Nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bỉnh đẳng giới trong chính trị ở việt nam giai đoạn từ 1986 đến nay (Trang 82 - 83)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2 CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CHÍNH

3.2.1 Nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị

Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về giới cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, nhất là cơ sở. Coi đây là một trong những tiêu chí để bổ nhiệm chức danh.

Xóa bỏ những quan niệm sai lệch, thành kiến, coi thường phụ nữ, nâng cao nhận thức về quyền và sự cần thiết phải thực hiện tốt quyền bình đẳng giới cho mọi thành phần xã hội, đưa nam giới vào trong chủ thể tổ chức, thực hiện, xây dựng hội nhập để tập hợp nam giới, các mẫu hình bình đẳng giới phải bắt đầu từ cán bộ nam.

Đưa bình đẳng giới vào các thiết chế văn hóa, trong các hương ước làng xã, dòng tộc, tạo tâm lý, thói quen, hình thành cách ứng xử xã hội. Vận động cho bình đẳng giới phải bắt đầu từ già làng, trưởng bản hay các tổ trưởng tổ dân phố…chừng nào chưa tạo ra các thay đổi trong quan niệm về thừa tự, về việc viết con trai, con gái trong gia phả thí khó có được bình đẳng giới thực sự trong gia đình, không bình đẳng trong gia đình, thì không có bình đẳng trong xã hội.

Đổi mới phương thức, nội dung, tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, vị trí vai trò của phụ nữ và sự cần thiết tham gia chính trị của phụ nữ; về quyền bình đẳng trong tham gia, hoạt động chính trị nhằm nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên,

các tầng lớp nhân dân; lên án, đấu tranh chống tư tưởng coi thường phụ nữ, các hành vị phân biệt đối xử, xâm hại, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.

Đề cao vai trò xã hội dân sự, tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ và Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp, đưa ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp trở thành một cơ quan độc lập theo chức năng, tách khỏi Bộ lao động thương binh và xã hội và sở lao động thương bình xã hội.

Đưa nội dung giáo dục bình đẳng giới và công tác vận động phụ nữ vào trọng tâm các chương trình, hành động của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp. Xây dựng kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ theo từng giai đoạn và thường xuyên điều chỉnh, bổ sung kế hoạch…cho phù hợp với tình hình thực tế. Tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cấp hội và vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, tăng tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý.

Đưa luật bình đẳng giới, luật phòng chống bạo lực gia đình và khoa học giới vào khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong các trường Chính trị, trường Phụ nữ, trường Cộng đồng, các khoa chính trị ở các trường Đại học, Cao đẳng và các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Tổ chức tập huấn về bình đẳng giới và vai trò của nữ giới trong đời sống chính trị quốc gia, trong đó chú trọng đối tượng nam giới ở mọi lứa tuổi, tạo môi trường xã hội để người phụ nữ thoát khỏi tâm lý mặc cảm, tự ti, giúp họ nâng cao kiến thức, kỹ năng để hội nhâọ sâu hơn, rộng hơn vào các hoạt động chính trị nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bỉnh đẳng giới trong chính trị ở việt nam giai đoạn từ 1986 đến nay (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)