CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM VÀ BIỆN LUẬN
3.3.1 P ân tíc kết quả về mặt địn lƣợng.
Để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của việc sử dụng bộ tư liệu hỗ trợ dạy - học chương trình Sinh học 12, THPT, sau khi dạy xong 2 giáo án thực nghiệm và 2 giáo án đối chứng chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS ở 2 trường. Chúng tôi thực hiện tổng số 2 lần kiểm tra, mỗi lần kiểm tra 2 lớp (1 lớp TN và 1 lớp ĐC) ở mỗi trường. Số bài kiểm tra thu được ở mỗi nhóm lớp được trình bày trong bảng 3.3.
Bảng 3.3 Số bài kiểm tra trong thực nghiệm sư phạm
Tên b i t ực n iệm Đối c ứn T ực n iệm
Tên lớp Số bài Tên lớp Số bài
B i 42. Hệ sin t ái 12/10 34 12/8 34
12/5 38 12/11 38
B i 43. Trao đổi vật c ất v năn lƣợn tron ệ sin t ái
12/8 33 12/10 34
12/11 38 12/5 38
Tổn 143 144
Kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm đã được xử lí và trình bày trong bảng biểu dưới đây 3.4.
Bảng 3.4 Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra
P ƣơn án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 n X S m
ĐC 0 0 2 9 15 27 24 36 21 9 143 7,09 1,68 0,14
Số liệu bảng 3.4 cho thấy giá trị điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (7,63 > 7,09). Phương sai của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng. Như vậy, điểm ở lớp thực nghiệm tập trung hơn so với lớp đối chứng. Với sai số m ta nhận thấy rằng 2 khoảng (X m) 6,95 7,09 7,23 và 7,5
7,63 7,76 không giao nhau, chứng minh khả năng lĩnh hội kiến thức của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
Từ bảng tần số điểm chúng tôi tiến hành lập bảng phân phối tần suất điểm qua 2 lần kiểm tra, dùng Excel để lập bảng tần xuất điểm.
Bảng 3.5 Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra
PA/Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC % 0 0 1,4 6,3 10,49 18,88 16,78 25,17 14,68 6,3
TN % 0 0 0,7 2,08 4,16 21,53 17,36 18,75 23,61 11,81 Từ số liệu bảng 3.5, dùng quy trình vẽ đồ thị Excel, lập đồ thị tần suất điểm (hình 3.23).
Hình 3.23 Biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra
Theo hình 3.23, ta thấy rằng giá trị mod ở lớp đối chứng là 8, ở lớp thực nghiệm là 9. Các điểm 3, 4 và 5 ở lớp thực nghiệm luôn thấp hơn lớp đối chứng; mức điểm trung bình là 6 và 7 ở 2 lớp có tần suất tương đương nhau. Ở mức điểm
0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 %ĐC %TN Điểm
giỏi (9 và 10) lớp thực nghiệm cao hơn rất nhiều so với lớp đối chứng. Điều này cho phép dự đoán kết quả bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
Từ số liệu 3.4. Dùng Exel lập bảng hội tụ tiến (Bảng 3.6) để so sánh tần suất bài đạt điểm từ giá trị Xi trở lên.
Bảng 3.6 Bảng tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra
PA/Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC % 100 100 100 98,6 92,3 81,8 62,9 46,2 21 6,3
TN % 100 100 100 99,3 97,2 93,1 71,5 54,2 35,4 11,8 Từ số liệu 3.6 cho thấy tỉ lệ phần trăm các bài đạt giá trị Xi trở lên. Ví dụ, tần suất điểm 8 trở lên của lớp đối chứng là 46,2%; của lớp thực nghiệm là 54,2%. Ở bảng 3.5 ta thấy rằng tần suất điểm 8 ở lớp đối chứng cao hơn lớp thực nghiệm. Tuy nhiên, qua bảng tần suất hội tụ tiến ta thấy rằng tần suất đạt điểm 8 trở lên ở lớp thực nghiêm cao hơn lớp đối chứng.
Từ số liệu bảng 3.6, vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra (hình 3.24).
Hình 3.24 Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra
Trong hình 3.24 đường hội tụ tiến tần suất điểm của lớp thực ngiệm nằm về bên phải so với đường hội tụ tiến tần suất điểm của lớp đối chứng. Như vậy, kết quả điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN
Sau khi phân tích số liệu điểm kiểm tra, chúng tôi tiến hành lập bảng phân phối tần suất theo trình độ HS.
Bảng 3.7 Bảng phân phối tần suất theo xếp loại trình độ học sinh
P ƣơn án Số b i Yếu kém Trun bìn K á Giỏi
ĐC % 143 7,7 29,4 41,9 20,9
TN % 144 2,8 25,7 26,1 35,4
Hình 3.25 Biều đồ phân phối tần suất theo xếp loại trình độ HS
Qua bảng 3.7 và hình 3.25 ta thấy rằng số HS yếu, kém và trung bình của lớp thực nghiệm luôn thấp hơn lớp đối chứng. Số HS khá của lớp đối chứng cao hơn lớp thực nghiệm. Tuy nhiên, số lượng HS giỏi của lớp thực nghiệm (35,4%) cao hơn so với lớp đối chứng (20,9%).
3.3.2 P ân tíc kết quả về mặt địn tín
Qua quá trình ứng dụng bộ tư liệu vào giảng dạy và kiểm tra ở 2 nhóm lớp TN và ĐC, chúng tơi thấy:
- Ở lớp ĐC: HS ít phát biểu, ít hứng thú trong tiết học, lúng túng trong khi làm bài kiểm tra.
- Ở lớp TN: Những đoạn video và hình ảnh trong bộ tư liệu được thiết kế vào bài giảng điện tử đã kích thích được tính hứng thú ở HS, lớp học sơi nổi. Trong giờ
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Yếu, kém Trung bình Khá Giỏi
%ĐC %TN
kiểm tra HS nhanh chóng trả lời được các câu hỏi. Điều này chứng tỏ chất lượng bài dạy đạt hiệu quả.
Như vậy, qua việc phân tích kết quả về mặt định lượng và định tính các kết quả thu được trong thực nghiệm đã thể hiện được tính hiệu quả của bộ tư liệu hỗ trợ dạy - học chương trình Sinh học 12, THPT. Điều này chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra: Sau khi bộ tư liệu hoàn thành sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho GV và sinh viên sư phạm sau khi ra trường để giảng dạy kiến thức chương trình Sinh học 21, THPT. Bộ tư liệu sẽ là một công cụ đắc lực cho việc biên soạn và giảng bằng giáo án điện tử góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học. Mặt khác, bộ tư liệu sẽ kích thích sự hứng thú, say mê học tập mơn Sinh học, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
3.3.3 Ý kiến nhận xét của iáo viên ọc sinh khối thực nghiệm.
Để bộ tư liệu được hồn thiện hơn, chúng tơi đã gửi bộ tư liệu này cho một số giáo viên THPT sử dụng để thiết kế giáo án điện tử, kiểm tra đánh giá và có những ý kiến đóng góp cho bộ tư liệu.
Qua điều tra và xin ý kiến trực tiếp thì hầu hết các GV đều mong muốn được sử dụng bộ tư liệu, bởi bộ tư liệu đã giải quyết được một số khó khăn trong quá trình dạy học. Theo một số cơ giáo thì việc dạy học với PowerPoint sẽ giúp GV tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc ghi bảng, trong thao tác sử dụng những loại đồ dùng trực quan truyền thống hay hướng dẫn HS thực hiện các loại bài tập, giới thiệu tài liệu tham khảo… Thay vào đó, GV có điều kiện tốt để tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận, phát huy tính tích cực, say mê, hứng thú trong học tập. Mặt khác, trong một tiết học GV có thể hướng dẫn cho HS tiếp cận một lượng kiến thức phong phú, sâu rộng và sinh động. Như vậy, bộ tư liệu đã góp một phần trong q trình đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học.
Về phía HS, hầu hết các em HS khi được học các bài có sử dụng tư liệu trong bộ tư liệu đều cảm thấy hứng thú, lôi cuốn và tiếp thu bài nhanh hơn, kích thích sự hăng say hoạt động và HS đều mong muốn có tất cả những tiết học như vậy.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ