Phụ nữ tham gia vào hệ thống, tổ chức và phong trào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bỉnh đẳng giới trong chính trị ở việt nam giai đoạn từ 1986 đến nay (Trang 38 - 54)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1 BỨC TRANH THAM GIA CHÍNH TRỊ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM

2.1.2 Phụ nữ tham gia vào hệ thống, tổ chức và phong trào

Trên cơ sở một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, đảm bảo thực hiện Bình đẳng giới. Để phát huy vai trị, vị thế của mình, phụ nữ phải tham gia vào nhiều tổ chức khác nhau, mỗi tổ chức có một chức năng, vai trị riêng song đó là nơi để họ thực hiện năng lực, trí tuệ, quan điểm chính trị và các thế mạnh khác. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt Nam hội nhập

quốc tế ngày càng sâu rộng, tham gia nhiều vào các công ước liên quan đến phụ nữ và bảo vệ phụ nữ.

Nếu như trong thời chiến, sự tham gia chính trị của phụ nữ thiên về các tổ chức, phong trào để lãnh đạo phong trào và tham gia phong trào, thực hiện nhiệm vụ cơ bản là giải phóng dân tộc thì trong thời bình, sự tham gia chính trị của phụ nữ phong phú đa dạng hơn. Họ tham gia vào hệ thống chính trị, tham gia vói tư cách là đại diện cho nhân dân, cho giới vào các tổ chức quyền lực nhà nước, hay với vai trò là lãnh đạo quản lý các cơ quan, tổ chức quyền lực nhà nước, hoặc vai trò quần chúng trong việc thực hiện, kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội. Để tham gia vào các công việc của cộng đồng, xã hội ngày càng nhiều và có hiệu quả họ phải tham gia đồng thời vào nhiều tổ chức khác nhau, thông qua các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội mà họ là thành viên như tổ chức Đảng, nếu họ là đảng viên; đoàn thanh niên nếu họ cịn trong tuổi đồn hay tham gia vào cơng đồn, hội nông dân…và trực tiếp nhất là hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Với tư cách là một thành viên của tổ chức hội – người phụ nữ tham gia thể hiện chính kiến của mình, nói lên tiếng nói của giới mình, địi quyền bình đẳng, ngang bằng với nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, và cũng thơng qua đó họ được bảo vệ. Ngồi ra, họ còn tham gia vào các hội, các tổ chức nghề nghiệp như luật sư thì tham gia vào hội Luật gia, doanh nhân thì tham gia vào doanh nghiệp…thơng qua các tổ chức đó để họ thực hiện quyền tham gia chính trị của mình và đống góp vào sự phát triển của xã hội.

Thứ nhất, Sự tham gia của phụ nữ vào tổ chức Đảng.

Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, đại diện trung thành cho lợi ích của giai cấp, của dân tộc và của nhân dân, sự tham gia của phụ nữ vào tổ chức và hoạt động của Đảng chính trị vừa đáp ứng yêu cầu lãnh đạo nhằm đóng góp sức lực và trí tuệ của mình vào thực hiện lý tưởng cộng sản, lãnh

đạo nhân dân làm cách mạng, vừa là nhu cầu cá nhân muốn cống hiến, muốn dấn thân, muốn khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực chính trị - nơi mà trước đó được coi là lãnh địa của đàn ông, nhưng đồng thời là người đại diện cho giới mình tham gia vào để nói lên nguyện vọng của giới mình, để bênh vực, để bảo vệ “phân nửa xã hội” và thực hiện nhu cầu bình đẳng.

Từ sau khi dân tộc được hồn tồn giải phóng số đảng viên tăng gấp 2 từ 760.000 vào năm 1966 đến 1.553.500 vào 1976, thì tỉ lệ phụ nữ tham gia vào tổ chức Đảng ở các cấp khoảng gần 40%. Giai đoạn từ 1986 đến nay thì tỉ lệ phụ nữ tham gia vào các tổ chức Đảng rõ hơn. Thể hiện sự lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng qua các kỳ đại hội. Từ Đại hội IV Đảng cộng sản Việt Nam (1976), có 1008 đại biểu thay mặt hơn 1.550.000 đảng viên trong cả nước dự Đại hội. Trong đó có 142 đại biểu là nữ; Đại hội V của Đảng năm 1982 có 1033 đại biểu thay mặt 1,727.000 đảng viên hoạt động trong 35.146 dảng bộ cơ sở [37, tr.127 – 129].

Có thể nói rằng trong vị thế Đảng cầm quyền thì vai trò của phụ nữ trong xã hội nói chung và trong chính trị nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và tỉ lệ tham gia cấp ủy Đảng các cấp. Một chỉ số quan trọng về vai trị của phụ nữ trong nền chính trị hiện đại là tỉ lệ phụ nữ các cấp ủy.

Hiện nay, sự quan tâm của Đảng và sự vươn lên của chính bản thân người phụ nữ thì việc họ tham gia vào đời sống chính trị của đất nước và đóng góp quan trọng trong việc đề ra các quan điểm, đường lối của Đảng nhằm xóa bỏ khoảng cách giới, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.

Ở cấp trung ương, việc tham gia vào tổ chức Đảng và giữ các chức danh trong Đảng trong các nhiệm kỳ như sau: với hai nhiệm kỳ 10 năm, từ 2001 – 2011, sự tham gia của phụ nữ vào các tổ chức với các chức danh tỉ lệ nữ là 8,6% (2001 – 2006), 8,13% (2010 – 2015), nghĩa là có tăng nhưng số lượng khơng đáng kể, từ trước đến nay ít có cán bộ nữ tham gia trong cấp ủy cao cấp như Ủy viên Bộ chính trị trong những khóa gần đây, khóa VIII có 1

nữ, (chiếm tỉ lệ 5,26%), và từ khóa IX, X thì khơng có, khóa XI có 1 nữ/14 (bà Tịng Thị Phóng). Tỉ lệ cán bộ nữ tham gia Ban bí thư khóa VII có 1 nữ (bà Trương Mỹ Hoa), Khóa VII khơng có, khóa IX có 1 nữ (bà Tịng Thị Phóng), khóa X có 2 nữ (bà Tịng Thị Phóng và bà Hà Thị Khiết), khóa XI có 1 nữ Ủy viên bộ chính trị và 2 nữ Bí thư trung ương Đảng. Nhìn chung, Ban bí thư co tăng hơn trước, trong khi đó, tỉ lệ Ban chấp hành trung ương Đảng từ khóa VIII, IX, X có chiều giảm dần theo tỉ lệ: 10,6%, 8,0%, và 7,5%. Khóa XI có 1/12 đó là bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Đáng chú ý là tỉ lệ nữ trung ương ủy viên khóa VII là 12, khóa VIII tăng lên 18, tuy vậy khóa IX lại cịn có 12 và đến khóa XI có 18 nữ/ tổng số 200 ủy viên, trong đó 15 nữ/175 Ủy viên chính thức (tăng 0,44%), dự khuyết khóa X cũng rất thấp 14,28% so với nam 85,7%, Khóa XI có 19 nữ/200 ủy viên, trong đó nữ 16/175 ủy viên chính thức và 3/25 ủy viên dự khuyết [37, tr.127 – 129].

Ở cấp tỉnh, thành: cũng tương tự, cán bộ nữ tham gia cấp này ít có sự thay đổi. So sánh nữ giữu chức bí thư trong ba khóa: 1991 – 1995 (2,38%); 1996 – 2000 (9,43%); 2001 – 2005 (3,13%); 2006 – 2010 (6,26%), chứng tỏ có xu hướng tăng nhưng khơng đáng kể, Khóa XI cấp ủy có 393 nữ/3.478 cấp ủy = 11,30%, giảm 0,45% so với nhiệm kỳ trước (11,75%), có 9/63 tỉnh thành đạt tỉ lệ nữ cấp ủy từ 15% trở lên, cao nhất là Tuyên Quang 29,09%. Nữ tham gia thường vụ có 75 nữ/960=8,28%, tăng 0,37% so với nhiệm kỳ trước (7,91%), cao nhất là Thành phố Hồ Chí Minh 38,46%. Tỉnh ủy viên là nữ cũng tăng từ 182 ở khóa VII lên 280 trong khóa VIII. Phụ nữ tham gia các cấp ủy địa phương đạt từ 10 – 11%, trong đó bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ đạt từ 3% đến 8%. Phần lớn các chị tham gia thường vụ cấp ủy đều được phân công công tác kiểm tra và dân vận [37, tr.127 – 129].

Ở cấp huyện dưới 15%, nữ cấp ủy có 4.325 nữ/28.532=15,16%, tăng 0,42% so với nhiệm kỳ trước (14,74%). Có 25/63 tỉnh, thành có tỉ lệ nữ cấp huyện đạt từ 15% trở lên, cao nhất là thành phố Hồ Chí Minh 25,97%. Nữ

thường vụ có 832 nữ/8.162=10,19%. Chỉ có ở các cấp xã tăng gần 3% (từ 11,88 nhiệm kỳ 2001 – 2006, lên 15,08 nhiệm kỳ 2006 – 2010 và 18,01 nhiệm kỳ 2006 – 2015. Có 53/63 tình, thành có tỉ lệ nữ cấp ủy, xã phường đạt 15% trở lên (nhiệm kỳ trước 26/64), cịn thường vụ đạt 100% tỉnh thành có nữ tham gia [37,tr.127-129].

Nhìn chung, tỉ lệ cán bộ nữ tham gia trong các cấp ủy Đảng từ trung ương đến cơ sở tăng nhưng không đáng kể, trên dưới 12%. Tỉ lệ nữ cấp Trung ương và tỉnh, thành đều không đạt chỉ tiêu 15%.

Như vậy, với tư cách là Đảng lãnh đạo, việc tham gia của phụ nữ vào tổ chức Đảng vừa là nhu cầu, vừa là đòi hỏi. Việc tham gia vào và tiếng nói của họ trong Đảng là tiếng nói của tồn thể phụ nữ Việt Nam, họ đại diện cho “phân nửa xã hội”, nhưng với những con số trên ta cũng thấy rõ một thực tế là số lượng nữ trong các tổ chức Đảng ngày càng tăng, nhưng tỉ lệ thì lại giảm, hoặc tăng khơng đáng kể, nhất là tham gia giữ các chức vụ trong Đảng. Đây là một thực tế thấy rõ về khoảng cách trong việc thực hiện bình đăng giới ở nước ta.

Thứ hai, sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống các cơ quan quyền lực

nhà nước.

Biểu hiện rõ nhất là tham gia của phụ nữ vào Quốc Hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cức danh trong quản lý nhà nước. Việc tham gia của phụ nữ vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, khơng chỉ để thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ mà ý nghĩa quan trọng hơn của nó là tạo cơ hội bình đẳng để phụ nữ đóng góp vào việc thay đổi chính sách ở mọi cấp độ, hướng tới bình đẳng, cơng bằng, tăng phúc lợi nhiều hơn cho mọi người và cho xã hội. Đặc biệt, đảm bảo quyền chính trị và sự bình đẳng của phụ nữ trong tham gia quyền lực, phát huy tài năng, trí tuệ, phẩm chất của phụ nữ trong lãnh đạo

và quản lý đất nước. Tạo ảnh hưởng trong xây dựng chính sách, đáp ứng nhu cầu, lợi ích giới.

Ở Việt Nam, nhằm tạo diễn đàn để các nữ đại biểu Quốc hội có cơ hội giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động trong quốc hội, nhất là những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới và quyền tham gia chính trị. Ngày 15/05/2008, Ủy ban thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết thành lập nhóm nữ Nghị sĩ Việt Nam, do bà Trương Thị Mai, chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội được cử làm chủ tịch nhóm.

Với tư cách là người đại biểu nhân dân, các nữ đại biểu không chỉ đại diện cho cử tri của cả nước tham gia vào việc thực hiện các chức năng của quốc hội mà còn là những người đại diện xứng đáng của phụ nữ Việt Nam, phản ánh tâm tư nguyện vọng của giới mình với Quốc hội, đóng góp tích cực vào việc giải phóng phụ nữ, xóa bỏ định kiến và bất cơng có tính lịch sử đối với phụ nữ. Trong những hoạt động lập pháp, giám sát, và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước các thời kỳ, ở đâu cũng có những đóng góp tích cực của những người phụ nữ ưu tú, đại diện cho giới, đại diện cho nhân dân.

Kể từ khóa I đến nay, các nữ đại biểu ngày càng phát triển, cả về số lượng, cả về chất lượng, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Nhiều chị em được nhân dân tín nhiệm bầu vào đại biểu Quốc hội nhiều khóa như bà Lê Thị Xuyến (từ khóa I đến khóa V), bà Nguyễn Thị Thập (từ khóa I đến khóa VI), bà Hà Thị Quế (từ khóa II đến khóa VII), bà Nguyễn Thị Bình (từ khóa VI đến khóa X), bà Nguyễn Thị Tâm Đan (từ khóa VII đến khóa XI)…trong đó có nhiều người từng giữ các chức vụ như bà Nguyễn Thị Thập giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, bà Xuyến được bầu vào Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội; bà Nguyễn Thị Bình, bà Bùi Thị Mè được cử vào chính phủ lâm thời và nhiều các bà, các chị giữ chức vụ lớn

trong các tổ chức của Đảng, Nhà nước. Khóa X, XI Việt nam được đánh giá là nước có tỉ lệ nữ đại biểu Quốc Hội cao thứ hai trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (sau New Zealand).

Tuy nhiên, qua các khóa Quốc hội, từ khóa I đến khóa XIII, đều có đại biểu nữ, tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội có tăng lên nhưng khơng đáng kể và chưa thật bền vững.

Ở 3 cấp Tỉnh, Huyện, Xã thì hai nhiệm kỳ gần đây có sự thay đổi. Hội đồng nhân dân mặc dầu khơng nhiều nhưng tỉ lệ có tăng lên, song chức danh Hội đồng nhân dân thì chỉ có cấp xã có tăng, nhưng cấp tỉnh, huyện, thị lại giảm đi. Ở một địa phươg tỉ lệ có tăng nhưng khơng đều, một số tỉnh chưa đạt 10%. Điều đó nói lên rằng sự tăng tỉ lệ tham gia của phụ nữ Hội đồng nhân dân thiếu tính bền vững. Nhiệm kỳ 2011 – 2015 mặc dù nhà nước và tổ chức hội Liên hiệp phụ nữ đã có những tuyên truyền, vận động lớn hơn cho chỉ tiêu 30% nhưng kết quả khơng những khơng đạt mà cịn giảm đi. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XII giảm so với hai nhiệm kỳ trước, chỉ đạt 25,7%, khóa XIII giảm cịn 24,4%. Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004 – 2011 ở ba cấp đều dưới 30%, cụ thể cấp tỉnh đạt 23,88%, cấp huyện 22,94% và cấp xã 20,1%. Nhiệm kỳ 2011 – 2016 cáp tỉnh/thành phố 25,05%. Cấp quận/huyện 24,72%, xã phường 21,90% [9].

Ngoài việc tham gia trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, về việc phụ nữ tham gia Quản lý nhà nước là một bảo đảm để các vấn đề về giới được phản ảnh trong quá trình ra quyết định và cũng là sự khẳng định năng lực, trí tuệ của mình. Tuy nhiên, tỉ lệ phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý còn quá thấp so với nam giới và so với thế mạnh, năng lực của họ. Số phụ nữ tham gia quản lý nhà nước hiện nay mặc dù đã tăng nhiều so với trước đây nhưng tỉ lệ lại giảm. Theo số liệu cập nhật trên trang nhandan.org.vn, ngày 2/3/2004 “Phụ nữ Việt Nam chiếm 51,48% số dân và 48% lực lượng lao

động toàn xã hội, và chiếm khoảng 20% cán bộ làm công tác lãnh đạo và quản lý nhà nước từ cấp trung ương đến cấp cơ sở. Trong khóa VIII, tỷ lệ nữ Bộ trưởng và tương đương chiếm 13,01%, nữ Thứ trưởng và tương đương chiếm 7,4%; nữ vụ trưởng, vụ phó và tương đương chiếm 13%. Khóa XIII bộ trưởng và tương đương chỉ chiếm 4,7%.

Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện và xã có khoảng 1,6% là nữ. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân là 2 – 4%. Khóa 1999 – 2004, số nữ là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chiếm 22,5%, cấp huyện chiếm 20,7% cấp xã chiếm 17%. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Bí thư trung ương Đảng dẫn ra những ví dụ: Tỷ lệ cán bộ nữ giữ chức danh chủ chốt trong các cơ quan nhà nước hiện nay rất thấp: “chỉ có một Bộtrưởng, khoảng 10/100 Thứ trưởng và tương đương là nữ; tỷ lệ nữ chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chỉ đạt 4,67%, Chủ tịch ủy ban Nhân dân cấp tỉnh là 1,59%...”Bà Ngân cũng cho rằng, thách thức lớn nhất đặt ra trong thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở Việt Nam vẫn là những định kiến của xã hội. Bên cạnh đó, một số quy định khác biệt giữ nam và nữ như tuổi nghỉ hưu, tuổi đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đã hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.[9].

Theo số liệu của Bộ nội vụ năm 2008 thì tỷ lệ nữ trong cơ quan quản lý Nhà nước ở nước ta: Phó chủ tịch nước 100%, Bộ trưởng 4,55%, Thứ trưởng 4,85%, Vụ trưởng 9,87%, Phó vụ trưởng 20,74%, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh 3,13%, Chủ tịch UBND quận/huyện 3,02%, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/ phường 3,42% (Nguồn: Bộ nội

vụ). Như vậy, chỉ có cấp phó là tỉ lệ cao, cịn cấp trưởng lại chiếm tỉ lệ

quá thấp và chỉ có chức danh phó Vụ trưởng là chiếm trên 20% cịn lại càng về cấp cơ sở thì tỉ lệ lại càng thấp (chưa đầy 4%).

Thực tế cho thấy, so với năng lực, trí tuệ và sự đóng góp của họ đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bỉnh đẳng giới trong chính trị ở việt nam giai đoạn từ 1986 đến nay (Trang 38 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)