiếu các nguồn lực từ vật chất đến văn hóa tinh thần cho các nỗ lực phát hiện, ngăn

ngừa, xử lý vi phạm của đảng viên như hoàn thiện Điều lệ Đảng, các điều khoản thi hành kỷ luật Đảng, khuôn khổ pháp lý, đổi mới tri thức và chuẩn mực quản lý kinh tế, xã hội…Vì vậy, tình trạng vi phạm kỷ luật Đảng vẫn phổ biến trong các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, các ngành.

Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế, vì vậy còn đan xen và tồn tại giữa cái mới và cái cũ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm kỷ luật của đảng viên. Quá trình chuyển đổi là một quá trình đòi hỏi phải có thời gian, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện. Cơ chế cũ vốn quen thuộc bị thay thế nhưng nếp nghĩ thói quen thì vẫn còn, trong khi đó cơ chế mới đang được hình thành còn sơ khai cả trong nhận thức và quá trình thực hiện, vì vậy không khỏi lúng túng. Các chuẩn mực đánh giá không rõ ràng, chắc chắn đã khiến không ít đảng viên lợi dụng danh nghĩa đổi mới, vượt rào, năng động, sáng tạo để vi phạm kỷ luật, đục khoét tài sản của Nhà nước, lợi dụng chủ trương xã hội hóa một số lĩnh vực để “thương mại hóa” thu lợi ích tối đa cho cá nhân hoặc một nhóm người, thậm chí một cơ quan, đơn vị hay một địa phương. Tình trạng “tranh tối tranh sáng” là mảnh đất tốt cho tình trạng vi phạm kỷ luật phát triển. Không ít những đảng viên, tập thể cấp ủy có lúc được biểu dương, ca tụng như là biểu hiện của sự năng động, dám nghĩ dám làm, thậm chí được tôn vinh, nhưng sau một thời gian mới lộ rõ mặt trái, tiêu cực trong hoạt động lãnh đạo, sản xuất kinh doanh, thực chất đó chỉ là những kẻ chuyên móc ngoặc hối lộ, lợi dụng sơ hở của cơ chế để vi phạm kỷ luật Đảng, luật pháp của Nhà nước.

Ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh thế thị trường. Đó là sự cạnh tranh khốc liệt, sự ngự trị của đồng tiền làm cho người sản xuất kinh doanh có xu hướng tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi giá, tìm cách hối lộ cán bộ, đảng viên giữ vị trí trong bộ máy chính quyền nhà nước để tạo lợi thế trong kinh doanh. Trong xã hội, sự phân hóa giàu – nghèo ngày càng rõ rệt, các giá trị xã hội bị

đảo lộn, mọi người trong đó có cả các đảng viên đều bị sức ép của việc kiếm thật nhiều tiền, có tâm lý mọi việc đều có thể mua bán. Đây là điều chúng ta có thể dự báo trước nhưng lại không kịp thời có biện pháp thích hợp để chủ động hạn chế ngay từ đầu cho nên từ mối lo kinh tế chuyển sang những mối lo về các tệ nạn xã hội. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, tác hại to lớn của những yếu tố tiêu cực (còn gọi là những thất bại, những mặt trái) trong nền kinh tế thị trường thật sự đã đến mức báo động và điều đó góp phần làm gia tăng thêm những hành vi vi phạm kỷ luật Đảng thông qua việc thúc đẩy các hành vi phạm pháp của cán bộ, đảng viên, công chức, ganh đua làm giàu phi pháp, đục khoét tiền của Nhà nước và nhân dân.

Do ảnh hưởng của tập quán văn hóa lạc hậu. Tình trạng “một người làm quan, cả họ được nhờ” vẫn phổ biến trong xã hội dẫn đến cục bộ, địa phương, bảo thủ, trì trệ trong Đảng không có, không dám đấu tranh với những sai lầm, khuyết điểm của đồng chí mình. Rồi còn có tình trạng một số đảng viên sợ “đấu tranh” thì “tránh đâu”, sợ bị cấp trên trả thù nên im lặng để cho hành vi xấu tiếp tục tác oai, tác quái làm cho nguyên tắc tập trung dân chủ bị tê liệt ở nhiều cấp ủy đảng. Trong Đảng hiện nay vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, chuyện biếu xén, quà cáp được coi là một nét văn hóa của người Việt. Quà cáp mỗi khi gặp nhau và giải quyết công việc cả trong dân gian cũng như trong hoạt động quan trường; rồi đạo lý đền ơn, đáp nghĩa, dễ người dễ ta, phúc lộc cùng hưởng…dễ dàng chấp nhận, bị lợi dụng thành nơi mua bán, hối lộ, chia chác tài sản công. Đó là những yếu tố tâm lý văn hóa xã hội ảnh hưởng không nhỏ và đã phát triển theo chiều hướng lêch lạc rất khó ngăn chặn trong cơ chế thị trường khi mà các giá trị bị vật chất hóa, thành hàng hóa trao đổi. Chuyện làm ăn chia chác trong các vụ việc hiện nay rất phổ biến và khó phát hiện được đặc biệt khi có sự thỏa thuận đồng lòng của nhiều người tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)