KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM VÀ BIỆN LUẬN

Một phần của tài liệu Xây dựng và ứng dụng bộ tư liệu hỗ trợ dạy - học chương trình sinh học 12 - THPT. (Trang 51)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.3 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM VÀ BIỆN LUẬN

3.3.1 P ân tíc kết quả về mặt địn lƣợng.

Để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của việc sử dụng bộ tư liệu hỗ trợ dạy - học chương trình Sinh học 12, THPT, sau khi dạy xong 2 giáo án thực nghiệm và 2 giáo án đối chứng chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS ở 2 trường. Chúng tôi thực hiện tổng số 2 lần kiểm tra, mỗi lần kiểm tra 2 lớp (1 lớp TN và 1 lớp ĐC) ở mỗi trường. Số bài kiểm tra thu được ở mỗi nhóm lớp được trình bày trong bảng 3.3.

Bảng 3.3 Số bài kiểm tra trong thực nghiệm sư phạm

Tên b i t ực n iệm Đối c ứn T ực n iệm

Tên lớp Số bài Tên lớp Số bài

B i 42. Hệ sin t ái 12/10 34 12/8 34

12/5 38 12/11 38

B i 43. Trao đổi vật c ất v năn lƣợn tron ệ sin t ái

12/8 33 12/10 34

12/11 38 12/5 38

Tổn 143 144

Kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm đã được xử lí và trình bày trong bảng biểu dưới đây 3.4.

Bảng 3.4 Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra

P ƣơn án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 n X S m

ĐC 0 0 2 9 15 27 24 36 21 9 143 7,09 1,68 0,14

Số liệu bảng 3.4 cho thấy giá trị điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (7,63 > 7,09). Phương sai của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng. Như vậy, điểm ở lớp thực nghiệm tập trung hơn so với lớp đối chứng. Với sai số m ta nhận thấy rằng 2 khoảng (X m) 6,95 7,09 7,23 và 7,5

7,63 7,76 không giao nhau, chứng minh khả năng lĩnh hội kiến thức của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Từ bảng tần số điểm chúng tôi tiến hành lập bảng phân phối tần suất điểm qua 2 lần kiểm tra, dùng Excel để lập bảng tần xuất điểm.

Bảng 3.5 Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra

PA/Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC % 0 0 1,4 6,3 10,49 18,88 16,78 25,17 14,68 6,3

TN % 0 0 0,7 2,08 4,16 21,53 17,36 18,75 23,61 11,81 Từ số liệu bảng 3.5, dùng quy trình vẽ đồ thị Excel, lập đồ thị tần suất điểm (hình 3.23).

Hình 3.23 Biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra

Theo hình 3.23, ta thấy rằng giá trị mod ở lớp đối chứng là 8, ở lớp thực nghiệm là 9. Các điểm 3, 4 và 5 ở lớp thực nghiệm luôn thấp hơn lớp đối chứng; mức điểm trung bình là 6 và 7 ở 2 lớp có tần suất tương đương nhau. Ở mức điểm

0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 %ĐC %TN Điểm

giỏi (9 và 10) lớp thực nghiệm cao hơn rất nhiều so với lớp đối chứng. Điều này cho phép dự đoán kết quả bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Từ số liệu 3.4. Dùng Exel lập bảng hội tụ tiến (Bảng 3.6) để so sánh tần suất bài đạt điểm từ giá trị Xi trở lên.

Bảng 3.6 Bảng tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra

PA/Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC % 100 100 100 98,6 92,3 81,8 62,9 46,2 21 6,3

TN % 100 100 100 99,3 97,2 93,1 71,5 54,2 35,4 11,8 Từ số liệu 3.6 cho thấy tỉ lệ phần trăm các bài đạt giá trị Xi trở lên. Ví dụ, tần suất điểm 8 trở lên của lớp đối chứng là 46,2%; của lớp thực nghiệm là 54,2%. Ở bảng 3.5 ta thấy rằng tần suất điểm 8 ở lớp đối chứng cao hơn lớp thực nghiệm. Tuy nhiên, qua bảng tần suất hội tụ tiến ta thấy rằng tần suất đạt điểm 8 trở lên ở lớp thực nghiêm cao hơn lớp đối chứng.

Từ số liệu bảng 3.6,vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra (hình 3.24).

Hình 3.24 Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra

Trong hình 3.24 đường hội tụ tiến tần suất điểm của lớp thực ngiệm nằm về bên phải so với đường hội tụ tiến tần suất điểm của lớp đối chứng. Như vậy, kết quả điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN

Sau khi phân tích số liệu điểm kiểm tra, chúng tôi tiến hành lập bảng phân phối tần suất theo trình độ HS.

Bảng 3.7 Bảng phân phối tần suất theo xếp loại trình độ học sinh

P ƣơn án Số b i Yếu kém Trun bìn K á Giỏi

ĐC % 143 7,7 29,4 41,9 20,9

TN % 144 2,8 25,7 26,1 35,4

Hình 3.25 Biều đồ phân phối tần suất theo xếp loại trình độ HS

Qua bảng 3.7 và hình 3.25 ta thấy rằng số HS yếu, kém và trung bình của lớp thực nghiệm luôn thấp hơn lớp đối chứng. Số HS khá của lớp đối chứng cao hơn lớp thực nghiệm. Tuy nhiên, số lượng HS giỏi của lớp thực nghiệm (35,4%) cao hơn so với lớp đối chứng (20,9%).

3.3.2 P ân tíc kết quả về mặt địn tín

Qua quá trình ứng dụng bộ tư liệu vào giảng dạy và kiểm tra ở 2 nhóm lớp TN và ĐC, chúng tôi thấy:

- Ở lớp ĐC: HS ít phát biểu, ít hứng thú trong tiết học, lúng túng trong khi làm bài kiểm tra.

- Ở lớp TN: Những đoạn video và hình ảnh trong bộ tư liệu được thiết kế vào bài giảng điện tử đã kích thích được tính hứng thú ở HS, lớp học sôi nổi. Trong giờ

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Yếu, kém Trung bình Khá Giỏi

%ĐC %TN

kiểm tra HS nhanh chóng trả lời được các câu hỏi. Điều này chứng tỏ chất lượng bài dạy đạt hiệu quả.

Như vậy, qua việc phân tích kết quả về mặt định lượng và định tính các kết quả thu được trong thực nghiệm đã thể hiện được tính hiệu quả của bộ tư liệu hỗ trợ dạy - học chương trình Sinh học 12, THPT. Điều này chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra: Sau khi bộ tư liệu hoàn thành sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho GV và sinh viên sư phạm sau khi ra trường để giảng dạy kiến thức chương trình Sinh học 21, THPT. Bộ tư liệu sẽ là một công cụ đắc lực cho việc biên soạn và giảng bằng giáo án điện tử góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học. Mặt khác, bộ tư liệu sẽ kích thích sự hứng thú, say mê học tập môn Sinh học, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.

3.3.3 Ý kiến nhận xét của iáo viên ọc sinh khối thực nghiệm.

Để bộ tư liệu được hoàn thiện hơn, chúng tôi đã gửi bộ tư liệu này cho một số giáo viên THPT sử dụng để thiết kế giáo án điện tử, kiểm tra đánh giá và có những ý kiến đóng góp cho bộ tư liệu.

Qua điều tra và xin ý kiến trực tiếp thì hầu hết các GV đều mong muốn được sử dụng bộ tư liệu, bởi bộ tư liệu đã giải quyết được một số khó khăn trong quá trình dạy học. Theo một số cô giáo thì việc dạy học với PowerPoint sẽ giúp GV tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc ghi bảng, trong thao tác sử dụng những loại đồ dùng trực quan truyền thống hay hướng dẫn HS thực hiện các loại bài tập, giới thiệu tài liệu tham khảo… Thay vào đó, GV có điều kiện tốt để tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận, phát huy tính tích cực, say mê, hứng thú trong học tập. Mặt khác, trong một tiết học GV có thể hướng dẫn cho HS tiếp cận một lượng kiến thức phong phú, sâu rộng và sinh động. Như vậy, bộ tư liệu đã góp một phần trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học.

Về phía HS, hầu hết các em HS khi được học các bài có sử dụng tư liệu trong bộ tư liệu đều cảm thấy hứng thú, lôi cuốn và tiếp thu bài nhanh hơn, kích thích sự hăng say hoạt động và HS đều mong muốn có tất cả những tiết học như vậy.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN.

Qua quá trình thực hiện đề tài, đối chiếu với nội dung và nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã thu được kết quả sau:

- Đã điều tra sơ bộ tình hình sử dụng các PTTQ để thiết kế bài dạy và thực trạng các PTDH hiện có ở một số trường THPT trong thành phố Đà Nẵng cho thấy sự cần thiết của việc sử dụng PTTQ trong dạy học cũng như đòi hỏi sự đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho dạy - học nói chung và trong quá trình dạy - học môn Sinh học nói riêng.

- Ứng dụng quy trình thiết kế bộ tư liệu hình ảnh, video, trò chơi ô chữ hỗ trợ dạy - học chương trình Sinh học 12, THPT trên nền của website webbly, chúng tôi đã xây dựng được bộ tư liệu bao gồm 392 hình tĩnh, 52 video, 48 game, 995 bài tập, 20 giáo trình được xây dựng thành website hoàn chỉnh.

- Đề xuất một số phương pháp sử dụng bộ tư liệu hỗ trợ dạy - học chương trình Sinh học 12, THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS, giúp các giáo viên phổ thông và sinh viên sư phạm sau khi ra trường có thêm nguồn tài liệu tham khảo.

- Kết quả thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Nguyễn Thượng Hiền và trường THPT Nguyễn Trãi – Thành phố Đà Nẵng với tỉ lệ điểm xếp loại giỏi tăng cao đã góp phần chứng minh tính hiệu quả của việc sử dụng bộ tư liệu nhằm nâng cao chất lượng dạy - học và kiểm tra đánh giá.

2. KIẾN NGHỊ.

Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu quả của việc sử dụng bộ tư liệu trong dạy - học . Vì vậy, bộ tư liệu cần được tiếp tục nghiên cứu phát triển và thực nghiệm trên phạm vi rộng hơn. Có nhiều thẻ hơn như bài giảng điện tử, bản đồ khái niệm, sơ đồ tư duy...

Đồng thời phải trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện dạy học ứng dụng CNTT ở nhà trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bộ tư liệu và nâng cao kĩ năng tin học cho đội ngũ giáo viên phổ thông. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy - học bộ môn Sinh học cũng như các môn học khác ở nhà trường phổ thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

T i liệu Tiếng Việt

[1] Phạm Thị Phương Anh (2011), Xây dựng website hỗ trợ sinh viên học tập học phần Phương pháp dạy học sinh học lớp 12 theo hệ thống tín chỉ, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Khoa học Huế.

[2] Hàn Thị Huyền (2008), Góp phần xây dựng và đề xuất phương pháp sử dụng bộ tư liệu hình ảnh hỗ trợ dạy học các kiến thức về “Sinh trưởng và phát triển”-Sinh học 11 nâng cao – THPT, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN. [3] Lê Huy Hoàng (2008), Thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đại học, Hà Nội tr 13.

[4] Huỳnh Thị Vân Kiều (2015), Xây dựng và ứng dụng bộ tư liệu hỗ trợ dạy - học chương “ Chuyển hóa vật chất và năng lượng” – Sinh học 11, THPT, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.

[5] Trương Thị Thanh Mai (2007), Xây dựng và đề xuất phương pháp sử dụng bộ tư liệu, trò chơi ô chữ trong dạy và học kiến thức thuộc lĩnh vực Tiến hóa, lớp 12 – THPT, đề tài NCKH cấp trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.

[6] Trương Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Hải Yến, Đỗ Thị Trường (2012), Xây dựng bộ tư liệu hỗ trợ việc dạy và học thí nghiệm thực hành môn Sinh học – THPT, đề tài NCKH cấp ĐHĐN.

[7] Phùng Đình Mẫn (2003) (chủ biên), Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục trung học phổ thông hiện nay, NXB Đại Học Sư Phạm Huế.

[8] Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại Học Sư Phạm.

[9] Trịnh Lê Hồng Phương (2011), Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy và học phần cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học – chương trình THPT chuyên, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh.

[10] Trần Thị Thanh Tâm (2009), Xây dựng website www.thuvienvatly.com hỗ trợ dạy và học vật lý ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh.

[11] Lê Thị Thúy (2009), Góp phần xây dựng và đề xuất phương pháp sử dụng bộ tư liệu hình ảnh hỗ trợ dạy - học kiến thức chương “Cảm ứng” – Sinh học 11 nâng cao- THPT, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.

[12] Nguyễn Thị Hồng Trang (2009), Ứng dụng phần mềm Flipalbum xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh trong dạy học sinh học 10 theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

[13] Nguyễn Thị Thanh Uyên (2009), Xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học phần kiến thức “phương pháp tọa độ trong không gian” trong chương trình hình học nâng cao lớp 12 trường THPT, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

[14] Phan Gia Vũ (1998), Phương tiện dạy học, ĐHSP Huế.

[15] Vy Thảo (2013), Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục - ứng dụng côn nghệ thông tin một cách phù hợp trong dạy học, Báo điện tử ĐCSVN.

[16] Các biện pháp sử dụng tranh để giảng dạy phần Sinh thái học lớp 12 nâng cao bậc THPT, Khóa luận tốt nghiệp.

T i liệu nƣớc n o i

[17] Cherif H. (2014), “College Students' Use of YouTube Videos In Learning Biology and Chemistry Concepts”, Pinnacle Educational Research & Development

ISSN: 2360-9494

[18] Lombard F. (2008), Information Technology (IT) to change biology teaching, or teaching IT-changed biology.

[19] Cook M. (2011), Teachers’ use of visual representations in the science classroom. Clemson University, USA.

[20] Perry M. J. M (2013), Effects of Visual Media on Achievement and Attitude in a Secondary Biology Classroom. Ohio University.

[21] Samreen Akram (2012), Use of audio visual aids for effective teaching of biology at secondary schools level. Elixir Leadership Mgmt. 50 10597-10605.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát điều tra dùn tron quá trìn t ực hiện đề t i ĐẠI HỌC SƢ PHẠM Số phiếu:...

KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG Ngày khảo sát:.../.../2016

PHIẾU KHẢO SÁT

(D n c o iáo viên)

V/v: Ứng dụng CNTT và hiệu quả sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học Sinh học 12, THPT

Họ và tên giáo viên (không bắt buộc):... Trường THPT:...

Kính chào quý thầy cô giáo!

Để tìm hiểu thực tế việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học ở các trường phổ thông hiện nay, cũng như nhu cầu của giáo viên về việc hỗ trợ tư liệu trong quá trình thiết kế bài giảng môn Sinh học. Xin quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến về việc sử dụng phương tiện trực quan (PTTQ) trong quá trình dạy học.

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy (cô)!

Câu 1. Vai trò của PTTQ tron đổi mới p ƣơn p áp dạy học hiện nay

A. rất quan trọng B. quan trọng

C. không quan trọng

D. hoàn toàn không quan trọng

Câu 2. Hiện n y n trƣờn đã tran bị các p ƣơn tiện n o để hỗ trợ ứng dụng CNTT trong dạy học?

A. Máy tính

B. Máy chiếu Projector C. Tivi

D. Máy overhead

Câu 3. Mức độ sử dụn các b i iản điện tử (powpoint) trong giảng dạy môn sinh học của quý t ầy (cô) tại trƣờn n ƣ t ế n o?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Rất hiếm D. Chưa bao giờ

Câu 4. Đối với kiến thức Sinh học 12 t ì việc ứng dụn các PTTQ n ƣ t ế n o?

Mức độ Rất cần thiết Cần thiết K ôn cần thiết

Ho n to n k ôn cần

thiết Phần I. Di

truyền học Phần II. Tiến óa Phần III. Hệ

sin t ái

Câu 5. Thầy cô t ƣờng sử dụng PTTQ từ nguồn n o?

A. Internet B. Tự thiết kế

B. Sách giáo khoa D. Ý kiến

khác………..

Câu 6.Thầy (cô) c o biết ý kiến về hiệu quả của việc thiết kế b i iản điện tử?

A. Rất tốt B. Tốt

C. Bình thường D. Không tốt

Câu 7. Nhữn k ó k ăn của thầy (cô) k i thiết kế b i iản điện tử l

A. kỹ năng sử dụng máy tính B. không có trang web tin cậy C. không có thời gian tìm kiếm tư liệu D. Ý kiến khác……….

Câu 9. Quý t ầy cô có t ƣờn xuyên sử dụn các trò c ơi ô c ữ để củng cố b i học c o HS k ôn ? Hiệu quả của nó n ƣ t ế n o?

Một phần của tài liệu Xây dựng và ứng dụng bộ tư liệu hỗ trợ dạy - học chương trình sinh học 12 - THPT. (Trang 51)