Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bỉnh đẳng giới trong chính trị ở việt nam giai đoạn từ 1986 đến nay (Trang 27 - 38)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1 BỨC TRANH THAM GIA CHÍNH TRỊ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM

2.1.1 Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước

Trong thời bình, người phụ nữ với tư cách là người lao động, chủ thể của nền sản xuất xã hội tất yếu khơng thể tách rời q trình sản xuất vật chất, đây vừa là đòi hỏi tất yếu của một cơ thể xã hội sống, vừa là nhu cầu lao động của chính cá nhân phụ nữ, đồng thời cũng là môi trường để họ bắt đầu cho nền chính trị tham gia.

Để khôi phục và phát triển kinh tế, nhiều nghị quyết cụ thể của Đảng ra đời có tính chỉ đạo trực tiếp như nghị quyết 22 và nghị quyết 19 của Ban chấp hành trung ương Đảng và một số chỉ thị nghị quyết của Đảng, chỉ thị 208 của Ban bí thư Trung ương Đảng và một số chỉ thị nghị quyết của Đảng về đẩy mạnh chăn nuôi phát triển kinh tế, xây dựng đời sống mới đã ra đời, có tác động lớn cổ vũ mọi thành phần xã hội hăng hái tham gia, trong đó chị em phụ

nữ là thành phần tham gia tích cực nhất, có vai trị quyết định của thành công. Trên tinh thần ấy, Đảng đã đề cao công tác vận động phụ nữ và chủ trương phát triển phát triển đội ngũ cán bộ nữ trong giai đoạn mới nhằm thực hiện mục tiêu chính trị. Ngồi ra, đây là giai đoạn có nhiều chính sách, pháp luật liên quan đến việc đảm bảo thực thi quyền phụ nữ, đặc biệt là quyền tham gia chính trị.

Thời kỳ đổi mới, cơng tác phụ nữ và bình đẳng giới là một trong những nội dung được Đảng, Nhà nước quan tâm, thể hiện xuyên suốt trong các đại hội Đảng, các nghị quyết và chỉ thị của trung ương Đảng, Bộ chính trị, Ban bí thư về cơng tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ…Qua các kỳ đại hội, quan điểm đó ngày càng được bổ sung, hồn thiện và phát triển cao hơn. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (12/1986) – Đại hội đề xướng đường lối đổi mới đã nêu: Để phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, cần làm cho đường lối vận động phụ nữ của Đảng được thông suốt trong cả hệ thống chun chính vơ sản, được cụ thể hóa thành chính sách và pháp luật…cần có biện pháp thiết thực tạo thêm việc làm, đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, thực hiện đúng Luật hơn nhân và gia đình.

Từ đó đến nay, qua các kỳ đại hội Đảng đều nhất quán tư tưởng và hành động nhằm phát huy tối đa khả năng của phụ nữ để họ có thể cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nêu: “Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trị của người cơng dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo quản lý ở các cấp…”, “tăng tỉ lệ phụ nữ tham gia vào cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước [30, tr.243].

Với những đóng góp ấy, Đảng ghi nhận chức năng kép của người phụ nữ: vừa là công dân, là người lao động, lại vừa là người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người, họ có vai trị đặc biệt trong sự phát triển chung của xã hội. Có thể nói, quan điểm về bình đẳng nam nữ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các thời kỳ cách mạng Việt Nam.

Để các chỉ thị nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển phụ nữ. Đây cũng là giai đoạn mà Việt Nam có nhiều cam kết với thế giới về việc bảo đảm thực thi các chính sách và cơng ước chung về quyền của phụ nữ và quyền tham gia chính trị của phụ nữ. Phụ nữ tham gia chính trị khơng chỉ vì quyền của họ mà cịn có ý nghĩa quan trọng là phát huy tiềm năng của phụ nữ đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Bình đẳng giới trong đời sống chính trị là nấc thang cao hướng tới sự tham gia bình đẳng về quyền lực của phụ nữ trong hệ thống chính trị. Điều này được thể hiện rõ (CEDAW) (điều 7 a, b, c), Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Ở Việt Nam, quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp sửa đổi 1992, Luật bầu cử Quốc hội, Luật bầu cử Hội đồng nhân dân, Luật bình đẳng giới, Chỉ thị 37-CT/TW, Nghị quyết số 11- NQ/TW, Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020…

Để phát triển đội ngũ cán bộ nữ, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới, Đảng, Nhà nước đã phát triển Đảng và đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ, tăng tỉ lệ cán bộ nữ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước ở các cấp. “Thực hiện tốt pháp luật và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các nghành; chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc [29, tr.126].

Kế thừa Hiến pháp 1946, cùng với sự phát triển của xã hội, các quy định của Hiến pháp và luật ngày càng đi vào thực tế và rõ ràng hơn. Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân nam và nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” [89, tr.219]. Điều này tạo cơ sở pháp chắc cho việc thực hiện quyền bình đẳng nam nữ ở Việt Nam. Cụ thể hóa quy định của Hiến Pháp các nghành luật như: Luật hình sự (1986); Luật dân sự (1995); Luật hôn nhân và gia đình; Luật lao động (1994)…đều có những điều khoản quy định và bảo vệ quyền sống, quyền lao động, quyền tham gia vào các hoạt động cộng đồng…và những luật điều chỉnh trực tiếp như Luật bình đẳng giới (2007), Luật phịng chống bạo lực gia đình (2008), Luật bầu cử quốc hội (1991), Luật bầu cử hội đồng nhân dân (2003)…những nghị quyết chỉ thị của Đảng trong các thời kỳ phát triển đất nước như nghị quyết 04/TW “Về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”, chỉ thị 37-CT/TW về một số vấn đề cán bộ nữ trong tình hình mới. Chỉ thị nêu rõ: Nâng cao tỉ lệ cán bộ nữ trong tình hình mới. Chỉ thị nêu rõ: Nâng cao tỉ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, tham gia quản lý kinh tế - xã hội là yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ. Chống lại những biểu hiện lệch lạc, coi thường phụ nữ, khắt khe, hẹp hòi trong đánh giá cán bộ nữ.

Sau khi đánh giá thực hiện nghị quyết 04 về cơng tác phụ nữ trong tình hình mới và đánh giá 10 năm thực hiện chỉ thị 37 về cơng tác cán bộ nữ trong tình hình mới, nhận rõ những ưu điểm và những hạn chế về công tác phụ nữ và công tác cán bộ nữ, để thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và cán bộ nữ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Ngày 27/04/2007 Bộ chính trị đã ban hành nghị quyết 11-NQ/TW về “Công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy

mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Liên quan tới bình đẳng giới trong chính trị, nghị quyết nhấn mạnh”:

Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xướng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ Đảng. Nghị quyết cũng đề ra chỉ tiêu: “Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy Đảng các cấp đạt 25% trở lên, nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đạt từ 35 – 40%. Các cơ quan, đơn vị có tỉ lệ nữ 30% trở lên, nhất thiết có lãnh đạo chủ chốt là nữ: Cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, chính phủ có tỉ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới. Cần đảm bảo tỉ lệ nữ tham gia các khóa đào tạo tại các trường lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước đạt 30% trở lên [16].

Để “nam nữ bình quyền” được thực thi, quyền hiến định chỉ là điểu kiện cần nhưng để đảm bảo điều kiện đủ thì cần có những nhân tố chủ quan và một lộ trình cụ thể, đồng bộ. Theo nghị quyết số 72/TTg của Thủ tướng chính phủ, ngày 25/02/1993, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam được thành lập. Đây là tổ chức có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp bảo vệ quyền và nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam. Đồng thời thể hiện sự nhất quán trong quan điểm về phụ nữ của Đảng ta và khẳng định sự trưởng thành về cả tư tưởng, tổ chức và hành động của Phụ nữ Việt Nam.

Liên quan tới bình đẳng giới trong chính trị, hiến pháp 1992 ghi rõ “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng,

tơn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 25 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật” [89, tr.217].

Điều 11 Luật bình đẳng giới quy định:

Nam nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội; tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng

đồng, hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức. Bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào các cơ quan, lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp; bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ quản lý, lãnh đạo của các cơ quan, tổ chức [56, điều 11].

Để phụ nữ bình đẳng với nam giới, đặc biệt trong tham gia chính trị thì cần có biện pháp thúc đẩy bình đẳng trong chính trị (khoản 5, điều 11) bao gồm: Bảo đảm tỉ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân

dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về Bỉnh đăng giới. Bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan Nhà nước phù hợp với mục tiêu Quốc gia vì Bình đẳng giới.

Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới gia đoạn 2011 – 2020. Mục tiêu tổng quát của chiến lược là” “Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm

bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”. Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực

kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đặt chỉ tiêu phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 – 2020 từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2015 đạt tỉ lệ từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2020 trên 35%. Bên cạnh đó, phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và và đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Để thực hiện mục tiêu chiến lược, cần có những bước đi cụ thể. Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 16-2-2011 của Thủ tướng Chính phủ nêu chỉ tiêu:

khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp của Đảng, nhà nước ta, phấn đấu đạt tỉ lệ trong Quốc hội, từng bước thu dần khoảng cách giữa nam và nữ trong việc tham gia vào tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.

Như vậy, so với giai đoạn trước thì giai đoạn này các chỉ thị nghị quyết của Đảng, Nhà nước đi vào cụ thể hơn, với chỉ tiêu rõ ràng hơn và những bước đi, lộ trình cụ thể , thiết thực hơn chứng tỏ sự vào cuộc quyết liệt của Đảng, chính phủ để thực hiện mục tiêu Bình đẳng giới. Trong hội nghị tổng kết chiến lược quốc gia Vì Sự Tiến Bộ Của Phụ Nữ Việt Nam và triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 -2020 Ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: đồng thời với việc nhanh chóng triển khai bộ máy chuyên trách về bình đẳng giới cần sớm hoàn chỉnh số liệu thống kê để đưa ra bức tranh tổng thể và tồn diện về bình đẳng giới ơ Việt Nam. Ơng Nguyễn Minh Triết khẳng định trong buổi tiếp các trưởng đoàn dự cuộc: “ Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận hức rõ về vai trò của phụ nữ trong phát triển và hội nhập quốc tế. Ở Việt Nam, vai trò của phụ nữ rất quan trọng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động. Trong thời kỳ hịa bình và xây dựng đất nước, phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật…Vai trị của phụ nữ hồn tồn xứng đáng với tám chữ vàng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân dành tặng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang…[20].

Đây là những quan điểm chỉ đạo và cơ sở pháp lý cũng như tạo các cơ hội để người phụ nữ thực hiện các quyền của mình trong đó có quyền tham gia chính trị.

Ngày nay, các quốc gia trên thế giới càng nhận thức sâu sắc hơn rằng với hơn một nửa nhân loại, phụ nữ là một tác nhân quan trọng của sự phát triển xã hội, đồng thời họ cũng là đối tượng được thụ hưởng một cách bình đẳng những thành quả của sự phát triển đó. Họ phải được quan tâm, tạo điều

tham gia vào quá trình ra quyết định. Vì vậy, cương lĩnh hành động Bắc Kinh (được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phụ nữ lần thứ IV, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, năm 1995) đã đề cập cụ thể đến những mục tiêu nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của phụ nữ trong bộ máy lãnh đạo và ra quyết định ở các cấp quốc gia và quốc tế. Những mục tiêu đó đã được xác định dựa trên lập luận đúng đắn rằng: sự phát triển của mọi xã hội đều do công sức đóng góp của cả hai giới, và vì vậy, việc lãnh đạo, quản lý xã hội của phải do hai giới cùng bình đẳng tham gia.

Quán triệt nội dung của cương lĩnh hành động Bắc Kinh, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thường xuyên đánh giá chất lượng của văn bản pháp luật thơng qua q trình tổng kết hoạt động thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân nói chung và của phụ nữ nói riêng. Từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu trong việc bảo đảm quyền của phụ nữ nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng.

Việc đảm bảo cho phụ nữ thực hiện được quyền chính trị của mình trên cơ sở bình đẳng với nam giới là rất quan trọng để phụ nữ khẳng định vị trí của họ trong q trình tham gia vào đời sống chính trị của đất nước, vì khi tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bỉnh đẳng giới trong chính trị ở việt nam giai đoạn từ 1986 đến nay (Trang 27 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)