Chỉ tiêu Giai đoạn Số lượng bò điều tra (con) Số lượng bò mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Sau đẻ > 24 ngày 426 77 18,07 Sau đẻ ≤ 24 ngày 415 141 33,97 Tổng 941 218 23,16
Các chữ cái trên cùng một cột khác nhau là tỉ lệ viêm tử cung khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)
Hình 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bò sữa ở các giai đoạn khác nhau
Từ kết quả ở bảng 4.2.và hình 4.4. Chúng tôi có nhận xét sau:
Đàn bò sữa chủ yếu bị bệnh viêm tử cung ở giai đoạn sau đẻ ≤ 24 ngày (33,97%), giai đoạn sau đẻ > 24 ngày tỷ lệ mắc thấp hơn nhiều (18,07%), sự sai khác về tỷ lệ mắc viêm tử cung ở bò sữa trong hai giai đoạn này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Balasundaram et al. (2011) nghiên cứu trên đàn bò sữa tại Ấn độ cho biết: tỉ lệ viêm tử cung sau đẻ ở bò sữa giống Karan Fries là 38,93% cao hơn kết quả của chúng tôi trong nghiên cứu này.
Theo chúng tôi, giai đoạn sau đẻ ≤ 24 ngày, đàn bò sữa chịu tác động của nhiều yếu tố gây bệnh viêm tử cung như công tác hộ lý đỡ đẻ không đúng kỹ thuật, do tác động của dụng cụ sản khoa khi đỡ đẻ gây xây xước niêm mạc đường sinh dục và tử cung, điều kiện vệ sinh sau đẻ kém nên khả năng vi khuẩn xâm
426 415 941 77 141 218 18.07 33.97 23.16 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000
Sau đẻ > 24 ngày Sau đẻ ≤ 24 ngày Tổng
nhập vào tử cung gây bệnh là rất lớn. Ngược lại ở giai đoan sau đẻ > 24 ngày đàn bò sữa mắc bệnh do mầm bệnh xâm nhập vào tử cung từ giai đoạn đẻ; do công tác phối giống không đúng kỹ thuật, không đảm bảo vô trùng và có thể do nhiễm khuẩn đường tiết niệu nên khả năng nhiễm bệnh không nhiều.
4.1.3. Kết quả khảo sát tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung theo mùa vụ Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bò sữa theo các mùa Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bò sữa theo các mùa
Mùa Số bò theo dõi
(con) Số bò bị viêm tử cung (con) Tỷ lệ (%) Đông 237 48 20,25 Xuân 242 62 25,61 Hè 234 67 28,63 Thu 228 41 18,81 Tổng hợp 941 218 23,16
Hình 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bò sữa theo các mùa trong năm
Bệnh viêm tử cung bò sữa được xác định do nhiều nguyên nhân gây ra và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó phải kể đến yếu tố mùa vụ nhất là đối với Việt Nam với điều kiện khí hậu nống ẩm mưa nhiều trong khi đó bò sữa nuôi
237 242 234 228 48 62 67 41 20.25 25.61 28.63 18.81 0 50 100 150 200 250 300
Đông Xuân Hè Thu
ở nước ta chủ yếu là giống Holstein Friesian có nguồn gốc từ vùng có khí hậu ôn đới. Vào các mùa khác nhau thì thời tiết khí hậu khác nhau điều đó chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới tỷ lệ bò mắc bệnh. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn bò sữa qua các mùa khác nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3 và biểu diễn trên hình 4.5:
Kết quả trình bày tại bảng 4.3 và hình 4.5 cho thấy, tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung chịu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ: mùa hè có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cao nhất trong năm chiếm tới 28,63%, sau đó lần lượt là mùa xuân chiếm 25,61%, mùa đông 20,25% và cuối cùng thấp nhất là mùa thu chiếm 18,81%.
Chúng tôi cho rằng do mùa hè có nền nhiệt, lượng mưa, độ ẩm không khí cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhất là vi khuẩn môi trường. Mặt khác mùa hè cũng là mùa của ruồi phát triển, ruồi là một trong những nguồn lây truyền mầm bệnh từ động vật mắc bệnh sang động vật khỏe góp phần làm cho tỷ lệ bò bị viêm tử cung cũng tăng lên. Hơn nữa thời tiết nóng, ẩm độ không khí cao đàn bò dễ bị stress nhiệt làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của con vật do vậy mà con vật dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Sang mùa thu và mùa đông, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung thấp theo chúng tôi do nhiệt độ không khí thấp hơn làm cho khả năng thu nhận thức ăn của bò tăng cao, sức khỏe và sức đề kháng của bò cũng được tăng cường. Với những nhận xét nêu trên theo chúng tôi để để phòng bệnh viêm tử cung cho bò sữa nói chung và đặc biệt là vào các thời điểm có tỷ lệ viêm tử cung khá cao như mùa xuân và mùa hè, các hộ chăn nuôi cần chú ý đảm bảo đầy đủ và cân đối thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bò sữa, đặc biệt là trong giai đoạn bò sữa mang thai, tránh tình trạng bò sữa quá béo hoặc quá gầy, sức đề kháng suy giảm. Nước sạch cũng cần được cung cấp đầy đủ cho bò sữa. Ngoài ra, cần vệ sinh thường xuyên chuồng nuôi nhốt bò sữa, đảm bảo khô ráo, thông thoáng. Chuồng nuôi nhốt bò đẻ phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi cho bò sữa vào. Nhận xét của chúng tôi tương đồng với thông báo của các tác giả (Nguyễn Văn Thanh, 2007; Phạm Trung Kiên, 2012).
4.1.4. Kết quả khảo sát tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ
Tiến hành khảo sát số lượng 941 bò sữa sinh sản ở một số đia phương đồng bằng sông Hồng chúng tôi thu được kết quả về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ và được trình bày tại bảng 4.4 và thể hiện trên hình 4.6:
Bảng 4.4. Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung qua các lứa đẻ Lứa đẻ Số bò khảo sát Lứa đẻ Số bò khảo sát (con) Số bò mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 156 40 25,64 2 164 33 20,12 3 148 27 18,24 4 168 34 20,23 5 160 43 26,87 ≥ 6 145 41 28,27 Tổng 941 218 23,75
Hình 4.6. Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung qua các lứa đẻ
Từ kết quả bảng 4.3 và hình 4.5 chúng tôi có nhận xét sau:
Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của đàn bò sữa thường tập trung vào những bò đẻ lứa đầu chiếm tới 25,54% và những bò đã đẻ nhiều lứa như lứa thứ 5 chiếm 26,87% và trên lứa thứ 6 chiếm 28,27%. Sở dĩ ở những lứa đầu tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao theo chúng tôi là do trong lần sinh đẻ đầu tiên các bộ phận của cở quan sinh dục giãn nở chưa hoàn toàn, thường dẫn đến hiện tượng đẻ khó và phải dùng biện pháp can thiệp bằng tay hay dụng cụ để kéo thai ra ngoài từ đó dễ làm trầy sước niêm mạc đường sinh dục tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào qua những vết thương trên niêm mạc tử cung gây viêm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đỗ Quốc Trinh (2017).
Những lứa đẻ tiếp sau tỷ lệ viêm giảm dần, nhưng đến lứa đẻ lần thứ 5 trở về
25.64 20.12 18.24 20.23 26.87 28.27 0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 ≥ 6 Tỷ lệ (%) Lứa đẻ
sau tỷ lệ viêm tử cung lại tiếp tục tăng lên. Thời điểm này do bò sữa đã đẻ nhiều lứa, trương lực của tử cung giảm dẫn tới sự co bóp của tử cung giảm không đủ cường độ để đẩy hết các sản phẩm trung gian sau khi đẻ ra ngoài, sự hồi phục của tử cung chậm, cổ tử cung đóng muộn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
Hình 4.7. Bò đẻ lứa đầu bị viêm tử cung
4.1.5. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở bò sữa theo sản lượng sữa lượng sữa
Qua khảo sát 941 bò sữa được nuôi tại huyện Ba Vì của thành phố Hà Nội, huyện Vĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tiên Du của tỉnh Bắc Ninh chúng tôi thu được kết quả về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo sản lượng sữa trình bày tại bảng 4.5 và biểu diễn trên hình 4.8.
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của sản lượng sữa đối với tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở bò sữa Sản lượng sữa (kg/ngày) Số bò theo dõi (con) Số bò mắc bệnh viêm tử cung (con) Tỉ lệ mắc (%) >30 254 81 31,88 20-30 325 72 22,15 <20 362 65 17,95 Tổng 941 218 22,05
Hình 4.8. Ảnh hưởng của sản lượng sữa đối với tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở bò sữa
Qua kết quả bảng 4.5 và hình 4.8 chúng tôi có nhận xét sau:
Nhóm bò sữa có sản lượng cao (> 30 kg/ngày) có tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao nhất 30,32%, tiếp tới là nhóm bò sữa có sản lượng trung bình (20- 30kg/ngày) 22,15%, nhóm bò sữa có sản lượng sữa thấp (< 20 kg/ngày) có tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung thấp nhất (17,95%). Sự khác nhau về tỉ lệ viêm tử cung giữa các nhóm bò có sản lượng sữa khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Hình 4.9. Bò sữa có sản lượng sữa cao > 30 kg/ngày bị viêm tử cung
254 325 362 81 72 65 31.88 22.15 17.95 0 50 100 150 200 250 300 350 400 >30 20-30 <20
sản lượng sữa (kg/ngày)
Theo chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến sự sai khác này là do: Những bò có sản lượng sữa cao thì nhu cầu về dinh dưỡng và năng lượng cũng cao hơn các bò có sản lượng sữa thấp. Ở trong khẩu phần ăn của bò thì thức ăn tinh là nguồn năng lượng chủ yếu để giúp bò tạo sữa. Khi bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể dẫn đến sự mất cân bằng độ pH dạ cỏ và có thể làm tăng các thể xeton trong máu. Suriyasathaporn et al. (2000) cho biết xeton huyết làm giảm khả năng hấp dẫn bạch cầu vào trong các tổ chức khi có tác động của nguyên nhân gây viêm dẫn đến làm giảm số lượng bạch cầu đa nhân trong các tổ chức bị viêm, bạch cầu cũng giảm sản xuất các cytokines quan trọng trong quá trình viêm và phòng ngự của cơ thể như interferon, interleukin, tumor necrosis factor. Theo chúng tôi những bò có năng suất sữa cao thường bị stress nhiều hơn các bò có năng suất thấp. Stress làm tăng tiết hormone cortisol, tình trạng này kéo dài dẫn đến suy giảm miễn dịch và làm tăng nguy viêm tử cung ở bò sữa. Những dẫn chứng trên có thể phần nào giải thích được tại sao bò có năng suất sữa cao >30 kg/ngày thì có xu hướng bị viêm tử cung cao hơn bò có năng xuất sữa từ 20-30 ngày và <20 kg /ngàyở trong nghiên cứu này của chúng tôi.
Khi bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể dẫn đến sự mất cân bằng độ pH dạ cỏ và có thể làm tăng các thể xeton trong máu. Suriyasathaporn et al. (2000) cho biết xeton huyết làm giảm khả năng hấp dẫn bạch cầu vào trong các tổ chức khi có tác dộng của nguyên nhân gây viêm dẫn đến làm giảm số lượng bạch cầu đa nhân trong các tổ chức bị viêm, bạch cầu cũng giảm sản xuất các cytokines quan trọng trong quá trình viêm và phòng ngự của cơ thể như interferon, interleukin, tumor necrosis factor, tác giả cũng cho biết rằng những bò có năng suất sữa cao thì bị stress nhiều hơn các bò có năng suất thấp. Stress làm tăng tiết hormone cortisol, tình trạng này kéo dài dẫn đến suy giảm miễn dịch và làm tăng nguy viêm tử cung ở bò sữa.
4.2. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG KHI BÒ BỊ VIÊM TỬ CUNG SÀNG KHI BÒ BỊ VIÊM TỬ CUNG
Với mục đích giúp cho người chăn nuôi cũng như các thú y viên có cơ sở cho việc chẩn đoán phát hiện sớm bệnh viêm tử cung của bò sữa. Chúng tôi tiến hành theo dõi sự khác nhau về một số chỉ tiêu lâm sàng của bò khoẻ mạnh bình thường và bò bị viêm tử cung. Kết quả được trình bày tại bảng 4.6:
Bảng 4.6. Kết quả theo dõi sự thay đổi một số chỉ tiêu lâm sàng của bò mắc bệnh viêm tử cung
Chỉ tiêu theo dõi
Bò khoẻ (n = 25) Bò bị viêm tử cung (n = 25) Chênh lệch giữa bò khỏe và bò bệnh Thân nhiệt (0C) 39,04 ± 0,38 40,16± 0,76 1,12 Tần số mạch (lần/phút) 72,24 ± 3,67 94,25± 3,52 22,01 Tần số hô hấp (lần/phút) 31,84 ± 3,52 44,16± 1,85 12,32
Phản ứng co cơ của tử cung Rõ Giảm hẳn -
Phản ứng đau Không đau Đau rõ -
Dịch viêm Không có Có dịch chảy ra từ cơ
quan sinh dục -
Thu nhận thức ăn Bình thường Giảm hoặc bỏ ăn Thu nhận nước uống Bình thường Tăng lên
Theo tác giả Hồ Văn Nam và cs. (1997), tần số mạch đập, tần số hô hấp và thân nhiệt của bò khỏe lần lượt là 30-70 lần/phút, 10–30 lần/phút và 37,50C - 39,50C. Công bố này phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đối tượng bò khỏe.
Khi bò bị viêm tử cung, các chỉ tiêu sinh lý lâm sàng có sự thay đổi rõ rệt. Thân nhiệt, tần số mạch đập và tần số hô hấp của bò viêm tử cung đều tăng lên so với bò bình thường cụ thể: Thân nhiệt tăng 1,120C, tần số mạch đập tăng 22,01 lần/phút và tần số hô hấp tăng 12,32 lần/phút. Tác giả Hồ Văn Nam và cs. (1997) khi sốt nhiệt độ cao ảnh hưởng đến nốt Keith - Flack trên tim hoặc do các loại độc tố tác dụng lên cơ quan thụ cảm trong tim, làm tim đập nhanh kéo theo tần số mạch cũng tăng nhanh, khi kiểm tra qua trực tràng cho thấy các phản xạ co cơ tử cung của bò bệnh giảm hẳn so với bò bình thường, bò bị viêm tử cung luôn có phản ứng đau đớn và có dịch viêm chảy khi tác động vào tử cung. Trên thực tế các trường hợp bò bị viêm tử cung cho thấy: bò bị viêm tử cung đi lại uể oải, ăn uống rất kém, dịch viêm chảy ra có màu trắng hoặc màu trắng xám, có lẫn những mảnh tổ chức chết, mùi tanh. Có con dịch chảy ra đục, lợn cợn, màu hồng hoặc nâu đỏ lẫn nhiều mảnh tổ chức hoại tử, bốc mùi tanh, thối khó chịu.
x
m
4.3. KẾT QUẢ PHÂN LẬP VÀ GIÁM ĐỊNH THÀNH PHẦN VI KHUẨN TRONG DỊCH TỬ CUNG CỦA BÒ SỮA TRONG DỊCH TỬ CUNG CỦA BÒ SỮA
Với mục đích tìm hiểu về tình trạng nhiễm khuẩn trong bệnh viêm tử cung, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu (3 - 5 ml/mẫu) dịch tử cung âm đạo của bò bình thường sau đẻ 72 giờ và lấy mẫu (3 - 5 ml/mẫu) dịch tử cung âm đạo của bò bị viêm để xét nghiệm các vi khuẩn thường gặp trong tử cung bò và tình trạng bội nhiễm của nó khi tử cung bị viêm.
4.3.1. Kết quả xác định sự biến đổi tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của bò sữa tử cung của bò sữa
Tiến hành xét nghiệm 15 mẫu dịch tử cung ở bò sữa bình thường và 15 mẫu dịch tử cung bị viêm chúng tôi thu được kết quả về sự biến đổi tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của bò sữa được thể hiện thông qua bảng 4.7.
Bảng 4.7. Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của bò
Loại mẫu Số lượng mẫu
Tổng số (CFU/ml) (X ± SD)
Dịch tử cung của bò không bị viêm 15 (6,36 ± 2,73) x 106
Dịch tử cung của bò bị viêm 15 (7,74 ± 2,95) x 108
Qua bảng 4.7 cho thấy: Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch viêm tử cung tăng lên gấp 138 lần so với trong dịch tử cung của bò sữa không bị viêm (7,74±2,95)x108 so (6,36±2,73)x106CFU/ml. Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung của bò bị viêm tử cung và không bị viêm tử cung là khác nhau rất rõ rệt (P<0,001).
Vi khuẩn có thể có mặt trong môi trường tử cung của bò sau khi đẻ ở trên