CHƢƠNG 2 : CƠ CẤU ĐẢNG VIÊN VI PHẠM KỶ LUẬT ĐẢNG
2.2. Giới tính và độ tuổi
Về giới tính của đảng viên vi phạm kỷ luật đảng, qua 160 phiếu trưng cầu ý kiến thu về, từ đánh giá của chính những cán bộ kiểm tra trực tiếp xử lý các trường hợp vi phạm, cho thấy: số đảng viên nam vi phạm có 110 phiếu, chiếm 69%, số đảng viên nữ vi phạm có 50 phiếu, chiếm 31%. Như vậy, tỷ lệ đảng viên nữ trên đảng viên nam vi phạm là 45%, tỷ lệ đảng viên nam vi phạm chiếm đa số.
Nhìn từ góc độ xã hội học, tình trạng trên là một trong những biểu hiện của bất bình đẳng giới, mà ở đây là trong lĩnh vực lãnh đạo quản lý. Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đa số đàn ông hiện nay giữ các chức vụ cao trong cơ quan, đơn vị. “Công tác cán bộ nữ vẫn tồ tại một số hạn chế, bất cập: tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp vẫn còn thấp, thậm chí ở một số lĩnh vực bị sụt giảm, cơ cấu không đều, chưa tương xứng với sự phát triển của lực lượng của lao động nữ và phong trào phụ nữ. Ở các cấp Trung ương, tỉnh, quận/huyện, tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ đều dưới 15%, chưa đạt được yêu cầu theo tinh thần Chỉ thị 46-CT/TW ngày 06/12/2004 của Bộ Chính trị”.
Chính điều này làm tăng nguy cơ đảng viên là nam giới sẽ xảy ra vi phạm nhiều hơn nữ giới. Theo nhận định của một cán bộ kiểm tra khi được hỏi về giới tính của những đảng viên hay vi phạm kỷ luật thì:
Đa số là nam. Phụ nữ họ thường hay sai phạm ở vấn đề sinh con thứ ba này, gây mất đoàn kết nội bộ này. Chứ còn lại toàn nam giới, bởi bản thân những người có chức vụ hiện nay số nam cũng nhiều hơn nữ. Mà đã có chức có quyền thì họ dễ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình cho mục đích riêng lắm.
Đ/c Lê H.O Ủy viên UBKT Huyện ủy PX
Trong phiếu trưng cầu ý kiến của mình, tôi chia độ tuổi của đảng viên vi phạm kỷ luật đảng ra làm 4 nhóm chính, với kết quả thu về như sau:
- Nhóm dưới 35 tuổi có 10 người, chiếm 6%
- Nhóm từ 35 đến 45 tuổi có 45 người, chiếm 28% - Nhóm từ 45 đến 60 tuổi có 68 người, chiếm 42% - Nhóm trên 60 tuổi có 37 người, chiếm 23%
Việc phân chia thành 4 nhóm tuổi này là dựa vào kinh nghiệm công tác và đặc điểm tâm lý lứa tuổi của mỗi cá nhân. Nhóm thứ nhất - dưới 35 tuổi, thường là những người vừa mới đi làm, thường có tâm lý nghiêm chỉnh phấn đấu cho tương lai; nhóm thứ hai - từ 35 đến 45 tuổi, thường là những người đã
có đôi chút kinh nghiệm trong công việc, họ khá tự tin về trình độ chuyên môn của mình; nhóm thứ ba - từ 45 đến 60 tuổi, thường là những người đã công tác lâu năm trong nghề, có kinh nghiệm và rất tự tin về mình và hay giữ các chức vụ quan trọng trong cơ quan đơn vị. Nhóm thứ tư – trên 60 tuổi là những người đã về hưu, họ không còn quan trọng việc phải giữ ghế của mình, có tâm lý sẵn sàng nói và làm những gì mình muốn. Phân chia đảng viên vi phạm thành 4 nhóm tuổi để có sự so sánh giữa các nhóm tuổi đối với số lượng đảng viên vi phạm.
Biểu 2.3 : Đánh giá của đảng viên và quần chúng về cơ cấu lứa tuổi của đảng viên vi phạm kỷ luật đảng (Đv: %)
Dưới 35t, 6
35-45t, 28
45-60t, 42 Trên 60t, 24
Dựa vào bảng trên có thể nhận thấy, nhóm thứ 3 gồm những đảng viên vi phạm từ 45 đến 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 42%. Nhóm tuổi này đã đạt độ chín trong công việc, họ có năng lực chuyên môn, có quan hệ xã hội, có kinh nghiệm ứng biến. Tuy nhiên vì có quá nhiều thứ như vậy nên họ cũng dễ bị cám dỗ nhất, dễ bị lợi dung nhất, nếu không giữ được bản lĩnh chính trị vững vàng thì họ sẽ dễ bị vi phạm nhất.
Trong cơ cấu lứa tuổi này, tỉ lệ trẻ đảng viên vi phạm dưới 35 tuổi là rất ít, chỉ có 6%, điều đó phần nào cho thấy những người mới đi làm thường ít khi mắc phải những sai phạm nghiêm trọng đến mức phải thi hành kỷ luật.
Chủ yếu nhóm tuổi này còn đang tập trung trau dồi kiến thức, tập trung phấn đấu nên luôn muốn giữ hình ảnh đẹp cho bản thân chứ không muốn bị mấc phải vi phạm nào, vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình công tác lâu dài sau này của họ.