Khai thác có hiệu quả các nguồn lực nhằm phát huy vai trò của phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bỉnh đẳng giới trong chính trị ở việt nam giai đoạn từ 1986 đến nay (Trang 86 - 102)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2 CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CHÍNH

3.2.3 Khai thác có hiệu quả các nguồn lực nhằm phát huy vai trò của phụ nữ

nữ trong đời sống chính trị quốc gia giai đoạn hiện nay

Khai thác, sử dụng tốt các nguồn lực, tạo cơ hội và điều kiện để giải phóng phụ nữ, phát huy tốt vai trị của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực chính trị.

Nguồn lực về Vật chất:

Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, tạo tiền đề vật chất, hỗ trợ cho phụ nữ trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng, là tiền đề để phụ nữ tự giác, tích cực tham gia vào đời sống chính trị quốc gia.

Kinh tế khơng phải là điều kiện duy nhất để giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới nhưng nó là cơ sở quan trọng để giải phóng phụ nữ và thực hiện để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại, các loại hình dịch vụ xã hội đã phát triển nhanh chóng so với mức thu nhập chung của chị em phụ nữ, đặc biệt là vùng nơng thơn Việt Nam cịn q thấp so với nhu cầu cuộc sống, thậm chí chưa thốt được cái đói, cái nghèo. Những năm gần đây do khủng hoảng của cuộc khủng hoảng kinh tế cộng với thiên tai, dịch bệnh triền miên đã làm cho nghèo đói, thiếu thốn tiếp tục đeo bám, ghánh nặng mưu sinh lại đè nặng lên vai của người phụ nữ.

Để giải quyết vấn đề trên, cần đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, gắn với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo thị trường đa nghành thu hút lao động nữ, đặc biệt là các nghành nghề có thu nhập cao, phát triển mạnh các dịch vụ xã hội. Chú trọng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thôn, giải quyết lao động dôi dư, giải phóng sức lao động, tạo thêm việc làm cho phụ nữ, để họ có cơ hội lựa chọn những nghành nghề phù hợp với mình nhằm tăng thu nhập, nâng cao mức sống, tạo nhu cầu sử dụng dịch vụ cũng như khả năng thanh toán các dịch vụ xã hội, giảm thiểu thời gian lao động thuộc “thiên chức” để họ có điều kiện để học tập, tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ các cấp, tập trung xây dựng triển khai các mơ hình kinh tế mới, mơ hình lồng ghép nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo, cần nghèo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Chú trọng phát triển các nguồn nội lực và các quỹ tín dụng để phát triển kinh tế hộ gia đình. Phát triển các làng nghề thu hút lao động nữ nông nhàn, nhân rộng các loại mô

hiệu quả các nguồn vốn, các dự án của các tổ chức phi chính phủ (NGO) đầu tư, Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm góp phần thúc đẩy việc làm bền vững cho phụ nữ và nam giới, hỗ trợ thành lập và phát triển các doanh nghiệp vi mô và doanh nghiệp nhỏ cho phụ nữ và nam giới. Các dự án “Phát triển doanh nghiệp nữ và Bình đẳng giới” (WEDGE) do chính phủ Ailen tài trợ và Phịng Thương mại Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh Hợp tác xã, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các tổ chức đối tác khác. Chương trình xóa đói giảm nghèo của Nhà nước Vương quốc Anh tài trợ..

Nguồn lực về con người

Đây là nguồn lực cơ bản, quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự tham gia thành cơng trong lĩnh vực chính trị của phụ nữ. Con người ở đây bao gồm người lãnh đạo, quản lý, người tổ chức, thực hiện.

Về người lãnh đạo, quản lý:

Người lãnh đạo, quản lý phải có trình độ, nhận thức đúng, khách quan về vai trị của phụ nữ để có cái nhìn khách quan về phụ nữ và nhân viên nữ, luôn tin tưởng và sẵn sàng giao nhiệm vụ cho chị em, cũng như khuyến khích, động viên chị em kịp thời, tạo niềm tin để họ vươn lên phá bỏ mặc cảm, tự tin, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Hiện nay, đội ngũ lãnh đạo quản lý đã có cái nhìn tích cực hơn về phụ nữ và nhân viên nữ, song chưa hồn tồn xóa bỏ được định kiến giới, hầu hết, trong q trình cân nhắc, đề bạt, thậm chí cử đi đào tạo thì tỷ lệ nữ vẫn ít hơn nam rất nhiều. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này nhưng trong đó, vai trị của người quản lý có vai trị rất lớn. Đây là một mặt được coi là yếu tố tâm lý, lịch sử, mặt khác là trình độ nhận thức. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức và từng bước xóa bỏ những định kiến giới trong đội ngũ “cầm cân nảy mực” này là một việc làm quan trọng vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa có

Những người làm cơng tác phụ nữ và giới:

Tăng cường đại biểu nữ chuyên trách trong quốc hội, nhằm đại diện giới đưa ra quan điểm của giới nữ những vấn đề bất cập liên quan đến họ trong xây dựng chính sách, trực tiếp tác động lên nghị trình, bổ sung, thay đổi chính sách theo hướng bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ.

Trong thực tế, một chính quyền do các quan chức nam giới thống lĩnh sẽ gây thành kiến đối với việc bầu cử phụ nữ. Hơn nữa, chính quyền khơng đại diện công bằng cho người dân, đặc biệt là quyèn lợi của phụ nữ. Vì vậy, muốn có mức đại diện quyền lợi của phụ nữ thì phải có sự tham gia lớn hơn của phụ nữ vào các chức danh lãnh đạo trong cơ quan quyền lực nhà nước. Hơn nữa, theo David Campbell và Chris-tina Wolbrecht “hiện diện đông đảo của phụ nữ trong bộ máy chính trị sẽ kích thích các bé gái vị thành niên quan tâm hơn vào tham gia hệ thống chính trị” [4,tr.233]. Barbarra kellerman

Lựa chọn, đào tạo, sử dụng đội ngũ làm cơng tác phụ nữ và ban vì sự tiến bộ của phụ nữ chun trách, độc lập, có chun mơn cao, có năng lực, có tâm huyết, đáp ứng được yêu cầu trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hội các cấp và các ban, tiểu ban chuyên trách của phụ nữ.

Về các tổ chức chuyên trách của phụ nữ:

Nâng cao năng lực tham mưu, tư vấn, giám sát, phản biện xã hội của Hội Liên hiệp phụ nữ và Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và các cơ quan, tổ chưucs chuyên trách công tác phụ nữ từ trung ương đến cơ sở, tạo sự công bằng, bình đẳng giới trong chiến lược hành động và các chính sách thực hiện vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Mặc dù đã có nhiều đóng góp như hiện nay, Hội chưa khai thác hết vai trị, chức năng của mình với tư cách là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi của các hội viên, trực tiếp tham mưu các chính sách, luật về phụ nữ và bình đẳng giới, giới thiệu cán bộ nữ cho Đảng, nhà nước và các tổ chức.

Hội cần bám sát các chủ trương, nghị quyết của Đảng, luật pháp, chính sách của nhà nước và hoạt động của phong trào thực tiễn. Tích cực, chủ động tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước những chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ.

Làm tốt công tác nhân sự trong bầu cử, ứng cử, phấn đấu tăng tỷ lệ và chất lượng nữ trong tổ chức Đảng, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, tạo cơ hội để chính kiến của những người phụ nữ tác động trực tiếp lên nghị trình. Chủ động chuẩn bị đội ngũ nữ kế cận dồi dào, đủ sức khỏe, trí tuệ, nhân cách và sự tự tin, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu.

Các tổ chức chuyên trách cần xây dựng kế hoạch cụ thể vận động nguồn tài chính riêng cho cơng tác tun truyền giáo dục, định hướng giới và hoạt động tham chính của phụ nữ. Vận động các cơ quan tổ chức vào cuộc để ủng hộ tài chính cho vận động tranh cử.

Bên cạnh chính sách quốc gia về bình đẳng giới thì Việt Nam cịn bỏ ngỏ mảng lớn, khơng kém phần quan trongj đó là chính sách gia đình về bình đẳng giới. Trong việc này, đòi hỏi vai trò trực tiếp của Hội Liên hiệp phụ nữ và các cơ quan chuyên trách về phụ nữ.

Tiểu kết chƣơng 3

Ngày nay, trong q trình khu vực hóa và quốc tế hóa, bình đẳng giới trong chính trị là một yêu cầu tất yếu khách quan. Tuy nhiên, q trình hồn thiện về quyền tham gia chính trị của phụ nữ phải dần dần, từng bước và không dễ gì thực hiện ngay được, bởi trong xã hội vẫn còn những tư tưởng hẹp hòi, định kiến, trọng nam, khinh nữ. Vì vậy, tác giả đề xuất một số phương hướng nhằm khơng ngừng hồn thiện về quyền tham gia chính trị của phụ nữ như sau:

Một là, Hồn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ phải đảm bảo quyền bình đẳng, phát huy vai trị và khả năng của phụ nữ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hai là, Bình đẳng giới trong chính trị phải đặt trong mối quan hệ với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật chung.

Ba là, Bình đẳng giới trong chính trị phải đảm bảo phù hợp với các cơng ước quốc tế có liên quan đến phụ nữ mà Nhà nước ta đã tham gia, ký kết và phê chuẩn.

Để hoàn thiện quan điểm và phương hướng, Luận văn đề xuất 3 nhóm giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự tham gia chính trị của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ cách mạng mới.

Nhóm giải pháp thứ nhất, liên quan đến việc nâng cao nhận thực về vai trò của phụ nữ trong Hệ thống chính trị.

Nhóm giải pháp thứ hai, liên quan đến việc tạo lập các yếu tố có tính thể chế, phối hợp hành động của cả Hệ thống chính trị nhằm nâng cao vị thế vai trị của phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội, coi đó là điều kiện nâng cao tính tích cực của phụ nữ trong đời sống chính trị.

Nhóm giải pháp thứ ba, khai thác các nguồn lực nhằm phát huy tối đa vai trò của phụ nữ trong tham gia chính trị.

KẾT LUẬN

Lịch sử phát triển của xã hội nói chung và Việt Nam nói riêng đã chứng minh vai trị vơ cùng quan trọng của người phụ nữ. Trong bất kỳ cương vị và hoàn cảnh nào, phụ nữ luôn luôn tỏ rõ quan điểm của mình. Thấy rõ được vai trị và vị trí của phụ nữ trong xã hội, Đảng và Bác Hồ đã phong tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng “Anh hung, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Đây khơng chỉ khích lệ, động viên mà cịn là sự thừa nhận và đánh giá đúng vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam. Do đó, việc lơi cuốn phụ nữ tham gia vào quá trình quản lý đất nước, quản lý xã hội là cần thiết và không thể thiếu được, là yêu cầu khách quan của xã hội văn minh và phát triển. Việc đề cử và trao quyền lãnh đạo cho phụ nữ đang là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng là vai trò tự thân của phụ nữ nhằm phát huy vai trò của giới trong phát triển kinh tế và cịn mang lại lợi ích cho bản thân phụ nữ. Nói cách khác, sự tham gia của phụ nữ vào quản lý nhà nước và xã hội vừa mang lại lợi ích cho xã hội vừa nhằm giải phóng phụ nữ.

Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “ Bình đẳng giới trong chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay” không nằm ngồi những mục đích trên. Luận văn trước hết khẳng định quan điểm “coi phụ nữ là công dân” trong quy định của Hiến pháp và vì vậy “đàn bà ngang quyền với đàn ông trên mọi phương diện”. Do đó, quan niệm pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ được xem xét từ khái niệm pháp luật về quyền chính trị nói chung và những quy định riêng về đặc điểm đặc thù của lao động nữ nói chung và cán bộ nữ nói riêng.

Xuất phát từ đặc điểm đó, vai trị của phụ nữ nói chung và cán bộ nữ nói riêng, đồng thời xuất phát từ thực tiễn pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ, luận văn đã đề xuất giải pháp sớm ban hành Luật Bình đẳng giới cùng với việc thành lập hệ thống các cơ quan thực thi và giám sát được quy định trong luật này. Việc ban hành Luật Bình giới khơng phải là

sự “ưu tiên” hay “bất bình đẳng” mà là tạo cơ hội cần thiết nhằm giúp phụ nữ vừa thực hiện tốt chức năng quản lý, vừa thực hiện tốt thiên chức của mình.

Với một hành lang pháp lý, là cơ sở quan trọng đảm bảo sự tham gia chính trị của phụ nữ. Trong những năm qua, phụ nữ Việt Nam đã tham gia một cách tích cực, có hiệu quả vào nền chính trị quốc gia, đã khẳng định được vai trò vị trí và khả năng chính trị to lớn của mình. Họ đã trở thành những chính trị gia, những nhà lãnh đạo, nhà ngoại giao được cả thế giới biết đến. Trên cả lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị, phụ nữ Việt Nam đều khẳng định được vị trí của mình. Cùng với sự phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam ngày càng phát triển cả về số lưognj và chât lượng. Tuy nhiên so với nam giới, tỷ lệ nữ tham gia vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý còn thấp. Mặc dầu số lượng có tăng lên song nhìn chung chưa thật bền vững, một số vị trí và lĩnh vực quan trọng khơng có nữ tham gia hoặc tham gia q ít. Trong ba khóa gần đây tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội liên tục giảm, các chức danh trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân, và các cơ quản lý nhà nước có xu hướng giảm hoặc tăng thì khơng đáng kể và chư athật bền vững. Vì vậy, tiếng nói của họ với tư cách là người đại diện cho giới tác động lên nghị trình, chu trình hoạch định chính sách nhằm điều chỉnh chính sách cho phụ nữ chưa đạt được. Trong thực tiễn chính trị Việt Nam hiện nay cịn có sự chênh lệch nhau khá xa giữa quyền hiến định và hiệu lực thi hành. Đây là một thực tế, trong q trình tham gia chính trị, phụ nữ Việt Nam phải đối mặt với nhiều áp lực cả phái gia đình, xã hội và chính bản thân họ, từ định kiến xã hội đến áp lực của cuộc sống hiện đại, từ việc phải lựa chọn hoặc là gia đình hoặc là sự nghiệp, chưa nói đến những tệ nạn xã hội mà phụ nữ là nạn nhân mại dâm, bạo lực gia đình…là những rào cản trong q trình tham gia chính trị của phụ nữ Việt Nam. Vì vậy, để họ tham gia nhiều hơn, tích cực hơn, hiệu quả hơn vào đời sống chính trị Việt Nam hiện nay nhằm góp phnà vào chiến lược

phát triển kinh tế xã hội quốc gia và chiến lược bình đẳng giới thì cần có quan điểm, chiến lược rõ ràng, đúng đắn, nhất quán và đề ra phươg hướng giải pháp cụ thể, đồng bộ để phá bỏ rào cản, biến những thách thức thành thời cơ nhằm xây dựng xã hội Việt Nam dân chủ, bình đẳng và phát triển.

Một xã hội dân chủ là tạo được bình đẳng về cơ hội cho mọi cơng dan trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Sự bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong tham gia chính trị là tiêu chí của nên chính trị hiện đại. Đó là đạo lý, là lương tâm, là cốt lõi của dân chủ tự do. Để đảm bảo một nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân, đáp ứng nhu cầu bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ, tránh khập khiễng giữa quyền hiến định và quyền thực tế, và những quy định của luật pháp và dư luận xã hội. Việc nâng cao tỷ lệ và chất lượng tham gia chính trị của phụ nữ là điều kiện cần là bước chuyển quan trọng trên hành trình thực hiện nam nữ bình quyền. Đây là một cuộc cách mạng thực sự khó, địi hỏi chủ thể thực hiện thực sự có bản lĩnh, có nhận thức, có trí tuệ và có tầm nhìn sâu rộng, khái qt hơn. Phải có quan điểm rõ ràng, đúng đắn; có bước đi cụ thể và những gải pháp đồng bộ, thiết thực khắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bỉnh đẳng giới trong chính trị ở việt nam giai đoạn từ 1986 đến nay (Trang 86 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)