CỞ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Xây dựng và ứng dụng bộ tư liệu hỗ trợ dạy - học chương trình sinh học 12 - THPT. (Trang 27)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

1.3. CỞ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3.1 Thực trạng sử dụng PTTQ trong dạy học môn Sin ọc lớp 12 ở một số trƣờng THPT tại T n P ố Đ Nẵng

Để phục vụ cho hướng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng dạy và học môn sinh học nói chung của GV và HS ở một số trường tại Thành Phố Đà Nẵng. Qua tìm hiểu nghiên cứu ở các lớp của khối 12 tại các trường cho thấy tình hình sử dụng hình ảnh, video như sau: Một số tiết học của các lớp được sử dụng hình ảnh, video và được học sinh đánh giá cao, rất hứng thú và hăng say. Mỗi trường đều đã có ít nhất 2 phòng CNTT nhằm phục vụ các bài giảng điện tử của giáo viên. Tuy nhiên, số tiết dạy bằng CNTT được thực hiện rất ít, nếu có chỉ là các bài thực hành hay các tiết thao giảng, thi giáo viên giỏi. Các hình ảnh, video... minh hoạ chủ yếu do học sinh thiết kế (giao cho học sinh về nhà chuẩn bị) nên chưa đồng bộ và chưa mang tính khả quan, chưa đáp ứng đủ cho giáo viên dạy sinh học.

Trong quá trình nghiên cứu thực trạng sử dụng PTTQ trong dạy học môn Sinh học lớp 12, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 30 giáo viên ở một số trường THPT tại Thành Phố Đà Nẵng và thu được kết quả sau:

1.3.2 Vai trò của PTTQ trong việc đổi mới p ƣơn p áp dạy học hiện nay.

Phần lớn các thầy cô cho rằng PTTQ có vai trò quan trọng trong dạy học sinh học, số giáo viên xem công việc này là rất quan trọng chiếm 20%, tuy nhiên một số giáo viên vẫn xem nhẹ vai trò của PTTQ xem nó không quan trọng với 10%. Như vậy thì ý kiến của các thầy cô giáo trong việc đổi mới phương pháp dạy học cũng rất khác nhau.

1.3.3 Mức độ sử dụn các b i iản điện tử powerpoint trong giảng dạy môn Sin ọc tại trƣờng.

Qua xử lí số liệu chúng tôi nhận thấy, đa số các GV chỉ dạy bằng giáo án điện tử khi có tiết thao giảng hoặc dự giờ. Việc thường xuyên sử dụng giáo án điện tử chiếm 30% số GV. Như vậy, việc sử dụng các PTTQ vẫn còn mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy hết tính tích cực của nó.

Khi hỏi về mức độ cần thiết việc ứng dụng các PTTQ đối với kiến thức Sinh học 12 thì 80% số giáo viên được khảo sát cho rằng rất cần thiết đối với phần I Di truyền học do ở phần này nếu có các video về quá trình phiên mã hay dịch mã thì sẽ rút ngắn được thời gian giảng dạy cũng như tăng sự hứng thú của học sinh khi xem các video được đơn giản hóa, ở chương tính qui luật của hiện tượng di truyền việc sử dụng tranh các phép lai là hết sức cần thiết. 60% số giáo viên được khảo sát cho rằng cần thiết đối với phần II Tiến hóa và phần III Hệ sinh thái, các giáo viên cho rằng ở phần hệ sinh thái kiến thức rất gần gũi với học sinh, ví dụ ngoài thực tế rất nhiều nên việc sử dụng tranh chỉ ở mức tương đối.

1.3.4 Hiệu quả của việc giảng dạy bằn iáo án điện tử

Khảo sát ý kiến của giáo viên về hiệu quả của việc giảng dạy bài giảng điện tử (powpoint) chúng tôi nhận được kết quả: 30% giáo viên cho rằng hiệu quả rất tốt và 70% còn lại là tốt. Vì sao các bài giảng điện tử được đánh giá cao như vậy nhưng lại rất ít khi giáo viên sử dụng? Nguyên nhân chính là do các giáo viên không có thời gian để chuẩn bị giáo án điện tử, tìm kiếm tư liệu để bài giảng được sinh động và hấp dẫn. 10% giáo viên còn hạn chế về kỹ năng sử dụng máy tính, 5% giáo viên cho rằng không có trang web tin cậy.

Khi hỏi về việc giáo viên có thường sử dụng các trò chơi ô chữ trong quá trình dạy học thì kết quả cho thấy có tới 75% giáo viên không sử dụng các trò chơi ô chữ, 25% còn lại phần lớn là hiếm khi sử dụng chúng. Bản thân chúng tôi qua quá trình thực tập sư phạm đã nhận thấy việc sử dụng các trò chơi ô chữ làm cho học sinh rất hứng thú và tích cực học tập. Việc giáo viên ít khi sử dụng các trò chơi ô chữ cũng được lý giải bằng một số nguyên nhân như thiết kế các trò chơi ỗ chữ quá phức tạp, tốn kém thời gian mà chỉ sử dụng được trong một bài. Và khi hỏi về việc thầy cô có mong muốn sử dụng bộ tư liệu (gồm hình ảnh, video, trò chơi ô chữ, bài tập, giáo trình) hỗ trợi giảng dạy Sinh học 12 thì 85% giáo viên có mong muốn, 15% còn lại cho rằng việc có hay không có bộ tư liệu này không quan trọng.

1.3.5 Hiệu quả việc tiếp thu kiến thức của HS k i có sử dụng PTTQ trong b i dạy.

Về việc sử dụng phương tiện nào để nâng cao tiếp thu kiến thức Sinh học 12 thì phần lớn số học sinh chọn sử dụng tranh, video, làm thí nghiệm hay các bài giảng điện tử. Để tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi đưa ra tên các chương để học sinh đánh giá mức độ cần thiết trong việc ứng dụng các PTTQ thì 60% học sinh cho rằng rất cần thiết ở chương “cơ chế di truyền và biến dị”, “tính quy luật của hiện tượng di truyền”, “bằng chứng và cơ chế tiến hóa”. Đối với chương “di truyền học người” học sinh cho rằng không cần thiết sử dụng PTTQ do kiến thức chương này ít, mờ nhạt và thường liên quan đến y học; 50% học sinh cho là cần thiết với các chương của phần hệ sinh thái.

Với những kết quả điều tra trên tôi nhận thấy rằng việc sử dụng các PTTQ vào dạy học sinh học ở trường THPT là rất cần thiết và hiệu quả, gây hứng thú trong học sinh và kích thích trí tò mò, ham học hỏi của các em.

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

- Hệ thống hình ảnh, video, trò chơi ô chữ, bài tập, giáo trình

- Các phương pháp sử dụng bộ tư liệu hỗ trợ dạy và học các kiến thức chương trình Sinh học 12, THPT.

2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về phương tiện dạy học cũng như việc xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học

- Điều tra tình hình sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học sinh học 12 tại một số trường THPT, TP Đà Nẵng.

- Sưu tầm, biên tập hệ thống hình ảnh, video với nội dung phong phú sinh động, sư tầm và thiết kế những trò chơi ô chữ, các kiến thức mở rộng phù hợp với nội dung kiến thức chương trình Sinh học 12, THPT.

- Thiết kế website hỗ trợ dạy học phần kiến thức chương trình Sinh học 12 THPT. - Đề xuất các phương pháp sử dụng bộ tư liệu.

- Áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài vào dạy học một số bài trong chương trình Sinh học 12 và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giải thuyết khoa học đã đặt ra.

2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 P ƣơn p áp n iên cứu lí t uyết.

- Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới giáo dục

- Nghiên cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

- Nghiên cứu cấu trúc nội dung chương trình SGK Sinh học 12 THPT và các giáo trình có liên quan làm cơ sở cho quá trình sưu tầm, xây dựng các tư liệu của chương trình sinh học 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của khối lớp này.

2.3.2 P ƣơn p áp điều tra cơ bản.

- Điều tra trực tiếp: Trao đổi và xin ý kiến của giảng viên đại học về đề tài nghiên cứu; gặp gỡ, phỏng vấn các giáo viên THPT nhằm tìm hiểu về tình hình sử dụng PTTQ trong dạy học Sinh học. Thăm dò ý kiến, thái độ của GV về tính khả thi, hiệu quả của bộ tư liệu hình ảnh hỗ trợ dạy học chương trình Sinh học 12, THPT.

- Điều tra gián tiếp: Sử dụng phiếu điều tra nhằm tìm hiểu tình hình sử dụng PTTQ trong dạy học chương trình Sinh học 12, THPT.

2.3.3 P ƣơn p áp t ực nghiệm.

a. Mục đích của thực nghiệm sư phạm.

Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi, hiệu quả của việc sử dụng bộ tư liệu hỗ trợ dạy - học chương trình Sinh học 12, THPT, từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp để phát huy hiệu quả của bộ tư liệu.

b. Chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm.

- Gửi giáo án có sử dụng bộ tư liệu nhờ GV phổ thông xem xét và chỉnh sửa phù hợp.

- Xin phép nhà trường và GV phổ thông được thực nghiệm sư phạm.

c. Nội dung thực nghiệm.

Do điều kiện hạn chế nên chúng tôi chỉ có thể tiến hành thực nghiệm 2 giáo án: - Bài 42: Hệ sinh thái

- Bài 43: Trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái

d. Chọn trường và lớp thực nghiệm

- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở 2 trường là: THPT Nguyễn Trãi và THPT Nguyễn Thượng Hiền Tp. Đà Nẵng.

- Qua tìm hiểu chất lượng học tập môn Sinh học, ở mỗi trường chúng tôi chọn ra 2 lớp có trình độ tương đương nhau.

+ Trường THPT Nguyễn Trãi: Lớp 12/11 và 12/5

+ Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền: Lớp 12/10 và 12/8

đ. Bố trí thực nghiệm

- Thời gian thực nghiệm: Tháng 3/2016

- Lớp thực nghiệm: Trong quá trình dạy chúng tôi sử dụng hình ảnh, video, trò chơi ô chữ trong bộ tư liệu để tổ chức hoạt động cho HS.

- Lớp đối chứng: Trong quá trình dạy chúng tôi không sử dụng hình ảnh, video, trò chơi ô chữ trong bộ tư liệu mà chỉ sử dụng hình ảnh trong SGK để tổ chức hoạt động cho HS.

- Cả 2 lớp đều do cùng một GV dạy để đảm bảo tính đồng đều về mặt thời gian, nội dung kiến thức.

e. Phương pháp thực nghiệm

Chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm chéo: - Trường THPT Nguyễn Trãi:

+ Bài 42: Thực nghiệm lớp 12/11, đối chứng lớp 12/5 + Bài 43: Thực nghiệm lớp 12/5, đối chứng lớp 12/11 - Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền:

+ Bài 42: Thực nghiệm lớp 12/8, đối chứng lớp 12/10 + Bài 43: Thực nghiệm lớp 12/10, đối chứng lớp 12/8

Sau mỗi bài học chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội kiến thức của Hs ở lớp ĐC và lớp TN cùng một đề kiểm tra (10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan) vào đầu mỗi tiết kế tiếp.

2.3.4 P ƣơn p áp xử lí số liệu bằn toán t ốn kê

a. Xử lí định lượng.

Các bài kiểm tra ở các lớp TN và ĐC đều được chấm theo thang điểm 10. Các kết quả thu được xử lí bằng toán học thống kê nhằm đảm bảo sự chính xác và thuyết phục của các kết luận:

- Lập bảng thống kê điểm của 2 lớp đối chứng và thực nghiệm, vẽ đồ thị để trực quan hóa các số liệu thu được.

- Tham số trung bình cộng ( X ) là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê, được tính theo công thức:

X

Trong đó: Xi : Giá trị của điểm số thứ i ni : Số bài làm có điểm số là Xi

n : Tổng số bài kiểm tra

- Độ lệch chuẩn (S): Khi có 2 giá trị trung bình như nhau thì chưa đủ là 2 kết quả giống nhau mà còn phụ thuộc vào vào các giá trị của các đại lượng phân tán ít

hay nhiều xung quanh 2 giá trị trung bình cộng. Sự phân tán đó được mô tả bởi độ lệch chuẩn theo công thức sau:

S = ∑ X - Sai số trung bình cộng (m): m = b. Xử lí định tính.

Kết quả thu được sẽ được phân loại và tính toán theo tỉ lệ phần trăm số bài đạt khá, giỏi, trung bình, yếu, kém trong tổng số bài. Từ đó đánh giá được mức độ hiểu, nắm bắt kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 KẾT QUẢ XÂY DỰNG BỘ TƢ LIỆU HỖ TRỢ DẠY – HỌC CHƢƠNG TRÌNH SINH HỌC 12 – THPT. TRÌNH SINH HỌC 12 – THPT.

3.1.1 Kết quả xây dựn cây t ƣ mục c o các b i tron C ƣơn trìn Sin học 12 – THPT.

Căn cứ vào nội dung bài học và quy trình thiết kế web, chúng tôi đã xây dựng cây thư mục cho các bài trong chương trình Sinh học 12, THPT. Đây là căn cứ cho việc sưu tầm và biên tập hình ảnh, video cho bộ tư liệu.

PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC

CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN

DỊ

Phiên mã và dịch mã

Điều hòa hoạt động gen

Đột biến gen

Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST

Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Đột biến số lượng NST

Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và tiêu bản tạm thời

TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƢỢNG DI TRUYỀN

Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập

Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

Liên kết gen và hoán vị gen

Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

Quy luật Menđen: Quy luật phân li

Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

Thực hành: Lai giống

Cấu trúc di truyền của quần thể

DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào

PHẦN 6. TIẾN HÓA

DI TRUYỀN HỌC NGƢỜI

Di truyền y học

Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học

Ôn tập phần Di truyền học

BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN

HÓA

Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại Quá trình hình thành quần thể thích nghi Loài Các bằng chứng tiến hóa Quá trình hình thành loài Tiến hóa lớn SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT Nguồn gốc sự sống

Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

PHẦN 7. SINH THÁI HỌC

CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

QUẦN XÃ SINH VẬT

Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Diễn thế sinh thái

HỆ SINH THÁI SINH QUYỂN VÀ

BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái

Thực hành: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

Hệ sinh thái

Ôn tập phần Tiến hóa và Sinh thái học Ôn tập chương trình Sinh học cấp THPT

3.1.2 Kết quả xây dựng hệ thốn ìn ảnh, video, game (trò c ơi ô c ữ), b i tập iáo trìn trong bộ tƣ liệu.

Sau thời gian nghiên cứu chúng tôi đã xây dựng được bộ tư liệu bao gồm hình ảnh, video và trò chơi ô chữ. Kết quả thể hiện qua bảng 3.1

Bảng 3.1. Bảng kết quả xây dựng bộ tư liệu

P ần Tên c ƣơn Tƣ liệu xây dựn đƣợc Hìn ản Video Game B i tập Giáo trìn P ần 5: Di truyền ọc Cơ chế di truyền và biến dị 52 24 6 402 8 Tính quy luật của hiện

tượng di truyền 63 8 6 Di truyền học quần thể 13 0 1 Ứng dụng di truyền học 36 4 3 Di truyền học người 17 2 2 P ần 6: Tiến óa Bằng chứng và cơ chế tiến hóa 42 3 3 357 4 Sự phát sinh và phát

triển của sự sống trên trái đất 53 3 5 P ần 7: Hệ sin t ái Cá thể và quần thể sinh vật 64 1 10 236 8 Quần xã sinh vật 20 2 5

Một phần của tài liệu Xây dựng và ứng dụng bộ tư liệu hỗ trợ dạy - học chương trình sinh học 12 - THPT. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)