Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở bò sữa theo sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông hồng và thử nghiệm điều trị bệnh bằng chế phẩm có nguồn ngốc thảo dược (Trang 47 - 49)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Kết quả đánh giá thực trạng bệnh viêm tử cung

4.1.5. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở bò sữa theo sản

lượng sữa

Qua khảo sát 941 bò sữa được nuôi tại huyện Ba Vì của thành phố Hà Nội, huyện Vĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tiên Du của tỉnh Bắc Ninh chúng tôi thu được kết quả về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo sản lượng sữa trình bày tại bảng 4.5 và biểu diễn trên hình 4.8.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của sản lượng sữa đối với tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở bò sữa Sản lượng sữa (kg/ngày) Số bò theo dõi (con) Số bò mắc bệnh viêm tử cung (con) Tỉ lệ mắc (%) >30 254 81 31,88 20-30 325 72 22,15 <20 362 65 17,95 Tổng 941 218 22,05

Hình 4.8. Ảnh hưởng của sản lượng sữa đối với tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở bò sữa

Qua kết quả bảng 4.5 và hình 4.8 chúng tôi có nhận xét sau:

Nhóm bò sữa có sản lượng cao (> 30 kg/ngày) có tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao nhất 30,32%, tiếp tới là nhóm bò sữa có sản lượng trung bình (20- 30kg/ngày) 22,15%, nhóm bò sữa có sản lượng sữa thấp (< 20 kg/ngày) có tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung thấp nhất (17,95%). Sự khác nhau về tỉ lệ viêm tử cung giữa các nhóm bò có sản lượng sữa khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Hình 4.9. Bò sữa có sản lượng sữa cao > 30 kg/ngày bị viêm tử cung

254 325 362 81 72 65 31.88 22.15 17.95 0 50 100 150 200 250 300 350 400 >30 20-30 <20

sản lượng sữa (kg/ngày)

Theo chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến sự sai khác này là do: Những bò có sản lượng sữa cao thì nhu cầu về dinh dưỡng và năng lượng cũng cao hơn các bò có sản lượng sữa thấp. Ở trong khẩu phần ăn của bò thì thức ăn tinh là nguồn năng lượng chủ yếu để giúp bò tạo sữa. Khi bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể dẫn đến sự mất cân bằng độ pH dạ cỏ và có thể làm tăng các thể xeton trong máu. Suriyasathaporn et al. (2000) cho biết xeton huyết làm giảm khả năng hấp dẫn bạch cầu vào trong các tổ chức khi có tác động của nguyên nhân gây viêm dẫn đến làm giảm số lượng bạch cầu đa nhân trong các tổ chức bị viêm, bạch cầu cũng giảm sản xuất các cytokines quan trọng trong quá trình viêm và phòng ngự của cơ thể như interferon, interleukin, tumor necrosis factor. Theo chúng tôi những bò có năng suất sữa cao thường bị stress nhiều hơn các bò có năng suất thấp. Stress làm tăng tiết hormone cortisol, tình trạng này kéo dài dẫn đến suy giảm miễn dịch và làm tăng nguy viêm tử cung ở bò sữa. Những dẫn chứng trên có thể phần nào giải thích được tại sao bò có năng suất sữa cao >30 kg/ngày thì có xu hướng bị viêm tử cung cao hơn bò có năng xuất sữa từ 20-30 ngày và <20 kg /ngàyở trong nghiên cứu này của chúng tôi.

Khi bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể dẫn đến sự mất cân bằng độ pH dạ cỏ và có thể làm tăng các thể xeton trong máu. Suriyasathaporn et al. (2000) cho biết xeton huyết làm giảm khả năng hấp dẫn bạch cầu vào trong các tổ chức khi có tác dộng của nguyên nhân gây viêm dẫn đến làm giảm số lượng bạch cầu đa nhân trong các tổ chức bị viêm, bạch cầu cũng giảm sản xuất các cytokines quan trọng trong quá trình viêm và phòng ngự của cơ thể như interferon, interleukin, tumor necrosis factor, tác giả cũng cho biết rằng những bò có năng suất sữa cao thì bị stress nhiều hơn các bò có năng suất thấp. Stress làm tăng tiết hormone cortisol, tình trạng này kéo dài dẫn đến suy giảm miễn dịch và làm tăng nguy viêm tử cung ở bò sữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông hồng và thử nghiệm điều trị bệnh bằng chế phẩm có nguồn ngốc thảo dược (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)