Những hạn chế chính và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 103 - 105)

Chương 3 : NHẬN ÉT VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

3.1. Nhận xét chung

3.1.4. Những hạn chế chính và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được, từ năm 2001 đến năm 2010, sự nghiệp GD - ĐT t nh Quảng Trị cũng có những khó khăn, bất cập, hạn chế, khuyết điểm cần được nhìn nhận một cách khách quan, nghiêm túc để kịp thời khắc phục, sửa chữa và phấn đấu, đó là:

Sự đa dạng các loại hình trường lớp chưa được triển khai đồng đều ở tất cả các ngành học, cấp học; việc xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia mới ch tập trung ở bậc tiểu học. Chất lượng giáo dục chưa đồng đều ở trên một địa bàn và vùng - miền. Chất lượng học sinh dân tộc ít người, học sinh ngoài công lập còn thấp so với yêu cầu. Hiện tượng học sinh nói tục, vi phạm luật an toàn giao thông vẫn còn.

Việc duy trì kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS ở một số địa bàn khó chưa bền vững và có nguy cơ mất chuẩn. Một số trung tâm học tập cộng đồng hoạt động còn mang tính phong trào, hiệu quả còn hạn chế. Định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS và THPT chưa được quan tâm đúng mức.

Hệ thống quy mô giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề của t nh mới hình thành còn nh b . Việc nâng cấp một số trường TCCN của t nh lên trường cao đẳng chưa được thực hiện đúng tiến độ như Nghị quyết số 02/2007/HĐND của HĐND t nh đề ra.

Công tác quản lý giáo dục đã được đổi mới song chưa thực sự tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ cả hệ thống từ cơ quan Sở đến lãnh đạo các phòng GD - ĐT, các trường, đơn vị trực thuộc và từng tổ bộ môn trong các trường học và từng giáo viên. Công tác ch đạo chiều sâu thực hiện giải pháp chất lượng và các cuộc vận động ở một số đơn vị, một số cán bộ quản lý còn hạn chế.

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy của một bộ phận không nh giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều giáo viên dạy các môn xã hội, nhất là bậc THPT còn “đọc - ch p” nên chất lượng giờ dạy thấp.

Cơ sở vật chất trường học nhìn chung còn thiếu thốn, nghèo nàn chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục toàn diện. Số lượng trường học thực sự Xanh - Sạch - Đẹp còn hạn chế và chưa thật ấn tượng. Nhiều trường học ở

miền núi thiếu sân chơi, bãi tập, công trình vệ sinh, nước sạch. Một số trường học thiếu phòng thực hành, thí nghiệm. Công tác bảo quản và sử dụng thiết bị ở một số trường THCS, THPT hiệu quả còn thấp. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở huyện Đakrông và cấp THPT còn chậm so với kế hoạch.

Những hạn chế trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, Một số cấp ủy Đảng, chính quyền và cơ quan chức năng chưa nhận thức sâu sắc và thực hiện đầy đủ quan điểm “giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”, “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” và “đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển”; chưa chú ý lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng trong giáo viên, học sinh.

Thứ hai, Một số giáo viên năng lực còn hạn chế và chưa thật sự tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”.

Thứ ba, Công tác quản lý giáo dục của t nh vẫn còn có những tồn tại nhất định: năng lực, kinh nghiệm quản lý của một số cán bộ lãnh đạo còn hạn chế, nhất là cán bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ tư, Đầu tư cho giáo dục trong thời gian qua tuy lớn nhưng vẫn chưa tương xứng với yêu cầu phát triển, dẫn đến mâu thuẫn giữa phát triển nhanh về số lượng và yêu cầu cao của chất lượng trong khi các điều kiện đảm bảo chất lượng còn nhiều khó khăn.

Thứ năm, Việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)