Về những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị đối với sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 90 - 92)

Chương 3 : NHẬN ÉT VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

3.1. Nhận xét chung

3.1.1. Về những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị đối với sự

nghiệp giáo dục và đào tạo

Để thực hiện đường lối chủ trương của Đảng về phát triển GD - ĐT trong 10 năm đầu thế kỷ XXI được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X của Đảng cũng như nội dung trong các Nghị quyết, Chiến lược phát triển giáo dục của Đảng, Đảng bộ t nh Quảng Trị cùng với lãnh đạo ngành GD - ĐT đã có những chủ trương, nghị quyết, chính sách ch đạo công tác GD - ĐT trong toàn ngành rất cụ thể và sát sao. Điều đó được thể hiện rất r trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ t nh lần thứ XIII, XIV. Đại hội t nh Đảng bộ lần thứ XIII quyết định lấy năm 2001 làm “Năm Giáo dục” của t nh. Mở đầu thế kỷ XXI bằng một chủ đề lớn “Năm Giáo dục” là kết quả của quá trình nhận thức “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là sự nhạy cảm về cuộc cách mạng khoa học - công nghệ chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Dưới sự ch đạo của Bộ GD - ĐT thông qua các văn bản, hướng dẫn ch đạo từng nhiệm vụ cụ thể đối với từng cấp học, ngành học trong mỗi giai đoạn cũng như từng năm học, ngành GD - ĐT Quảng Trị đã đề ra được kế hoạch và cơ bản thực hiện một cách có hiệu quả.

T nh ủy, HĐND, UBND t nh Quảng Trị đã coi trọng, đặt đúng vị trí quốc sách hàng đầu của GD - ĐT, có những chủ trương, biện pháp tăng cường lãnh đạo giáo dục, luôn quan tâm tạo mọi điều kiện và động viên kịp thời để giáo dục Quảng Trị từng bước khắc phục những khó khăn về CSVC, về đội ngũ giáo viên, về việc phát triển giáo dục cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Cùng với việc ch đạo, thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, Nghị quyết 40/QH-10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết 41/QH-10 về chủ trương phổ cập giáo dục THCS, Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg “về việc phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học”, Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg “về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non”, Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP “về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục- thể thao”, Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010””, Luật Giáo dục 2005, Ch thị số 33/2006/CT-TTg “Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”; đồng thời đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp GD - ĐT trong quần chúng nhân dân, T nh ủy Quảng Trị đã có thông báo số 52 TB/TU về việc thành lập Hội khuyến học t nh Quảng Trị, ra Ch thị số 14-CT/TU, “Chỉ thị về việc thực hiện phổ cập trung học cơ sở” và ban hành Chương trình hành động số 44-CTHĐ/TU “về thực hiện Chỉ thị số 11-CT TW ngày 13 4 2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”. Đây là những Nghị quyết riêng về GD - ĐT, đã thể hiện được sự nhất quán trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc sách hàng đầu của Đảng bộ t nh Quảng Trị, do đó đã huy động được sức mạnh tổng hợp của các cấp ủy đảng, các ban, ngành, đoàn thể, CBGV và quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào sự nghiệp “trồng người” của t nh.

Như vậy có thể khẳng định, về cơ bản quá trình đề ra chủ trương của Đảng bộ t nh Quảng Trị để phát triển GD - ĐT là đúng với chủ trương, đường lối về phát triển GD - ĐT của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như đối với thực tiễn đặt ra trong ngành GD - ĐT và phù hợp với yêu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của t nh nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)