Tình hình nghiên cứu về bệnh viêm tử cung bò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông hồng và thử nghiệm điều trị bệnh bằng chế phẩm có nguồn ngốc thảo dược (Trang 30 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tình hình nghiên cứu về bệnh viêm tử cung bò

2.3.1. Tình hình nghiên cứu về bệnh viêm tử cung bò trên thế giới

Bệnh viêm tử cung ở gia súc sinh sản nói chung và bò sữa nói riêng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng rối loạn sinh sản thậm trí làm mất khả năng sinh sản của gia súc cái gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Chính vì vậy tại nhiều nước trên thế giới bệnh viêm tử cung bò được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu trên nhiều khía cạnh. Gilbert et al. (2005), Sheldon et al. (2009), Dubuc et al. (2011) thông báo: Bệnh viêm tử cung xảy ra phổ biến trong đàn bò vào thời kỳ sau đẻ, bệnh làm kéo dài thời gian động dục lại sau đẻ, tăng hệ số phối, tăng tỉ lệ loại thải, giảm sản lượng sữa, giảm số con sinh ra trong một đời bò mẹ, từ đó làm giảm năng suất sinh sản, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Tác giả LeBlanc (2008) khi nghiên cứu về bệnh viêm tử cung bò sữa cho biết: Bệnh viêm tử cung ở bò sữa chủ yếu xảy ra ở khoảng thời gian 7 ngày sau khi đẻ, tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở giai đoạn khác. Tác giả Chaffaux and Bhat (1987) đã tiến hành sinh thiết niêm mạc tử cung bò bị bệnh sản khoa để tìm hiểu quá trình sinh bệnh cho biết: hậu quả của thụ tinh nhân tạo thô bạo, sai nguyên tắc đã làm tăng tỷ lệ bệnh viêm tử cung trong chăn nuôi bò sữa. Bhattacharyya et al. (2011) nghiên cứu quản lý điều trị lâm sàng bệnh viêm tử cung bò. Barman et al. (2013) nghiên cứu tính kháng kháng sinh của vi khuẩn được phân lập từ dịch viêm tử cung bò. Bhat et al. (2014) nghiên cứu sử dụng phương pháp WST chẩn đoán phát hiện bệnh viêm tử cung bò. Du et al. (2010) khi nghiên cứu sử dụng thảo dược điều trị bệnh viêm tử cung bò cho biết: cây kim ngân hoa (Honeysuckle), hoa mai (Forsythia), bồ công anh (Dandelion), hoa violet tokyo (Tokyo violet), ngải cứu (Motherwort), đương quy (Angelica), xuyên khung (Chuanxiong), địa hoàng (Rehmannia), hồng hoa (Safflower), cam thảo (Radix glycyrrhizae) có tác dụng là tăng cường khả năng miễn dịch của các tế bào biểu mô tử cung của bò, do đó có thể dùng để điều trị bệnh viêm tử cung.

Ahmed et al. (2014) sử dụng một số chiết xuất thảo dược từ các cây sầu đông (Aradirachta indica), bông Cận Đông (Gossypium berbaceum), bạch hoa xà (Plumbago zeylanica) và keo (Aacacia catechu) để điều trị bệnh viêm tử cung cho bò thông báo với các tính chất kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virus và kháng viêm của các hoạt chất có trong các chiết xuất từ các thảo dược trên, chúng đều có khả năng điều trị bệnh viêm tử cung cho bò. Sử dụng chiết xuất từ tỏi và hormone PGF2α để điều trị bệnh viêm tử cung cho bò, Sarkar et al. (2006)

cho thấy tỷ lệ bò khỏi bệnh ở hai nhóm là tương đương nhau. Marquez et al. (2007) thông báo dịch chiết xuất từ cây sim (Montanoa tomentosa) cho hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa cao và không làm ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng. Cui et al. (2014) cho biết dịch chiết từ cây ích mẫu (Herba Leonuri), đương qui (Angelicae Sinensis Radix), hồng hoa (Flos Carthami), cỏ gấu (Rhizoma Cyperi) và mộc dược (Myrrha) hòa tan trong cồn 700 làm tăng nhanh quá trình đào thải nhau thai ở bò bị sát nhau. Esparza-Borges et al. (1996) cho biết dịch chiết của tỏi (Allium sativum, L), khuynh diệp (Eucalyptus globules) và rau khúc (Gnaphalium conoideum) có tác dụng rút ngắn thời gian động dục lại sau đẻ của bò bị viêm tử cung.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu về bệnh viêm tử cung bò ở Việt Nam

Ở Việt Nam trong những năm gần đây bệnh viêm tử cung thường xuyên sảy ra trên đàn bò thịt cũng như bò sữa gây ảnh hưởng lớn đến năng xuất sinh sản gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Chính vì vậy bệnh viêm tử cung đã và đang được các nhà chuyên môn tập trung nghiên cứu trên nhiều khía cạnh. Một số tác giả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa: Nguyễn Văn Thanh và Lê Trần Tiến (2007) thông báo tỷ lệ mắc viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh trung bình là 21,32%, tại khu vực đồng bằng sông Hồng tác giả Phạm Trung Kiên (2012) cho biết tỷ lệ viêm tử cung trên đàn bò sữa trung bình là 22,88%, ở một nghiên cứu khác, khi khảo sát tình hình mắc bệnh đường sinh dục của đàn bò sữa tại một số cơ sở giết mổ thuộc thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh, tác giả Nguyễn Văn Thanh (2007) cho biết, trong các bệnh sinh sản của bò sữa, bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất, 47,23%. Nguyễn Thị Thúy (2017) thông báo tỷ lệ bò mắc bệnh viêm tử cung tại huyện Ba Vì, Hà Nội trung bình 24,61% cùng vào thời gian này tác giả Đỗ Quốc Trinh (2017) cho biết: tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng là khá cao, trung bình chiếm 23,75% giao động từ 19,72% đến 27,74%. Bệnh thường mắc ở những bò đẻ lứa đầu, những bò đã đẻ nhiều lứa và những bò có sản lượng sữa cao. Tỷ lệ mắc bệnh ở các mùa là khác nhau, cao nhất vào mùa hè chiếm 28,35% và thấp nhất là mùa thu chiếm 19,63 %, tỷ lệ bệnh ở giai đoạn sau khi sinh chiếm 31,69% cao hơn nhiều so với giai đoạn chờ phối chiếm 14,61%.

Nguyễn Ngọc Sơn và cs. (2016) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bò sữa thông báo các yếu tố: giống, mùa vụ, lứa

đẻ,sản lượng sữa và các bệnh sản khoa như đẻ khó, sát nhau, viêm âm môn tiền đình âm đạo có ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn bò sữa. Tác giả Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) nghiên cứu thành phần, số lượng và tính mẫn cảm với kháng sinh của một số vi khuẩn hiếu khí được phân lập từ dịch tử cung bò sữa thông báo: số lượng vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung bị viêm tăng lên gấp nhiều lần số lượng vi khuẩn có trong dịch tử cung của bò không bị viêm và ở dịch viêm tử cung vi khuẩn StaphylococcusStreptococcus

được phát hiện ở 100% mẫu bệnh phẩm đồng thời cho biết tính mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn hiếu khí được phân lập từ dịch tử cung bò sữa là không cao. Gần đây, với mục tiêu giảm thiểu việc dùng kháng sinh trong điều trị bệnh sinh sản của vật nuôi một số tác giả đã tập trung nghiên cứu về tính kháng khuẩn của một số thảo dược đối với vi khuẩn gây viêm tử cung bò. Tác giả Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi đến hiệu suất chiết và tác dụng diệt khuẩn invitro của cao khô dịch chiết cây đơn đỏ

(Excoecaria cochinchinensis Lour) với vi khuẩn Staphylococcus spp

Streptococcus spp, phân lập từ dịch viêm tử cung bò. Tác giả Nguyễn Thị Thúy “Nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn invitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung bò bằng nano bạc và dịch chiết cây Bồ Công Anh Lactuca indica L”. Nguyễn Thị Thanh Hà và cs. (2017) nghiên cứu khả năng ức chế invitro của dịch chiết một số thảo dược đối với vi khuẩn Streptococcus spp, Staphylococcus spp

phân lập từ dịch viêm tử cung bò. Nguyễn Văn Thanh (2018) nghiên cứu tính kháng khuẩn của cây Bồ công anh đối với vi khuẩn Streptococcus spp., Staphylococcus spp phân lập từ dịch viêm tử cung bò.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông hồng và thử nghiệm điều trị bệnh bằng chế phẩm có nguồn ngốc thảo dược (Trang 30 - 32)