8. Cấu trúc của luận văn
3.2 CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CHÍNH
3.2.2 Tạo những yếu tố có tính thể chế, phối hợp sức mạnh của toàn hệ thống
chính trị để hỗ trợ, nâng cao vị thế cho phụ nữ trong gia đình và xã hội
Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện tại, để thực hiện có hiệu quả các chính sách liên quan đến giới và hoạt động chính trị của phụ nữ cần có một hệ thống thể chế đầy đủ, hoàn thiện, những chính sách phù hợp, những bước đi
cụ thể trong lộ trình xây dựng chính sách về phụ nữ và bình đẳng giới, một hệ thống pháp luật đủ rộng, phủ kín các lĩnh vực đời sống liên quan đến phụ nữ:
Các cấp ủy đảng cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với chính quyền sớm thể chế hóa các nghị quyết của Đảng thành những văn bản mang tính pháp lý về mặt Nhà nước.
Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, nghành rà soát các nghành luật và hệ thống văn bản dưới luật, nghị định, hướng dẫn…có liên quan, nhằm bảo đảm thực thi quyền của phụ nữ, đặc biệt là quyền chính trị, tránh sự chồng chéo, bất cập trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo sự thống nhất trong cả quyền hiến định và trong tổ chức thực hiện.
Tiếp tục xây dựng mới các Luật, văn bản luật về giới và công tác cán bộ nữ, chú ý đến công tác đề bạt, bổ nhiệm đảng viên nữ trong vai trò cấp ủy, lãnh đạo ở các tổ chức Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước, có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ nữ kế cận.
Ban hành những chính sách khuyến khích và sử dụng lao động nữ như: Chính sách khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ dôi dư khi cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, phụ nữ nông thôn khi không có đất canh tác…Chính sách về nhà ở, chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho lao động nữ làm việc tại khu công nghiệp tập trung, sinh viên các trường Đại học…Cần tính đến đặc thù giới và coi sinh đẻ, chăm sóc, nuôi dạy con cái là chức năng xã hội chứ không phải chức năng gia đình như hiện nay, các chính sách liên quan đến bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao trình độ và khả năng tiếp cận thông tin, khoa học kỹ thuật hiện đại cho lao động nữ. Ban hành một số chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện cho sự tham gia chính trị của phụ nữ.
Cụ thể là: Nâng cao phụ cấp đối với đại biểu nữ, coi hoạt động chính trị, nghị trường là một nghề có thu nhập. Có chính sách hỗ trợ phụ nữ trong
đào tạo, bồi dưỡng tiếp cận thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ mới; chính sách khuyến khích đào tạo lao động nữ chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động và phát huy được thế mạnh của phụ nữ, tăng nhanh tỷ lệ phụ nữ được đào tạo; Chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, xóa mù chữ, phổ cập các cấp học giáo dục phổ thông, xóa đói giảm nghèo, tiếp cận thông tin và hưởng thụ văn hóa. Chính sách hỗ trợ phụ nữ cao tuổi, phụ nữ đơn thân, phụ nữ tàn tật có hoàn cảnh khó khăn…
Đưa ra được lộ trình cụ thể, dài hơi từ khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng nguồn cho hoạt động chính trị của phụ nữ. Muốn vậy, phải xác định đúng đắn, chính xác mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong công tác quy hoạch cán bộ nữ phù hợp yêu cầu thực tế, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của phụ nữ và quy luật phát triển của cuộc sống. Xây dựng cơ chế đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác cán bộ nữ.
Tham mưu giúp cấp ủy xây dựng chính sách thu hút nữ sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường về công tác tại đại phương, cơ sở để tạo nguồn cán bộ nữ cho Đảng. Quan tâm đến công tác phát triển đảng viên nữ đoàn viên trẻ ưu tú ở các trường học cũng như các địa phương, chuẩn bị điều kiện cần thiết khi cơ cấu cán bộ quản lý, lãnh đạo, tận dụng tối đa nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp về bình đẳng giới ở các địa phương để tổng kết, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp, kịp thời; thường xuyên xem xét, kiểm tra, đánh giá các hoạt động chính trị của phụ nữ và khuyến khích kịp thời các cá nhân, tổ chức làm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn cán bộ nữ.
Phát huy vai trò của Quốc hội, Mặt trận, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động
Việt Nam, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ trong việc đề xuất, xây dựng nghị quyết về phụ nữ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách đối với phụ nữ và lao động nữ trong các thành phần kinh tế. Phối hợp hành động của cả hệ thống chính trị, có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt, hiệu quả để đạt tỉ lệ ngày càng cao trong việc tham gia vào bộ máy nhà nước.
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp hơn với pháp luật quốc tế, mở rộng các quan hệ giao lưu, hợp tác, vừa phù hợp với xu hướng thời đại, vừa chia sẻ, trao đổi được kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề về giới, đồng thời lại mở ra nhiều cơ hội học tập, làm việc cho phụ nữ Việt Nam. Tạo điều kiện trao đổi, cởi mở các ý tưởng với phụ nữ, nâng cao tính minh bạch trong hoạch định chính sách.
Nâng cao dân trí, thực hiện cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa, xóa bỏ dần những thiên kiến, hiềm khích, tuyên truyền, đấu tranh chống các quan điểm lệch lạc, sai trái và các quan niệm cổ hủ của xã hội, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, buôn bán phụ nữ…tạo môi trường xã hội để nam giới chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ. Nâng cao sức khỏe, trí tuệ, năng lực…tạo khả năng cơ hội cho phụ nữ tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, thực hiện “kế hoạch hóa gia đình”, đảm bảo cân bằng giới tính. Phát triển một cách rộng rãi các dịch vụ gia đình, phù hợp với điều kiện và khả năng thu nhập để phụ nữ dễ dàng tiếp cận, sử dụng.