8. Cấu trúc của luận văn
2.2.2 Định kiến giới trong xã hội về năng lực lãnh đạo, quản lý của phụ nữ
Theo luật bình đẳng giới 2006, “định kiến giới là nhận thức, thái độ đánh giá thiên lệch về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ” là một trong những rào cản xuyên suốt các thời kỳ lịch sử của đất nước Việt Nam. Mặc dù xã hội phong kiến đã lùi xa, đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, nhưng những khuôn mẫu giới truyền thống vẫn ngự trị trong nhiều lĩnh vực xã hội, đặc biệt là lĩnh vực lãnh đạo, quản lý. Điều này làm tổn hại tới quyền và lời ích của người phụ nữ.
Định kiến giới “Trọng nam khinh nữ” là một trong các rào cản xuyên suốt các thời kỳ lịch sử của đất nước Việt Nam.
Định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận người dân Việt Nam về vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Từ khi được sinh ra trẻ em trai và trẻ em gái đã được nuôi dạy và kỳ vọng không giống nhau. Định kiến giới cịn được thể hiện trong cả thơng điệp truyền thơng và thậm chí là cả sách giáo khoa. Hình ảnh nam giứoi trong các thông điệp quảng cáo, trong các tranh vẽ của sách giáo khoa ln gắn với mẫu hình người thành đạt, nhà lãnh đạo chính trị… và phụ nữ thường xuyên xuất hiện với những cơng việc bình thường, giản đơn và cơng việc nội trợ. Chính những định kiến giới này đã được các nghiên cứu phân tích như một yếu tố rào cản đến cơ hội, điều kiện phụ nữ tham gia chính trị.
Định kiến giới về khả năng lãnh đạo của phụ nữ được thể hiện trên nhiều chiều cạnh. Đó là sự thiếu tin tưởng vào năng lực, kỹ năng lãnh đạo quản lý của phụ nữ. Thái độ của người lãnh đạo có ảnh hưởng hưởng lớn đến việc giải quyết công việc và hiệu quả của việc thực thi các chính sách về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào vị trí lãnh đạo. Có nhiều nam giới phản đối việc phụ nữ nắm vị trí lãnh đạo, một phần do thể diện, một phần do niềm tin
rằng năm giới có tố chất làm lãnh đạo hơn nữ. Công chức nam bày tỏ sự thiếu tin tưởng vào khả năng làm lãnh đạo của phụ nữ nhiều hơn công chức gấp ba lần
(Ngân hàng thế giới, 2011).
Theo nghiên cứu này, đánh giá của cộng đồng là yếu tố quan trọng bởi điều này được được thể hiện trong lá phiếu cử tri, có tới trên 70% só người trả lời rằng cộng đồng còn đánh giá thấp năng lực của phụ nữ. Một bộ phận nhân dân vẫn mang nặng tư tưởng định kiến giới, đánh giá thấp vai trò của phụ nữ và cho rằng phụ nữ chỉ nên gắn với công việc gia đình và vì vậy hạn chế trong khả năng tham chính. Theo khảo sát của Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2007, có tới 53,7% nữ ứng cử viên cho rằng nhận thức của người dân về vai trò của nữ đại biểu Quốc hội.
Đối với công tác cán bộ từ khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm thì vai trị của người đứng đầu cũng vô cùng lớn, đặc biệt trong điều kiện Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo và chịu trách nhiệm về công tác cán bộ. Ở đâu có người đứng đầu cũng vơ cùng lớn, đặc biệt trong điều kiện Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo và chịu trách nhiệm về công tác cán bộ. Ở đâu có người đứng đầu cấp ủy Đảng khách quan, công tâm và nhạy cảm giới trong cơng tác cán bộ thì ở đó cơng tác bổ nhiệm cán bộ nữ gặp thuận lợi; ngược lại, nếu người đứng đầu có tư tưởng định kiến về năng lực lãnh đạo của phụ nữ, thiếu quan tâm, thiếu khách quan thì việc thực thi các chính sách liên quan đến bình đẳng giới trong lãnh đạo, việc phát triển đội ngũ cán bọi nữ là một thách thức lớn.
Nguyên nhân về định kiến giới trong xã hội về năng lực lãnh đạo, quản lý của phụ nữ:
Năng lực, nhận thức của lãnh đạo quản lý các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tăng, giảm tỉ lệ tham gia chính trị của phụ nữ.
Việc đánh giá trình độ, năng lực và thế mạnh của nhân viên nữ đúng, khen thưởng, khích lệ kịp thời có tác dụng kích thích lớn đến tham gia và kết quả tham gia của phụ nữ và ngược lại.
Việc người phụ nữ được tham gia vào bàn bạc, đóng góp những vấn đề liên quan đến tổ chức, cộng đồng cũng như việc họ tham gia vào ứng cử phụ nữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, tư duy của cán bộ lãnh đạo quản lý. Đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở, trong việc cơ cấu đề bạt chức danh, sắp xếp công việc, giới thiệu ứng cử…Chưa nói đến việc định hướng tư duy của họ và sự ảnh hưởng của định hướng đó đến các thành viên trong cơ quan tổ chưc nơi họ trực tiếp lãnh đạo quản lý.
Thủ trưởng các cấp, các ngành thiếu quyết tâm và cam kết trách nhiệm trong việc thúc đẩy sự tham gia chính trị của phụ nữ như thiếu sự chỉ đạo sát sao trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ, thiếu mạnh dạn trong đề bạt, thiếu nghiêm túc trong tổ chức, thực hiện, thiếu những biện pháp hành chính khen chê…
Nhiều cán bộ lãnh đạo quản lý đặc biệt là ở cơ sở do thiếu hiểu biết, tư tưởng gia trưởng, bảo thủ của họ dẫn đến cái nhìn thiên lệch về phụ nữ, nhân viên nữ.Bên cạnh đó, một bộ phận lớn cán bộ lãnh đạo tỏ ra quan tâm, khách quan trong việc đề bạt, giới thiệu nữ nhưng thực chất là để “mị dân” chứ khơng tạo điều kiện cho họ có cơ hội để thành cơng và thể hiện mình, ví dụ như cố tình đặt các u cầu, tiêu chí mà người phụ nữ khó có thể đạt được, giới thiệu, phân tích và khắc sâu những nội dung những yếu tố mà người phụ nữ đang bất lợi hơn, hay đặt họ nhỏ bé bên cạnh những người có trình độ chệnh lệch q cao, chức vụ, uy tín và đóng góp q cao đối với cộng đồng xã hội.
Để cả phụ nữ và nam giới đều có cơ hội như nhau trong việc tác động lên việc ra quyết định và phân bổ các nguồn lực, không chỉ cẩn tăng số lượng phụ nữ trong các cơ quan liên quan như nghị viện. Điều này đòi hỏi phải tạo
cơ hội thực sự tác động lên nghị trình, các thiết chế, các quy trình, thủ tục, giá trị, quy tắc trong nghị viện phụ nữ có cơ hội của mình [94].
Trong văn hóa – xã hội, thì tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã tồn tại lâu dài, dai dẳng trong lịch sử hình thành thói quen, cách ứng xử, thành định kiến giới của xã hội về địa vị thấp kém của người phụ nữ. “Nước Nam ta trải qua mấy thế kỷ nay, đàn bà cứ thủ phận đàn bà: Nhỏ thì li trau dồi nữ cơng nữ hạnh, có chồng thì lo “thờ” chồng nuôi con, việc đã thường mà lại cũ, có ai nói tới làm chi”. Họ cho rằng phụ nữ là người thừa lệnh, bởi phụ nữu thiếu tính quyết đốn, khơng năng động và khơng có khả năng phân tích, tổng hợp để đi đến quyết định và họ ngộ nhận rằng những “phẩm chất lãnh đạo” cho đàn ông. Trong xã hội vẫn tồn tại quan niệm “việc nhà” là của phụ nữ, việc “chính trị” là của đàn ơng dẫn đến tư tưởng nam quyền thống trị trong đời sống chính trị xã hội. Tư tưởng nam quyền còn ảnh hưởng nặng nề trong đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là đội ngũ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ nữ.
Ở Việt Nam, với những quy định chặt chẽ của pháp luật trong nước và quốc tế, các định kiến xã hội về phụ nữ và tư tưởng “trọng nam khinh nữ” phần nào đã giảm bớt, người phụ nữ đã tham gia nhiều vào các hoạt động cộng đồng…Tuy nhiên, đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, cịn tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ cịn âm ỉ, có những khía cạnh cịn nặng nề hơn, không chỉ tồn tại trong người dân mà còn cả cán bộ, không chỉ là người lao động mà cả trí thức, khơng chỉ nam giới mà trong đó có cả nữ giới và tính tự phụ, phụ thuộc vào tư tưởng của họ. Một thực tế là hiện nay tỷ lệ nam nữ ở Việt Nam đang mất cân đối nghiêm trọng, độ tuổi càng nhỏ thì tỷ lệ chênh lệch càng lớn. Nếu năm 2000 ở nước ta, cứ 106 bé trai ra đời thì tương ướng có 100 bé gái, nhưng năm 2008, số bế trai đã là 112. Hiện nay, theo thống kế đầu năm 2011 cứ 118 bé trai/100 bé gái. Trong đó có những đại phương như Bắc Giang có huyện lên tới 130 nam/100 nữ, hay như năm 2010,
Thị trấn Như Quỳnh (Hưng Yên) tổng số 254 bế được sinh ra thì chỉ có 92 bé gái. Đây là một cảnh báo về sự can thiệp quá sâu của con người đối với tự nhiên, nhưng cũng thể hiện rõ tư tưởng nam quyền còn rất nặng ở Việt Nam. Một đất nước vừa dứt súng đạn chiến tranh, tỷ lệ nữ chênh lệch quá cao so với nam giới thì nay lại chứng kiến thực tế ngược lại thời bình. Tất cả đó tạo nên một sức ỳ khủng khiếp đối với xã hội và rào cản lớn đối với phụ nữ khi tham gia vào hoạt động chính trị.
Bên cạnh đó, các quy định của tơn giáo cũng là yếu tố rào cản gây cản trở sự tham gia của họ vào các hoạt động cộng đồng, xã hội, trong đó có hoạt động chính trị. Như Kito giáo khơng cho phụ nữ là cha cố, Khổng Tử xếp phụ nữ vào hàng “Tiểu nhân”, Hồi giáo cấm phụ nữ đi học, ra đường phải che mặt…đã làm cho quyền con người của phụ nữu bị vi phạm nghiêm trọng.
2.2.3 Rào cản từ khả năng cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp
Ở Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á nói chung, phụ nữ thường phải dành nhiều thời gian, cơng sức cho cơng việc gia đình trong khi năm giới tập trung nhiều hơn cho cơng tác xã hội, điều đó đã trở thành nếp nghĩ truyền thống của xã hội. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, phụ nữ thường có xu hướng chịu nhiều bất lợi hơn so với nam giới trong quá trình cân nhắc đề bạt lên các vị trí lãnh đạo, quản lý. Nguyên nhân thường do tâm lý băn khoăn của lãnh đạo cấp trên về khả năng lãnh đạo, quản lý của nữ giới, về việc liệu nữ giới có thể tồn tâm, tồn ý cho cơng việc hay khơng trong khi còn gánh nặng cơng việc gia đình. Chính vì vậy, dù có đủ phẩm chất, năng lực thì phụ nữ vẫn có ít cơ hội được đề bạt hơn so với nam giới. nếu có hai ứng viên cho cùng một vị trí quản lý với những yếu tố cạnh tranh như nhau, nam giới vẫn thường có nhiều cơ hội được lựa chọn hơn, và càng được thăng tiến trong sự nghiệp nam giới càng dành nhiều thời gian, công sức cho công việc.
Thực tế cho thấy, phân công lao động theo giới trong gia đình thường bị bỏ qua vì nhiều người quan niệm rằng sinh đẻ, làm việc nhà, ni con,
chăm sóc các thành viên trong gia đình là thiên chức của người phụ nữ; nam giới làm việc bên ngồi kiếm tiền để ni các thành viên trong gia đình. Khi bàn về vấn đề này, lý thuyết thiết chế đã cho rằng, vai trị này đã được thơng qua q trình xã hội hóa, thậm chí được thể chế hóa. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nga cho thấy, trong các công việc như quan tâm học hành của con cái thì người vợ đang đảm nhiệm chiếm 18,4% (so với 3,3% do người chồng đảm nhiệm), việc chăm sóc con cái, bố mẹ người vợ chiếm 17,4% (so với 0,6% do người chồng đảm nhiệm), công việc nôi trợ người vợ đảm nhiệm chiếm 65,1% (so với 1,1% do người chồng đảm nhiệm) (Nguyễn Thị Tuyết
Nga, 2012). Như vậy, nữ giới khi tham gia lãnh đạo, quản lý sẽ luôn gặp gánh
nặng và áp lực công việc gia đình hơn so với nam giới. Điều này đã khiến người phụ nữ bị hạn chế cơ hội, điều kiện thời gian để tham gia vào các hoạt động xã hội và khẳng định hình ảnh, năng lực của bản thân.
Kết quả định tính trong nghiên cứu của tác giả Trương Thị Thông khẳng định, những cán bộ nữ được khảo sát vẫn lựa chọn làm thế nào để có sự hài hịa giữa gia đình và sự nghiệp. Bởi lẽ, gia đình khơng thể thiếu đối với người phụ nữ, là nơi để họ có thể tìm niềm vui sau những giờ làm việc. Đồng thời, sự nghiệp, công việc cũng không kém phần quan trọng, vì ở đó họ có thể được thể hiện năng lực, tính sáng tạo, ra quyết định thực hiện, điều mà ở gia đình họ ít có cơ hội thể hiện. Đây là một “nan đề” mà người cán bộ nữ phải đối mặt và giải quyết trong quá trình tiến bộ nghề nghiệp.
Như vậy, từ những cản trở liên quan đến “bức trần thủy tinh” trong công việc, đến sự lo lắng về khả năng lãnh đạo, quản lý của nữ giứoi, đến sự băn khoăn về việc liệu nữ giới có thể tồn tâm, tồn ý cho vơng việc với cương vị là người lãnh đạo thì việc nữ giới dù có phẩm chất, năng lực mà vẫn ít cơ hội để được đề bạt cũng là điều dễ hiều.
Nguyên nhân rào cản từ khả năng cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp:
Gia đình là nơi gắn bó với người phụ nữ nhiều nhất, có ảnh hưởng lớn lao đến tỷ lệ tham gia chính trị và các hoạt động cộng đồng khác của họ. Những thành viên gia đình là nguồn động viên là chỗ dựa vững chắc nhất cho phụ nữ và thành công trong các hoạt động chính trị xã hội, nhưng cũng là rào cản lớn tác động tiêu cực đến tỉ lệ tham gia chính trị của phụ nữ.
Sự thành đạt của phụ nữ, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị có thể là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ, bất hạnh trong gia đình vì chính người đàn ơng của họ khó chấp nhận việc người vợ thành đạt hơn mình. Vì vậy, một số phụ nữ được hỏi rằng áp lực của gia đình buộc họ phải chọn giữa sự nghiệp và gia đình và phương án an tồn đa số phụ nữ Việt Nam sẵn sàng hi sinh sự nghiệp để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Bên cạnh đó, một số cảm thấy bất an trước những tệ nạn xã hội và rủi ro của cuộc sống đối với các thành viên trong gia đình họ, đặc biệt là con cái, vì vậy, họ đã rút khỏi chính trường lui về an phận với việc chăm lo gia đình.
Về phía người phụ nữ, ngồi những cản trở của thể chế, gia đình và xã hội thì so với nam giới, tư tưởng an phận, tự ty, ngại va chạm, ngại thay đổi môi trường công tác khá phổ biến trong nữ giới. Một số cán bộ nữ khơng có chí hướng phấn đấu vươn lên, ngại thay đổi môi trường công tác, một số có tư tưởng hẹp hịi, níu kéo lẫn nhau, chưa tơn vinh và tạo điều kiện cho nhau.
Bản thân một số cán bộ nữ còn hạn chế trong các năng lực đề xuất, tham mưu, hoạch định các chủ trương đường lối phát triển kinh tế - xã hội, tính quyết đốn khơng cao, có khi xử lý cơng việc thường thiên về tình cảm hơn là thực hiện nguyên tắc. Điều này khiến cho lãnh đạo các cấp có phần e ngại khi giao nhiệm vụ cho cán bộ nữ.
Kiến thức văn hóa, trình độ chun mơn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ nữ, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là ở cấp cơ sở. Người phụ nữ
mất một thời gian khá dài để thực hiện chức năng tự nhiên đó là sinh con (hiện nay ở các nước phát triển người ta coi đây là chức năng xã hội, được tính cơng và trả lương) điều này đã làm gián đoạn quá trình phấn đấu cũng