Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo

năm đầu thế kỷ I 2001 – 2005)

1.2.1. Chủ trương của Đảng về giáo dục - đào tạo

Bước vào thế kỷ XXI, nhân dân ta tràn đầy phấn khởi và tin tưởng vì công cuộc đổi mới đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu quan trọng: kinh tế tăng trưởng khá; văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, GD - ĐT phát triển về quy mô và CSVC; trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập GDTH; tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng…Những thành tựu đó càng củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Trong bối cảnh đó, về GD - ĐT, Đại hội IX, Đảng Cộng sản Việt Nam (2001) khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển nhanh và bền vững” [23, tr.108-109]. Đại hội chủ trương: phải tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức chính quy, không chính quy, thực hiện “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Chăm lo phát triển giáo dục mầm non; củng cố thành tựu xóa mù chữ và phổ cập GDTH; đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục THCS, tạo điều kiện cho các địa phương hoàn thành sớm phổ cập giáo dục bậc trung học. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển đa dạng các hình thức đào tạo; khắc phục khuynh hướng “thương mại hóa” giáo dục, ngăn chặn những tiêu cực

Ngày 19/2/2000, Quốc hội khóa X ban hành 2 Nghị quyết quan trọng: Nghị quyết 40/QH-10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết 41/QH-10 về chủ trương phổ cập giáo dục THCS.

Tháng 12/2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, xác định mục tiêu, giải pháp, các bước tiến hành theo phương châm “đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” nhằm xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn, hiệu quả; tạo bước chuyển mạnh về chất lượng để nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010.

Ngày 22/11/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2001/NĐ-CP “về việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở”. Nghị định nêu mục tiêu phổ cập giáo dục THCS là đảm bảo cho hầu hết thanh thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ THCS trước khi hết tuổi 18, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Tiếp theo, ngày 15/11/2002, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg “về việc phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học”. Mục tiêu của Đề án là thực hiện Chương trình kiên cố hóa các trường, lớp học trong cả nước từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông để đến cuối năm 2003 xóa b tình trạng học 3 ca và đến năm 2005 không còn lớp học tạm thời tranh, tre, nứa, lá.

Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 “về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non”. Quyết định khẳng định Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư phát triển giáo dục mầm non, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ và lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư; ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở

những xã có điều kiện KT - XH khó khăn; nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi, tạo điều kiện để trẻ em được phát triển toàn diện về chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm m và hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách.

Tất cả những chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, để giáo dục nước ta có thể hòa nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị

Cùng với sự phát triển của đất nước trong công cuộc đổi mới, nền kinh tế của Quảng Trị đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông nghiệp toàn diện, đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa, giáo dục và thực hiện chính sách thương binh liệt sĩ, người có công. Hệ thống chính trị được củng cố. Quốc phòng an ninh được tăng cường, đảm bảo ổn định chính trị và trật tự xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Ngành GD - ĐT Quảng Trị có đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT - XH của t nh và sự phát triển KT - XH cũng tạo điều kiện và đặt ra những yêu cầu mới đối với sự nghiệp GD - ĐT.

Trên cơ sở đường lối Đại hội IX của Đảng, Đại hội Đảng bộ t nh Quảng Trị lần thứ XIII (ngày 27/2- 1/3/2001) đã xác định: “Giáo dục - Đào tạo phải được đặt ở vị trí là quốc sách hàng đầu [67; tr. 58]” và đã chọn năm 2001 là “Năm Giáo dục”. Đây là chủ trương sáng tạo của Đảng bộ t nh, với mục tiêu tạo bước chuyển đột phá về chất lượng GD - ĐT mà trước hết là đột phá vào những vấn đề còn bất cập, đồng thời tạo bước chuyển về chất trong công tác xã hội hóa giáo dục.

Đại hội cũng đề ra các nhiệm vụ, mục tiêu để phát triển GD - ĐT t nh nhà giai đoạn 2001 - 2005:

Thứ nhất, Củng cố vững chắc kết quả phổ cập GDTH và xóa mù chữ, tiến hành phổ cập THCS đạt chuẩn ở vùng đồng bằng và một số xã miền núi có điều kiện.

Thứ hai, Đổi mới phương pháp dạy - học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà ở các cấp học, ngành học.

Thứ ba, Tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng; đồng bộ về cơ cấu, loại hình; vững vàng về chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ. Chú ý phát triển Đảng - Đoàn trong trường học. Tăng cường giáo dục đạo đức trong nhà trường, tạo môi trường giáo dục lành mạnh. Khắc phục những tiêu cực trong thi cử, dạy thêm.

Thứ tư, Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường đầu tư nguồn lực, phấn đấu đến năm 2005 cùng với việc cơ bản hoàn thành kiên cố hóa và cao tầng hóa trường học, từng bước bổ sung phương tiện dạy học theo hướng hiện đại, tiên tiến. Phấn đấu nâng cao t lệ huy động học sinh đến trường và t lệ phổ cập đúng độ tuổi ở các bậc học. Xây dựng trường chuyên PTTH và hệ thống trường chuẩn quốc gia, trường kiểu mẫu ở các cấp học, ngành học. Mở rộng mạng lưới trường lớp (chính quy, phi chính quy và các hình thức học tập khác). Quy hoạch xây dựng trường dạy nghề. Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng các trung tâm giáo dục k thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề theo hướng hiện đại. Nâng t lệ người lao động được đào tạo nghề lên 20%. Có chính sách đầu tư mũi nhọn học sinh gi i, đầu tư phát triển giáo dục miền núi, vùng khó và giáo dục mầm non.

Thực hiện Ch thị 50 CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội khuyến học Việt Nam”, để từng bước quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về nhiệm vụ chiến lược Giáo dục - Đào tạo, xây dựng “cả nước trở thành một xã hội học tập”, xã hội hoá giáo dục, đẩy mạnh việc xây dựng các qu khuyến

khích tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục, ngày 13/8/2001, Ban Thường vụ T nh ủy đã có thông báo số 52 TB/TU về việc thành lập Hội khuyến học t nh Quảng Trị. Hội khuyến học có nhiệm vụ phối hợp với Mặt trận và các ban ngành, đoàn thể góp phần tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển giáo dục của t nh nhà trong năm 2002 và những năm tiếp theo; tạo điều kiện cho con em các gia đình nghèo, con em đồng bào dân tộc thiểu số được học tập và có chính sách khuyến khích người học gi i; động viên các nhà giáo, nhà khoa học, trí thức khác và những người hoạt động xã hội tham gia phát triển giáo dục; cổ vũ, quan tâm đến vai trò người thầy trong sự nghiệp GD - ĐT, kịp thời khuyến khích các giáo viên dạy gi i ở các cấp học.

Ngày 24/6/2002, T nh ủy Quảng Trị đã ra Ch thị số 14-CT/TU, “Ch thị về việc thực hiện phổ cập trung học cơ sở”. Để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của GD - ĐT, hoàn thành việc phổ cập giáo dục THCS của t nh nhà vào năm 2005, Thường vụ T nh ủy yêu cầu:

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể tiếp tục xây dựng và bổ sung chương trình hành động thực hiện Ch thị 61-CT/TW của Bộ Chính trị, BCHTƯ Đảng khoá VIII về thực hiện phổ cập THCS nhằm đạt mục tiêu nâng cao mặt bằng dân trí một cách toàn diện, làm cho hầu hết công dân đến 18 tuổi đều tốt nghiệp THC; kết hợp phân luồng sau cấp học này, tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới; phát huy cao độ tính độc lập, năng động, sáng tạo và bản lĩnh chính trị của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Chương trình hành động thực hiện phổ cập THCS phải gắn với việc khắc phục những yếu k m về chất lượng đào tạo. Đổi mới phương pháp giáo dục, triển khai tốt giáo dục toàn diện, khắc phục tiêu cực trong dạy thêm, thi

cử. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phổ cập THCS theo hướng cập nhật những thành tựu mới của khoa học công nghệ, gắn với yêu cầu phát triển KT - XH của địa phương trong thời kỳ mở cửa hội nhập.

- Củng cố vững chắc và phát huy kết quả của công tác xoá mù chữ và phổ cập GDTH. Những nơi đã hoàn thành phổ cập THCS cần tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng, tổ chức phân luồng và có kế hoạch cụ thể phổ cập THPT.

- Phát huy kết quả “Năm Giáo dục”, có kế hoạch củng cố và xây dựng CSVC, thiết bị trường học theo hướng tiêu chuẩn hoá, hiện đại hoá gắn liền với việc đổi mới chương trình, phương pháp giáo dục và sách giáo khoa để tạo điều kiện phổ cập giáo dục THCS có chất lượng và hiệu quả.

- Nâng cao t lệ huy động học sinh đến trường, t lệ phổ cập đúng độ tuổi ở các bậc học. Cùng với việc mở rộng và hoàn thiện mạng lưới THCS, ngành GD - ĐT cần phối hợp với các ngành liên quan có kế hoạch nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của Trường CĐSP, Trung học Nông nghiệp, Trung học Y tế, Trường Công nhân k thuật và NVGT, các trung tâm K thuật tổng hợp HNDN, các trung tâm GDTX…đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu phân luồng học sinh, góp phần đào tạo nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH của t nh.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. Xây dựng và hoàn thiện chế độ chính sách của t nh đối với giáo viên nói chung và giáo viên tham gia phổ cập THCS nói riêng. Chú ý những địa bàn khó khăn, KT - XH kém phát triển như vùng núi, miền biển.

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể coi việc thực hiện phổ cập THCS là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT - XH của địa phương, đơn vị. Phải tăng cường công tác kiểm

tra, kịp thời sơ kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình tiên tiến. Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng tiến độ và có chất lượng nhiệm vụ phổ cập THCS.

1.2.3. Quá tr nh chỉ đạo t ch c thực hiện và kết quả

Để đưa Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ t nh lần thứ XIII vào cuộc sống, HĐND t nh đã họp và ban hành nhiều cơ chế chính sách có hiệu quả như: ra nghị quyết giải quyết cho 1209 giáo viên Mầm non ngoài biên chế được tăng phụ cấp ưu đãi và đóng bảo hiểm xã hội; giải quyết chế độ ưu đãi cho 141 cán bộ quản lý giáo dục công tác ở cơ quan Sở và phòng Giáo dục, đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng nhà ở cho giáo viên ở vùng sâu, vùng cao… Nhằm cụ thể hóa Ch thị số 14-CT/TU, “Chỉ thị về việc thực hiện phổ cập trung học cơ sở” của T nh ủy Quảng Trị, ngày 15/8/2002, UBND t nh Quảng Trị đã ra Kế hoạch số 1373/KH-UB, “Kế hoạch thực hiện phổ cập trung học cơ sở tỉnh Quảng Trị (2001 - 2005)”. Kế hoạch đã đề ra những mục tiêu cụ thể sau:

- Củng cố, phát huy kết quả chống mù chữ và phổ cập GDTH; tiếp tục ch đạo xóa mù chữ, phổ cập GDTH, đặc biệt 2 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện THCS; giảm t lệ lưu ban, b học; đảm bảo số học sinh THCS đi học trong độ tuổi đạt 90% vào năm 2005 và 95% vào năm 2010; về cơ bản không còn trẻ em bước vào 15 tuổi bị mù chữ vào năm 2010; t lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt từ 90% trở lên.

- Các huyện - thị xã: Vĩnh Linh, Gio Linh, Đông Hà, Triệu Phong, Hải Lăng, thị xã Quảng Trị, Cam Lộ quyết tâm đạt chuẩn phổ cập THCS vào năm 2003 và 2 huyện Đakrông, Hướng Hóa vào năm 2005.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ t nh lần thứ XIII, các Nghị quyết Quốc hội khóa X về giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị đã chọn chủ đề hàng năm để tập trung ch đạo thực hiện.

- Năm 2001: Năm Giáo dục của t nh Quảng Trị - Năm 2002: Đổi mới thi tốt nghiệp Tiểu học

- Năm 2003:Tổ chức giáo viên tình nguyện làm phổ cập giáo dục vùng khó

- Năm 2004: Toàn t nh hợp lực giúp vùng khó làm giáo dục THCS - Năm 2005: Đề án phát triển giáo dục Mầm non

- Năm 2006: Chất lượng dạy - học, chất lượng phổ cập giáo dục vùng khó. - Năm 2007: Nâng cao chất lượng quản lí giáo dục, thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” - Năm 2008: Năm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

- Năm 2009: Năm đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục - Xây dựng công trình vệ sinh nước sạch.

Đây là cách làm sáng tạo, phù hợp với giáo dục ở những vùng có xuất phát điểm thấp, khó khăn khách quan nặng nề. Mỗi năm một chủ đề nhưng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)