Rào cản liên quan đến chính sách, pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bỉnh đẳng giới trong chính trị ở việt nam giai đoạn từ 1986 đến nay (Trang 54 - 66)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1 BỨC TRANH THAM GIA CHÍNH TRỊ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM

2.2.1 Rào cản liên quan đến chính sách, pháp luật

Dù pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở nước ta hiện nay đã khá cụ thể và chi tiết, tuy nhiên, vẫn còn một số điểm hạn chế nhất định, những biểu hiện chưa bảo đảm tính tồn diện, đồng bộ thống nhất cũng như tính khả thi và hiệu lực của các quy định trong điều kiện đã tham gia các Cơng ước quốc tế về quyền chính trị của phụ nữ. Những hạn chế đó được thể hiện trên những nội dung cụ thể dưới đây:

Cho đến nay, chưa có một văn bản nào của Chính phủ thể chế hóa chủ trương của Đảng về quy hoạch phát triển cán bộ nữ trong phạm vi tổng thể toàn quốc về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và đề bạt cán bộ nữ trên cơ sở bình đẳng với nam giới, có tính đến điều kiện giới. Một số chính sách cán bộ nữ trước đây cịn nặng về huy động và khai thác sự đóng góp của phụ nữ chứ chưa chú ý đến trách nhiệm phải bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ. Ngồi ra, hiện nay, chúng ta cịn thiếu những chính sách cụ thể trong chiến lược xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đề bạt cán bộ nữ cho phù hợp với từng nghành nghề cũng như chính sách giảm gánh

nặng gia đình cho phụ nữ. Hay nói cách khác, thiếu một hệ thống chính sách kinh tế - xã hội đồng bộ cho phụ nữ.

Bộ luật lao động năm 1994 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2002) quy định về chính sách xã hội đối với người lao động, cụ thể là quy định về độ tuổi nghỉ hưu của nữ giới vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp, cần nghiên cứu và tiếp tục sửa đổi dưới góc độ bảo đảm bình đẳng nam nữ. Những điểm chưa phù hợp trong quy định về tuổi nghỉ hưu của nữ giới thể hiện ở chỗ nó chưa phù hợp với từng nghành nghề, từng lĩnh vực. Điều này đã tạo cho một số chị em có suy nghĩ bị đánh giá là năng lưucj hạn chế và kém hơn nam giới nên phải nghỉ hưu sớm hơn. Chính suy nghĩ này đã tạo ra sự tự ti, an phận không muốn phấn đấu của phụ nữ. Do đó, việc bảo đảm bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực quản lý rất khó thực hiện được [10]. Một số chủ trương, chính sách đề bạt cán bộ của Đảng chưa được thể chế hóa kịp thời bằng văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Điều này dẫn đến tình trạng khơng thống nhất giữa chính sách và pháp luật hiện hành trên lĩnh vực này. Chẳng hạn, theo quyết định số 51/QĐ-TW của Bộ Chính trị ngày 3/5/1999 về giới hạn tuổi đề bạt lần đầu nói chung của cán bộ cấp vụ các cơ quan Trung ương là 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Ngược lại, cũng quy định về độ tuổi bổ nhiệm lần đầu, Quyết định số 137/TCCP-CCVC ngày 11/7/1996 của Bộ trưởng – Trưởng ban Ban tổ chức – Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các chức vụ tương đương ở các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ thì giới hạn về tuổi đề bạt Vụ trưởng là không quá 50 đối với nam và 45 đối với nữ…Chính sự khơng đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản này đã gây ra khó khăn trong việc áp dụng chính sách, pháp luật cũng như đối với việc thực hiện bình đẳng nam nữ về đề bạt cán bộ vào các cương vị quản lý chủ chốt trong bộ máy nhà nước, dẫn đến thiệt thòi cho một số chị em thực sự có khả năng tham gia cơng tác quản lý. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

27/2003/QĐ-TTg ngày 19/2/2003 về quy chế bổ nhiệm lại, luôn chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, cơng chức lãnh đạo nhằm bảo đảm tính thống nhất giữa chủ trương của Đảng với Pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, Quy chế này mới nên chưa được áp dụng rộng rãi.

Các văn bản quy định về quyền chính trị của phụ nữ cịn rời rạc, tản mạn; chưa có bộ luật hay văn bản nào quy định riêng về quyền chính trị của phụ nữ. Điều này dẫn đến việc thực thi các văn bản pháp luật khơng hiệu quả hay nói cách khác, tính khả thi và hiều quả của các văn bản pháp luật liên quan đến quyền chính trị của phụ nữ cần được xem xét thêm.

Một số công ước của Liên hiệp quốc liên quan đến quyền chính trị của phụ nữ chưa được Việt Nam ký kết và phê chuẩn. Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn công ước CEDAW. Tuy nhiên, Công ước CEDAW mới chỉ là một trong những Công ước liên quan trực tiếp đến phụ nữ. Hơn nữa, nội dung quy định về quyền chính trị của phụ nữ. Hiện nay, Cơng ước liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề này là Cơng ước về Các quyền chính trị của phụ nữ năm 1952 nhưng Việt Nam chưa gia nhập. Đây là một trong những điểm hạn chế quan trọng khiến cho pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam chưa theo kịp với pháp luật quốc tế vì Cơng ước năm 1995 quy định khá cụ thể và cho tiết về quyền chính trị của phụ nữ cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện nhằm không ngừng nâng cao vị thế của phụ nữ.

Những kết quả đạt được đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ghi nhận sự tham gia ngày càng tích cực của phụ nữ Việt Nam vào lĩnh vực chính trị. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa tương xứng với vai trog, khả năng và những đóng góp của họ trong xã hội hiện đại nói chung và lĩnh vực chính trị nói riêng. Phụ nữ Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn cản trở như nhận thức của xã hội về vai trị, vị trí của phụ nữ chưa đẩy đủ, định kiến cịn nặng nề, hệ thống chính sách chưa hồn thiện, tổ chức thực

hiện vẫn là khâu yếu nhất. bên cạnh đó, trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ cũng như trình độ lý luận chính trị của phụ nữ cịn thấp. Vì vậy, cơ hội có việc làm và làm việc có thu nhập rất ít; tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ ở các cấp chưa thực hiện tốt chức năng đại diện cho phụ nữ, công tác tham mưu chính sách thiếu tính chiến lược, cơng tác giám sát, phản biện xã hội cịn lúng túng, tính liên hiệp cịn hạn chế…, Vì vậy, sự tham gia của phụ nữu vào các công việc xã hội chưa nhiều, tỷ lệ nữ tham gia vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cịn q khiêm tốn so với khả năng, trí tuệ và những đóng góp của họ, so với “một nửa xã hội”, các hoạt động chủ yếu thông qua tổ chức hội phụ nữ và những tổ chức chính trị xã hội khác như cơng đồn, đồn thanh niên, hội nông dân…Trong các nhiệm kỳ gần đây, mặc dù nên kinh tế có nhiều phát triển, đời sống được nâng lên, quan niệm xã hội cũng có nhiều cải thiện song tỷ lệ nữ tham gia vào các cơ quan quyền lực tăng không đáng kể, không bền vững, một số chức danh đang giảm sút.

Trong Đảng và cơ quan dân cử, so với nhiệm kỳ trước, theo số liệu của Hội phụ nữ, tỷ lệ nữ trong cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2010 – 2015 cấp Trung ương là 8,57% tăng 0,4% trong đó tham gia Bộ chính trị có tăng 1/14 (nhiệm kỳ trước khơng có). Cấp tỉnh/ thành là 11,33% giảm so với nhiệm kỳ trước 0,45% trong đó Bí thư tỉnh ủy chỉ 2/62 tỉnh/thành (nhiệm kỳ trước là 5/64) và phó bí thư là 6/63; quận/huyện là 15,01% tăng 0,42%, trong đó nữ Bí thư chỉ 32/671 bí thư, chiếm 4,77% tăng 0,4%, phó bí thư 75/1289, chiếm 5,8%; xã/phường 18,01% tăng 2,9%. Như vậy, nhìn chung tăng khơng đáng kể so với nhiệm kỳ trước và không đạt tiêu chuẩn 15% ở câó Trung ương và tỉnh/thành. Cịn trong Quốc hội, nhiệm kỳ 2011 – 2016 chỉ đạt 24,4%. Đây là nhiệm kỳ thứ 3 tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội bị tụt giảm. Nhiệm kỳ 2002 – 2007 là 227,3%, nhiệm kỳ 2007 – 2011 là 25,76%, nhiệm kỳ 2011 – 2016 là 24,4%; Ủy viên Ban thường vụ Quốc hội cũng giảm liên tục trong nhiệm kỳ, 2002 – 2007 là 25%, nhiệm kỳ 2007 – 2011 là 22,2%, đến nhiệm kỳ 2011 – 2016 là 11,1%.

Ở các cơ quan dân cử, chất lượng đại biểu nữ không đồng đều, một số đại biểu trình độ học vấn thấp, hiểu biết xã hội không nhiều. Nhiều đại biểu năng lực còn hạn chế, chưa đại điện được cho tiếng nói cử tri trong các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân chất vấn, giám sát, thực thi pháp luật…Số đại biểu này chủ yếu được bầu theo cơ cấu thành phần, nhiều người còn kiêm thành phần dân tộc, tôn giáo, trẻ hoặc ngồi đảng, trong khi ít được đào tạo, bồi dưỡng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thấp, kinh nghiệm hoạt động chính trị, xã hội chưa nhiều. Giữ vị trí chủ chốt trong cơ quan đảng, dân cử và chính quyền cịn ít ỏi, hiếm hoi hơn nữa. Ở cấp trung ương nhiệm kỳ 2011 – 2016 chỉ có 1 nữ Ủy viên Bộ Chính trị và 2 nữ Ban Bí thư Trung ương. Cấp địa phương, phụ nữ là Bí thư Tỉnh ủy, Huyện ủy và Đảng ủy xã chỉ đạt 0,25%; 5,5% và 7,25%. Thậm chí, 9/35 tỉnh, thành khơng có nữ lãnh đạo chủ chốt. Chiếm thiểu số trong cơ quan dân cử, với nhiều đại biểu ở diện thành phần cơ cấu, và có tỷ lệ q thấp ở vị trí quyết định, chủ chốt, phụ nữ chưa có tiếng nói mạnh mẽ ảnh hưởng tích cực đến sự thay đổi chính sách, đáp ứng nhiều hơn cho lợi ích của người dân nói chung và lợi ích giới nói riêng.

Trong bộ máy nhà nước, phụ nữ vẫn cịn ít thực quyền. So với cơ quan dân cử, tỷ lệ phụ nữ giữ vị trí lãnh đạo trong các cơ quản lý nhà nước các cấp thấp hơn nhiều và không ổn định, chỉ chiếm tỷ lệ trên dưới 12% ở cấp trung ương. Vị trí Bộ trưởng và tương đương, vị trí Vụ trưởng và tương đương rất thấp (dưới 15%). ở địa phương phụ nữ giữ vị trí chủ chốt cũng khơng đáng kể (dưới 4%). Nhìn chung tỷ lệ giảm, một số cấp như cấp huyện có tăng nhưng khơng đáng kể (dưới 5%). Phụ nữ cấp phó thì nhiều hơn và cũng tăng nhiều hơn, phó chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp tăng 15% [14, Mục 24-28].

Về lĩnh vực hoạt động, đã số phụ nữ tham gia lãnh đạo trong các lĩnh vực xã hội (y tế, giáo dục, lao động, đồn thể…), cịn các lĩnh vực quan trọng khác như pháp luật, kinh tế, ngân sách, đầu tư, khoa học công nghệ, đào tạo

nguồn nhân lực, sử dụng để bạt cán bộ…lại thuộc quyền kiểm soát của nam giới. Trong số 53 nữ thường vụ tỉnh ủy (nhiệm kỳ 2005 – 2010) có 50,9% chị phụ trách cơng tác dân vận, đồn thể, kiểm tra, thanh tra, chỉ có 16,9% làm chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân mà cấp phó là cấp giúp việc, gần như khơng có quyền trong ra quyết định. Đây là một thực tế đã tồn tại khá lâu trong bộ máy nhà nước, dần hình thành một thói quen, thành tất yếu của xã hội, và dẫn đến hành động chính trị. Thói quen này khơng chỉ tồn tại trong nhận thức tư tưởng của nam giới mà tệ hại hơn, là tư duy chi phối hành động của chính những người phụ nữ, trong đó có cả những trí thức.Thực tế này đã trở thành những rào cản lớn, hạn chế rất nhiều cơ hội thăng tiến của người phụ nữ.

Trong sinh hoạt dân cư và đời sống cộng đồng thì phụ nữ là thành phần tham gia tích cực và có hiệu quả nhất, được xã hội ghi nhận nhưng họ hầu như khơng có vai trị quyết định những cơng việc liên quan đến đời sống và sinh hoạt cộng đồng và hương ước làng xã. Các đồn thể, tổ chức chính trị - xã hội chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ của mình, thụ động, thiếu tính sáng tạo, khơng phù hợp với tình hình thực tiễn cơ sở, hiệu quả thấp; năng lực cán bộ đồn thể và những người làm cơng tác tun truyền còn hạn chế cộng với tâm lý ngại va chạm, tự ti của người phụ nữ, đặc biệt là ở nông thôn đã làm cho họ chưa thật sự phát huy được dân chủ, tham gia bàn bạc, đóng góp chính kiến vào những vấn đề chung của cộng đồng.

Bên cạnh đó, nguồn cán bộ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia bầu cử, đáp ứng yêu cầu còn hạn chế. Hầu hết ở các cấp và địa phương khi đưa cơ cấu và chỉ tiêu thì phụ nữ đều ít đạt được. Một ví dụ cụ thể của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân khóa XIII nhiệm kỳ (2011 – 2016), trong khi nhà nước và Hội Liên hiệp phụ nữ đã có nhiều hình thức tun truyền vận động, phấn đấu đạt chỉ tiêu 30% nữ, đây là một chỉ tiêu có căn cứ và có thể đạt được vì trong giai

đoạn hiện nay, bên cạnh hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, sự phát triển kinh tế, dân trí và văn hóa xã hội cao hơn, và tỷ lệ nữ khóa XI đã là 27,31%, khóa XII là 25,76% vì vậy 30% của khóa XIII dễ dàng đạt được. Tuy nhiên thực tế lại ngược lại, chỉ tiêu không những không đạt và còn giảm đi gần 2% (24,4%). Ở nhiều tỉnh thành “(54/63 tỉnh, thành phố, chiếm 85,7%) không đạt tỷ lệ nữ cấp ủy theo chỉ đạo của Bộ Chính trị là “tỷ lệ cấp ủy viên nữ không

dưới 15% trong đó cần có nữ trong ban thường vụ cấp ủy” và tinh thần nghị

quyết số 11/NQ-TW, nhiều tỉnh, huyện tỷ lệ nữ cấp ủy thấp; nữ tham gia cấp ủy ở vị trí chủ chốt ở cả ba cấp (bí thư, phó bí thư) khơng đáng kể. Vẫn cịn 258 xã, thuộc 48 tỉnh, thành phố khơng có nữ cấp ủy; ở nhiều xã tỷ lệ nữ cấp ủy thấp (phần lớn chỉ có 1 nữ cấp ủy/ xã phường thị trấn)” [93,tr.85].

Về phúc lợi xã hội mà họ hưởng thụ, chênh lệch trong hưởng thụ các phúc lợi xã hội giữa nam và nữ còn quá xa, chênh lệch về giáo dục, y tế…theo số liệu của vụ giáo dục thường xuyên, Bộ giáo dục và Đào tạo, “tính đến hết năm 1993 còn 1.838.000 người từ 15 – 35 tuổi cịn mù chữ thì nữ chiếm trên 70% (khoảng 1.250.000 người)” [95, tr.217]. “Trên toàn thế giới vào năm 2009, 793 triệu người lớn không biết đọc hoặc biết viết, khoảng hia phần ba trong số họ là phụ nữ” . Những năm gần đây, tỷ lệ này có tăng lên đáng kể, song vẫn chưa đáp ứng được tình hình thực tế và nhu cầu bình đẳng giới. Các cấp học càng thấp thì tỷ lệ nữ càng cao, nhưng cấp học cao hơn thì tỷ lệ nữ càng thấp xuống. Tỷ lệ giáo viên tiểu học thì nữ chiếm 78% nhưng Đại học thì 31%. Trình độ học vấn cũng vậy, Thạc sỹ nữ là 30,53%, Phó giáo sư 11,67%, Giáo sư 5,1% [44, tr. 205 – 306].

Về dịch vụ y tế còn nhiều hạn chế trong cơng tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ đặc biệt là sức khỏe sinh sản, “mỗi năm có đến 500.000 phụ nữ trên thế giới chết do mang thai hoặc sinh con”, theo tổ chức y tế thế giới, “ước tính tồn cầu có khoảng 515.000 phụ nữ tử vong bởi những nguyên nhân có

thể tránh được liên quan đến mang thai, 70,000 phụ nữ tử vong do phá thai khơng an tồn” [92,tr.296], trong đó có Việt Nam. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng – chủ tịch hội nội tiết sinh sản và vơ sinh Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp trong buổi tư vấn miễn phí về “Phịng ngừa ung cổ tử cung – bảo vệ cho mẹ và con”. Trên tồn cầu cứ 2 phút có một phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung. Trong khi đó tại Việt Nam, cứ 2,4 tiếng có 1 phụ nữu tử vong vì căn bệnh này, theo số liệu Globoccan năm 2002 cho thấy Việt nam có 6.224 phụ nữ mới mắc bệnh và trên 3.000 phụ nữ tử vong vì Ung thư cổ tử cung…Chưa nói đến các dịch vụ giải trí, hưởng thụ văn hóa khác chủ yếu là nam giới, phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bỉnh đẳng giới trong chính trị ở việt nam giai đoạn từ 1986 đến nay (Trang 54 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)