Đảng viên suy thoái đạo đức, lối sống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 74 - 81)

CHƢƠNG 2 : CƠ CẤU ĐẢNG VIÊN VI PHẠM KỶ LUẬT ĐẢNG

4.2. Nguyên nhân chủ quan

4.2.1. Đảng viên suy thoái đạo đức, lối sống

Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) yêu cầu tập trung cao độ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách, trong đó vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất là: "kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và nhân dân đối với Đảng".

Vấn đề đặt ra là phải nhận diện chính xác, đầy đủ, cụ thể các biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, từ đó đề ra cơ chế, biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng này theo yêu cầu, phương châm của Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) đã đề ra. Suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên biểu hiện ở một số vấn đề chính sau đây:

Thứ nhất, sống ích kỷ, cá nhân, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, tham nhũng lãng phí. Còn một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, không vì lợi ích chung của tập thể, cơ quan, đơn vị, cộng đồng, mà chỉ biết sống ích kỷ cho bản thân mình, gia đình mình, thậm chí cho một số ít người trong tập thể, cơ quan, đơn vị, chỉ biết vơ vét của công thành của tư. Cái gì có lợi cho bản thân mình thì làm, cái gì có lợi cho tập thể, cơ quan, đơn vị, cho nhân dân nhưng thấy không có lợi cho bản thân thì tìm cách trốn tránh, thoái thác không thực hiện hoặc đùn đẩy cho người khác, tổ chức, đơn vị khác hoặc cho cấp trên thực hiện. Từ thực dụng, vụ lợi dẫn đến tham nhũng, kể cả tham nhũng tiền, tài sản, đất đai của tập thể, của Nhà nước, đến tham nhũng cả thời gian làm việc; đưa nhận, môi giới hối lộ; môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình thức; đưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa nhận hoa hồng trái quy định. Tổ chức du lịch, tặng quà, giải trí để lợi dụng người có trách nhiệm trong việc ban hành quyết định sai, có lợi riêng cho bản thân hoặc tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp mà mình tham gia. Chiếm giữ, cho thuê, cho mượn tài sản, cho vay quỹ của Nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản lý, sử dụng trái quy định nhằm trục lợi. Lợi dụng chức vụ được giao để chiếm dụng, vay, mượn tiền, tài sản của đối tượng trực tiếp quản lý trái quy định. Sử dụng trang thiết bị, phương tiện của cơ quan, tổ chức, đơn vị để phục vụ mục đích cá nhân, gia đình mình; sử dụng tài sản, tiền của công lãng phí trong việc mua sắm tài sản quá định mức, tiêu chuẩn, chưa hết thời hạn sử dụng đã thanh lý, thay tài sản, phương tiện mới để sử dụng thoả mãn nhu cầu cá nhân; dùng công quỹ để tiếp khách, tặng quà, thăm viếng trái quy định, không đúng đối tượng, vượt định mức, tiêu chuẩn. Có hành vi bao che, báo cáo sai sự thật, lạm quyền, nhũng nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ để vụ lợi.

Thứ hai, sự hám danh, bè phái, cục bộ, mất đoàn kết. Một số cán bộ, đảng viên vì hám danh, năng lực, trình độ hạn chế, nhưng tìm mọi cách để chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, chạy tuổi, chạy học hàm, học vị, chạy thành tích, chạy huân chương, chạy danh hiệu cho bản thân, tập thể dưới mọi hình thức, bằng mọi giá làm ảnh hưởng đến uy tín của bản thân của tập thể, của Đảng, làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Năng lực, trình độ có hạn, nhưng luôn tìm cách núp bóng cấp trên, người có chức vụ, quyền hạn, hoặc lựa chiều, tham gia hoạt động bè phái để có lợi cho mình, thoả mãn nhu cầu, lợi ích cá nhân mình hay một nhóm lợi ích. Hoặc sống theo kiểu cục bộ, địa phương, phe cánh, dòng họ. Tìm cách đề bạt người không có năng lực, trình độ nhưng cùng phe cánh hoặc trong họ tộc, địa phương với mình để tạo vây cánh nhằm trục lợi; bằng mọi cách "loại bỏ" những người có năng lực, trình độ nhưng không đồng quan điểm hoặc "không ăn cánh với mình" để dễ bề "tự tung, tự tác". Để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác của mình, thực hiện các dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định để trục lợi dưới mọi hình thức. Khi không đạt được mục đích của mình thì tìm mọi cách tổ chức, xúi dục, tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ để làm mất uy tín của cấp trên, của người khác, của tập thể. Có hành vi tố cáo mang tính bịa đặt, vụ cáo, vu khống để hãm hại người khác hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đe dọa, trù dập, trả thù người tố cáo, góp ý phê bình mình. Tổ chức tham gia kích động, xúi dục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo với dụng ý xấu. Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết để nói xấu tổ chức, đồng chí mình, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.

Thứ ba, phong cách quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân. Một số cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có phong cách, lối sống không đúng đạo đức của người cách mạng, thể hiện qua việc quan liêu, hách dịch, lên mặt làm quan cách mạng hoặc có biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng, mất dân chủ; ngại đi cơ sở, ngại tiếp xúc với nhân dân, không trực tiếp tiếp công dân theo quy định, không chỉ đạo, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; hoặc tuy có đi cơ sở nhưng phong cách xa dân, đòi hỏi cấp dưới phải tiếp đón trọng thị, không đến trực tiếp nơi sản xuất, đến với quần chúng nhân dân để nghe nhân dân góp ý, chỉ nghe báo cáo và chỉ đạo thực hiện ở hội trường, phòng họp và trên giấy tờ, chỉ thích nghe lời nói hay, "nịnh hót", nghe thành tích, không muốn nghe thiếu sót, khuyết điểm, ý kiến phê bình, đóng góp chân thành, thẳng thắn, xây dựng của cấp dưới, của nhân dân. Một số cán bộ, đảng viên thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, hoặc vô cảm trước khó khăn, bức xúc, nỗi đau khổ, oan ức của nhân dân. Hoặc khi thực thi nhiệm vụ, công vụ, giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân thì đòi hỏi phải có sự "hàm ơn, bồi dưỡng, lót tay" thì mới thực hiện.

Thứ tư, lối sống thì xa hoa, hưởng lạc, suy đồi. Một số cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có lối sống xa hoa, hưởng lạc, buông thả, hoặc để con có lối sống sa hoa nhưng không có biện pháp giáo dục, ngăn chặn, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân. Đi công tác cơ sở đòi hỏi cấp dưới phải đón tiếp chu đáo, ăn uống, nghỉ sang trọng, vượt quá tiêu chuẩn. Thậm chí, một số cán bộ, đảng viên có lối sống buông thả, quan hệ nam nữ bất chính, tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; uống rượu bia đến mức bê tha, mất tư cách, làm mất uy tín, danh dự của bản thân. Một số trường hợp để vợ, con đua đòi, ăn chơi xa xỉ, thậm chí nghiện hút ma tuý từ những đồng tiền do bản thân

phi pháp nhưng không có biện pháp giáo dục, ngăn chặn; tổ chức cưới vợ (chồng) cho con, mừng nhà mới, mừng sinh nhật, lên chức, lên cấp, chuyển công tác xa hoa, lãng phí nhằm trục lợi.

Thứ năm, nói không đi đôi với làm; nói một đằng, làm một nẻo; không

chấp hành nghiêm túc quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp, không gương mẫu trong sinh hoạt gia đình. Hiện nay, còn một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, thiếu tự giác, nói không đi đôi với làm, nói một đằng, làm một nẻo gây bức xúc trong nhân dân; không chấp hành nghiêm túc quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, không thực hiện nghiêm túc quy định về những điều cán bộ, đảng viên, công chức không được làm. Một số trường hợp có hành vi chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành các văn bản, quy định trái quy định của Đảng, Nhà nước, trái đạo lý để trục lợi, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân. Một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh, dĩ hoà vi quý; khi có khuyết điểm, vi phạm về đạo đức, lối sống không tự giác tự phê bình, tự nhận trách nhiệm, khuyết điểm, vi phạm, hình thức kỷ luật để khắc phục, sửa chữa, phấn đấu vươn lên. Một số trường hợp có hành vi ngược đãi, bạo hành trong gia đình với bố mẹ, vợ (chồng), con.

Trên đây là những biểu hiện chính về sự suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Nếu xét theo từng lĩnh vực, ngành nghề, khu vực, từng loại cán bộ, đảng viên cụ thể thì biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức, lối sống của họ còn rất đa dạng, phong phú, phức tạp, với tính chất, mức độ khác nhau.

Để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI), cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chính sau đây:

Một là, đổi mới và tăng cường việc nâng cao nhận thức tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân. Trước hết là người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp để tạo sự đột phá trong nêu cao tính gương mẫu thực hiện để tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và hành động từ trên xuống, từ dưới lên, từ trong Đảng đến toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội. Chú trọng giáo dục nâng cao trình độ nhận thức chính trị, giác ngộ giai cấp, giác ngộ cách mạng của cán bộ, đảng viên; tiếp tục đẩy mạnh có hiệu quả việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Hai là, hoàn thiện các quy định, cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để bảo đảm đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Phòng, chống suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên phải đi đôi và đồng bộ với phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, vì suy thoái về tư tưởng chính trị thường gắn liền với suy thoái về đạo đức, lối sống. Sớm ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ trong Đảng, Quy chế thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, Quy chế về chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng; Quy chế quản lý, thay thế cán bộ, Quy chế quản lý đảng viên; Quy định về chế độ trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng; Quy chế để Mặt trận Tổ quốc và nhân dân tham gia giám sát cán bộ, đảng viên. Hoàn chỉnh các quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, đảng viên. Tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định của Đảng và Nhà nước về kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên, công chức; quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm. Tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức, nhất là trong những ngành nghề, lĩnh vực nhạy cảm, gây bức xúc trong dư luận, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực.

Ba là, thực hiện nghiêm túc, có chất lượng, hiệu quả chế độ tự phê bình và phê bình trong cán bộ, đảng viên để góp phần đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả sự suy thoái về đạo đức, lối sống. Từng tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành, phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình hiện nay, thấy rõ trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân để nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình nghiêm túc, thực sự cầu thị, tạo chuyển biến về chất trong việc đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống đồng thời với đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị.

Bốn là, coi trọng và thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát cán bộ, đảng viên trong việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống và xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh những trường hợp vi phạm theo kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và bằng pháp luật. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân tiêu biểu, xử lý kiên quyết, nghiêm minh, dứt điểm, công khai các vi phạm, bất kể người đó là ai.

Đấu tranh, ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay phải gắn liền với đấu tranh, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách, vừa cơ bản lâu dài, là cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng, bộ máy Nhà nước, hệ thống chính trị, trước hết phải bắt đầu từ trong Đảng, dựa trên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của toàn dân. Phải tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài, bền bỉ, với quyết tâm chính trị cao, có chương trình, kế hoạch, lộ trình, bước đi thích hợp, biện pháp đồng bộ, thiết thực, có hiệu lực, hiệu quả trong từng thời gian, thực hiện trên trước, dưới sau, trong ra, ngoài vào, có trọng tâm, trọng điểm. Có như vậy, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) trong việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong

một bộ phận cán bộ, đảng viên mới thực sự có ý nghĩa cách mạng; lòng tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, vai trò cầm quyền và uy tín của Đảng sẽ được giữ vững, nâng cao, đáp ứng yêu cầu đặt ra của giai đoạn cách mạng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)