Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên bò sữa ở một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông hồng và thử nghiệm điều trị bệnh bằng chế phẩm có nguồn ngốc thảo dược (Trang 40 - 42)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Kết quả đánh giá thực trạng bệnh viêm tử cung

4.1.1. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên bò sữa ở một số địa

phương thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương thuộc huyện Ba Vì của thành phố Hà Nội, huyện Tiên Du của tỉnh Bắc Ninh và huyệnVĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả được trình bày tại bảng 4.1 và thể hiện tại hình 4.1.

Bảng 4.1: Kết quả khảo sát tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung ở một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng.

Địa điểm Số lượng bò theo dõi (con) Số bò bị viêm tử cung Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Vĩnh Tường -Vĩnh Phúc Ba Vì – Hà Nội 325 318 61 86 18,76 27,04 Tiên Du – Bắc Ninh 298 71 23,82 Tổng số 941 218 23,16

Hình 4.1. Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung ở một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng 325 318 298 941 61 86 71 218 18.76 27.04 23.82 23.16 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000

Vĩnh Tường -Vĩnh Phúc Ba Vì – Hà Nội Tiên Du – Bắc Ninh Tổng số

Kết quả bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy: khảo sát 941 bò sữa của 03 huyện thuộc các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng. Kết quả cho thấy có 218 bò bị viêm tử cung sau đẻ, chiếm tỉ lệ 23,16%. Đây là một tỷ lệ khá cao. Theo chúng tôi đây chính là một trong những nguyên nhân chính làm giảm khả năng sinh sản, tăng khoảng cách lứa đẻ, giảm sản lượng, chất lượng sữa… của đàn bò sữa gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi và cũng từ những số liệu này cho thấy người chăn nuôi bò sữa cần phải nhìn nhận lại kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phối giống, khám thai cũng như khâu hộ lý sau đẻ cho bò sữa. kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của một số tác giả đã công bố trước đây tại một số địa phương 21,32% tại Hà Nội và Bắc Ninh (Nguyễn Văn Thanh và Lê Trần Tiến, 2007), 22,88% tại khu vực đồng bằng sông Hồng (Phạm Trung Kiên, 2012).

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương đồng với một số kết quả nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới công bố trước đây. Tác giả Dubuc et al. (2010) nghiên cứu trên 1295 bò sữa Holstein Friesian tại Canada, cho biết tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung là 17,6%. Theo Overton and Fetrow (2008) nghiên cứu cho biết tỷ lệ mắc viêm tử cung ở bò sữa trung bình chiếm 10% trên tổng đàn bò sữa, nhưng ở một số trang trại tỉ lệ này có thể cao hơn chiếm tới 20-30%. Trong một nghiên cứu khác, tác giả Sheldon and Dobson (2004) công bố rằng tỷ lệ viêm tử cung ở bò sữa chiếm đến 40% bò sữa có thể mắc viêm tử cung trong vòng 14 ngày sau khi đẻ. Một nghiên cứu khác ở Ấn Độ cũng cho thấy tỉ lệ viêm tử cung sau đẻ ở bò sữa giống Karan Fries là 38,93% (Balasundaram et al., 2011). Ngược lại, tác giả Ribeiro et al. (2013) khi nghiên cứu trên 957 bò sữa ở Florida, Mỹ, cho biết tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở bò Holstein Friesian, Jersey và bò lai là tương đối thấp, chỉ chiếm ở mức 5,3%.

Kết quả trình bày tại bảng 4.1 cũng cho tỷ lệ mắc viêm tử cung ở đàn sữa nuôi ở các địa phương khác nhau là khac nhau. Trong đó tỷ lệ mắc viêm tử cung sau đẻ cao nhất ở đàn bò sữa nuôi tại huyện Ba vì thành phố Hà Nội (27,04%), tiếp tới là huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh (23,82%), đàn bò sữa nuôi tại huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh phúc có tỷ mắc viêm tử cung thấp nhất chiếm 18,76%.

Hình 4.2. Bò sữa bị viêm tử cung dịch viêm tiết ra từ cơ quan sinh dục

Hình 4.3. Kết quả thử phản ứng WST phát hiện bệnh viêm tử cung

Ghi chú:

2. Phản ứng (-): dịch tử cung bò sau đẻ bình thường.

4. Phản ứng (+): dịch tử cung bò sau đẻ mắc viêm tử cung mức độ nhẹ.

1, 3. Phản ứng (++): dịch tử cung bò sau đẻ mắc viêm tử cung mức độ trung bình. 5. Phản ứng (+++): dịch tử cung bò sau đẻ mắc viêm tử cung mức độ nặng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông hồng và thử nghiệm điều trị bệnh bằng chế phẩm có nguồn ngốc thảo dược (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)