Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 118 - 138)

Chương 3 : NHẬN ÉT VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu

3.2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Hợp tác quốc tế trong lĩnh và đào vực GD - ĐT là hình thức liên kết đào tạo giữa nhiều nước và vùng lãnh thổ để thúc đẩy sự phát triển về chất và lượng của giáo dục; tiếp cận chuẩn mực giáo dục đại học tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới; góp phần tích cực thực hiện mục tiêu đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao, ngang tầm khu vực, từng bước đạt trình độ quốc tế. Hoạt động đào tạo hợp tác quốc tế đang diễn ra mạnh trong lĩnh vực đào tạo đại học và sau đại học. Hiện nay, hầu hết các trường đại học lớn trên cả nước đều đã có và xúc tiến đào tạo hợp tác quốc tế.

Nằm trong xu thế chung đó, dưới sự ch đạo của UBND t nh, ngành GD - ĐT Quảng Trị đã mở rộng hợp tác quốc tế với các nước Lào, Thái Lan, Phần Lan, Hà Lan, Đức, Singapo... Ngành đã tổ chức tiếp nhận, sử dụng, bảo quản có hiệu quả các chương trình tài trợ của ODA, ADB, WB...; tiếp nhận chương trình dự án Phần Lan cho Trung tâm K thuật tổng hợp HNDN t nh và Trường CĐSP; đưa hàng chục CBGV đến Phần Lan tham quan, học tập nâng cao năng lực hiểu biết và phương pháp giảng dạy, sử dụng thiết bị hiện đại, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh. Hàng năm Sở GD - ĐT Quảng Trị cử giáo viên sang giảng dạy cho học sinh Việt Kiều, là t nh đầu tiên trong cả nước đi đầu về việc cử giáo viên qua Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dạy tiếng Việt cho con em Việt Kiều. Quan hệ hợp tác giữa Sở GD - ĐT Quảng Trị với Sở Giáo dục Savanakhet phát triển tốt. Ngành cũng đã tổ chức chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng các trường THPT theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore cho 162 Hiệu trưởng; tổ chức cho 33 Hiệu trưởng THPT tham gia, học tập tại Singapore.

Trong hệ thống các trường chuyên nghiệp của t nh, Trường CĐSP Quảng Trị là đơn vị đi đầu trong việc hợp tác quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hợp tác quốc tế trong sự phát triển chung của nhà trường, ngay từ khi mới thành lập, cùng với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trường CĐSP Quảng Trị đã xác định công tác hợp tác quốc tế cũng là một nhiệm vụ trọng tâm. Với tinh thần chủ động phát huy lợi thế, nắm bắt thời cơ, khắc phục khó khăn, đặc biệt là sự quan tâm ch đạo của Bộ GD - ĐT, T nh uỷ và UBND t nh Quảng Trị, sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành liên quan trong t nh, Trường CĐSP Quảng Trị đã thực hiện công tác hợp tác quốc tế với nhiều nội dung phong phú, đạt hiệu quả cao. Từ năm 2004 đến nay, Trường đã cử nhiều lượt giảng viên sang dạy các lớp tiếng Việt cho cán bộ, công chức và sinh viên dự tuyển tại các t nh bạn; đã tổ chức và

hoàn thành khoá đào tạo Tin học ứng dụng cho 3 giảng viên của Trường CĐSP Savannakhet; tiếp nhận đào tạo 16 lưu học sinh Lào và giáo viên sang học ngành CĐSP Toán - Tin học, CĐSP Âm nhạc, M thuật, Mầm non và Văn - Tiếng Việt. Hiện nhà trường đã hoàn thành đề án “Đào tạo giáo viên cho t nh Savannakhet và Salavan giai đoạn 2009 - 2015”. Trường đã đào tạo tiếng Việt căn bản cho 30 học viên của 2 t nh Savannakhet và Salavan được cử sang học Lý luận chính trị, bảo đảm nơi ăn ở và phối hợp với Trường Chính trị Lê Duẩn quản lý học viên.

Song song với thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác giáo dục với các đối tác Lào, Trường CĐSP Quảng Trị tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình hợp tác với 8 trường đại học vùng Đông Bắc Thái Lan. Hai bên đã nhiều lần cử giáo viên sang phía bạn giảng dạy tiếng Việt và tiếng Thái cho cán bộ, nhân dân và học sinh, sinh viên đạt kết quả tốt. Trường CĐSP Quảng Trị và Trường Đại học Rajabhat Ubon Ratchathani đã thống nhất hợp tác về đào tạo trình độ cử nhân đại học theo hình thức liên thông và liên kết; phát triển hệ thống mạng máy tính và hệ thống CNTT; chia sẻ nguồn tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu, giảng dạy trên Trung tâm học tập trực tuyến và nâng cấp hệ thống Trung tâm học tập trực tuyến; hỗ trợ xây dựng thư viện điện tử, ứng dụng CNTT trong quản lý thư viện điện tử và hệ thống quản lý Trung tâm thông tin thư viện; nâng cấp mạng nội bộ (LAN) và hợp tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực CNTT. Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2007, Trường CĐSP Quảng Trị tổ chức tuyển sinh và phối hợp quản lý lưu học sinh du học tại các trường đại học vùng Đông Bắc Thái Lan. Trong 3 năm, trường đã tuyển và trực tiếp bàn giao hơn 110 học sinh cho các trường đại học Thái Lan đào tạo tiếng Thái và chuyên ngành.

Trường Trung cấp Y tế của t nh đã nhận được sự đầu tư của Chính phủ Hà Lan từ khi mới thành lập; Trường Trung học NN và PTNT t nh được

Cộng hòa Liên bang Đức giúp đỡ trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ việc phát triển ngành nông nghiệp của t nh.

Có thể khẳng định, dưới sự ch đạo trực tiếp của UBND, công tác hợp tác quốc tế trên lĩnh vực GD - ĐT những năm qua đã góp phần không nh vào sự phát triển của ngành GD - ĐT t nh nhà; thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác phát triển giữa các trường nói riêng, các t nh nói chung trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, là một t nh có lợi thế về vị trí địa lý trong xu thế hội nhập nhưng Đảng bộ t nh chưa chú ý ch đạo việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên lĩnh vực GD- ĐT, nhất là các nước trên tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây (EWEC) để góp phần vào việc đào tạo nhân lực chất lượng cao cho t nh nhà.

Cho nên, trong thời gian tới, để mở rộng và nâng cao hiệu quả của công tác hợp tác quốc tế trên lĩnh vực GD - ĐT, T nh ủy cần tăng cường ch đạo việc hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở GD - ĐT, các quốc gia trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây và các tổ chức quốc tế để huy động mọi nguồn lực, khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế EWEC, tạo bước phát triển mới nhằm thúc đẩy GD - ĐT phát triển. Cần tập trung vào các nội dung cơ bản như: chương trình hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu cải thiện cơ sở vật chất và hệ thống đào tạo phát triển lao động có k thuật, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH; phấn đấu tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên toàn t nh lên 40% vào năm 2015 và 50% năm 2020; chương trình Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý dạy nghề, nâng cao năng lực hoạch định và xây dựng chính sách dạy nghề cho t nh; thu hút các nguồn ODA từ các nhà tài trợ để phát triển dạy nghề; hợp tác đào tạo nghề chất lượng cao cho các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…để nguồn nhân lực t nh đạt các chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng được các tiêu chuẩn lao động của thị

trường lao động khu vực và thế giới. Đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác, giao lưu thương mại, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì khi kinh tế - xã hội phát triển thì sẽ tác động trở lại, góp phần thúc đẩy sự nghiệp GD - ĐT phát triển mạnh mẽ.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài: “Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lãnh đạo sự nghiệp giáo

dục - đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010”, luận văn đã đạt được những kết

quả như sau:

Luận văn đã khái quát quá trình Đảng bộ t nh lãnh đạo, phát triển sự nghiệp GD- ĐT theo hai giai đoạn.

1.Giai đoạn thứ nhất: từ năm 2001 đến năm 2005. Trong giai đoạn này, luận văn đã khái quát được vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của t nh để từ đó thấy được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với Đảng bộ t nh Quảng Trị trong việc phát triển GD - ĐT. Bên cạnh đó, luận văn đã trình bày khái quát sự nghiệp GD - ĐT của t nh Quảng Trị trước năm 2001, đặc biệt là quá trình Đảng bộ t nh Quảng Trị lãnh đạo sự nghiệp GD - ĐT từ năm 1989 đến năm 2000 để thấy thực trạng GD - ĐT Quảng Trị sau hơn 10 năm tách t nh. Những vấn đề đó đặt ra yêu cầu cần giải quyết, làm cơ sở cho Đảng bộ t nh Quảng Trị đề ra chủ trương, biện pháp phát triển GD- ĐT trong những năm 2001 - 2005.

Luận văn đã trình bày hệ thống chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD - ĐT với nhiều thuận lợi cũng như đầy thách thức, từ đó thấy được trách nhiệm nặng nề của toàn Đảng, toàn dân đối với sự nghiệp GD - ĐT. Điều đó đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới hệ thống GD - ĐT Quảng Trị cho phù hợp với tình hình mới. Để đẩy mạnh sự nghiệp GD - ĐT, Đảng bộ t nh Quảng Trị đã chủ động, sáng tạo đề ra chủ trương, biện pháp ch đạo, tổ chức thực hiện cho công tác GD - ĐT như sau:

Mở đầu thiên niên kỷ mới, Đảng bộ t nh Quảng Trị chọn năm 2001 là “Năm Giáo dục” của t nh để tạo bước đột phá về GD - ĐT. Ch đạo ngành GD - ĐT chọn chủ đề hàng năm để tập trung giải quyết dứt điểm các yêu cầu,

nhiệm vụ đặt ra đối với sự nghiệp GD - ĐT t nh nhà: tiếp tục sắp xếp, củng cố và phát triển mạng lưới trường, lớp hợp lý, phù hợp với điều kiện vùng, miền; tăng quy mô GD - ĐT tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao dân trí và phát triển KT - XH của t nh nhà. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về đức dục, trí dục và thể dục. Tiếp tục bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên để góp phần nâng cao chất lượng GD - ĐT. Huy động mọi nguồn lực xây dựng CSVC trường học để đến năm 2005 cơ bản hoàn thành kiên cố hóa và cao tầng hóa trường học, từng bước bổ sung phương tiện dạy học theo hướng hiện đại, tiên tiến. Củng cố vững chắc kết quả phổ cập GDTH và xóa mù chữ đồng thời tiến hành phổ cập THCS. Chú trọng phát triển giáo dục ở vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa để đảm bảo sự phát triển đồng đều, bình đẳng giữa các vùng, miền trong t nh. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để tạo cơ hội cho mọi trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được cắp sách đến trường; mọi người dân được học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Đổi mới công tác quản lý giáo dục và tăng cường hợp tác quốc tế về GD - ĐT.

Từ việc làm r tư tưởng ch đạo của Đảng bộ t nh Quảng Trị về phát triển GD - ĐT qua các nghị quyết, ch thị, kế hoạch cùng một số kết quả đạt được, luận văn đã khẳng định thành công bước đầu trong việc ch đạo phát triển GD - ĐT của Đảng bộ t nh Quảng Trị đồng thời ch ra một số hạn chế đòi h i Đảng bộ t nh cần có hướng ch đạo giải quyết trong giai đoạn 2005 - 2010.

2. Trong giai đoạn thứ hai, từ năm 2005 đến năm 2010, luận văn đã trình bày khá cụ thể chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản về phát triển GD - ĐT sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới. Điều đó đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới, chấn ch nh, hoàn thiện hệ thống GD - ĐT Quảng Trị cho phù hợp với tình hình mới.

Để phát huy những thành quả đạt được và khắc phục những mặt còn yếu k m của sự nghiệp GD - ĐT t nh nhà và thúc đẩy sự nghiệp GD - ĐT phát triển, Đảng bộ t nh Quảng Trị đã đưa ra các quan điểm cụ thể: đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, kết hợp với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về GD - ĐT. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá, kiểm tra, thi cử để nâng cao chất lượng GD - ĐT. Quản lý, chấn ch nh việc dạy thêm, học thêm đảm bảo đúng quy định. Quyết tâm xây dựng xã hội học tập để tạo cơ hội cho mọi người được học tập nâng cao trình độ. Hoàn thành việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cấp. Nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo của trường CĐSP, trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề. Huy động mọi nguồn lực để xây dựng CSVC trường học, đồng thời chú trọng phát triển giáo dục cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Triển khai việc đưa internet vào trường học.

Với quan điểm trên, Đảng bộ t nh Quảng Trị đã lãnh đạo, ch đạo công tác tổ chức thực hiện để phát triển GD - ĐT. Đó là: chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, ngành học, các loại hình đào tạo. Hoàn thành và củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục THCS, đẩy mạnh phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, thực hiện phổ cập giáo dục THPT ở những địa bàn thuận lợi; tiếp tục chú trọng đến giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số. Hoàn thiện việc phát triển mạng lưới trường lớp, hoàn ch nh cơ cấu các loại hình GD - ĐT, phát triển quy mô của các cấp học, ngành học; tăng cường CSVC, thiết bị trường học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa. Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, đánh giá và thi cử; tăng cường nề nếp, kỷ cương học đường. Tiếp tục đẩy

mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý nhà nước về giáo dục, nhất là công tác thanh tra giáo dục; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; tăng cường ứng dụng CNTT vào quản lý giáo dục.

Với những chủ trương, biện pháp cụ thể, mạnh mẽ, sự nghiệp GD - ĐT Quảng Trị đã đạt được những kết quả r rệt, khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng bộ t nh Quảng Trị đối với mọi mặt của công tác đổi mới, chấn hưng sự nghiệp GD - ĐT t nh nhà.

3. Qua việc đưa ra những nhận x t và rút ra những kinh nghiệm chủ yếu, luận văn đã làm r vai trò quan trọng của Đảng bộ t nh Quảng Trị trong quá trình lãnh đạo, ch đạo các hoạt động thi đua, xây dựng, phát triển và đổi mới GD - ĐT trong toàn t nh từ năm 2001 đến năm 2010.

Kinh nghiệm của quá trình Đảng bộ t nh Quảng Trị lãnh đạo sự nghiệp GD - ĐT đã khẳng định: để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ bản cơ chế quản lý, nội dung, chương trình, phương pháp dạy - học; tăng cường CSVC, thiết bị trường học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập trong toàn t nh thì sự lãnh đạo, ch đạo toàn diện của Đảng bộ Quảng Trị đối với mọi mặt của sự nghiệp GD - ĐT là yếu tố quan trọng bậc nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 118 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)